E ngại trình báo vấn đề
Tháng Chín năm 2021, tôi đang rao giảng Phúc Âm trong hội thánh. Sau một thời gian, tôi nhận ra người giám sát công tác Phúc Âm không mang bất kỳ gánh nặng nào trong bổn phận cả, và trong một thời gian dài, chị ấy chẳng hỏi han gì về tình hình bổn phận của chúng tôi. Mỗi lần ghé qua, chị ấy chỉ làm qua loa và không bao giờ giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào. Chị ấy chẳng giúp ích hay mang lại lợi ích gì cho bổn phận của chúng tôi. Lúc đầu, tôi nghĩ, vì chị ấy mới bắt đầu giám sát công tác Phúc Âm, nên chắc chưa quen, việc chị ấy mất phương hướng một thời gian cũng là bình thường, và rằng sau một thời gian thực hành, chị ấy sẽ biết làm. Nhưng sau một thời gian, tôi thấy mọi chuyện không như mình tưởng.
Có lần, gặp khó khăn trong công tác Phúc Âm, nên chúng tôi đã gửi thư đến người giám sát để tìm giải pháp. Nhưng thư hồi đáp của chị ấy chẳng có quan điểm hay đề xuất gì rõ ràng cả. Chị ấy chỉ gửi cho chúng tôi đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời chẳng liên quan gì đến vấn đề của chúng tôi. Tôi thấy việc này thật không thể tin nổi. Sao người giám sát này lại làm bổn phận quá chiếu lệ như vậy chứ? Chị ấy thường không thể tìm ra được vấn đề gì khi theo dõi công việc, và khi chúng tôi chủ động tìm hỏi chị ấy, thì chị lại không có quan điểm hay đề xuất nào rõ ràng. Chị ấy thật quá vô trách nhiệm. Lúc đầu, tôi muốn đề cập chuyện này với chị ấy trong một cuộc họp, nhưng tôi có chút e dè. Liệu chị ấy có nói tôi ngạo mạn không? Rằng tôi đang đòi hỏi quá nhiều? Rằng ý định của tôi là nhắm vào điểm yếu của chị ấy. Nếu chị ấy không chấp nhận những gì tôi nói mà thay vào đó truy cứu trách nhiệm của tôi, thì chẳng phải là tôi chỉ đang chuốc lấy rắc rối sao? Nghĩ vậy, tôi mất hết dũng khí đề cập chuyện đó với chị ấy. Sau đó, khi chúng tôi gặp nhau, tôi đã nói giảm đi vấn đề, và chỉ nhắc nhở chị ấy: “Nếu có thời gian, chị hãy theo dõi công việc của chúng tôi, xem liệu có vấn đề gì không”. Nhưng nào ngờ, chị ấy nói: “Mọi người đã làm công tác Phúc Âm bao lâu nay và hiểu mọi nguyên tắc rõ hơn tôi, cũng đang có kết quả tốt nữa. Tôi chỉ ở đây để học hỏi mọi người mà thôi”. Sau đó, hễ tôi nhắc chị ấy chú ý hơn đến công việc của chúng tôi, là chị ấy luôn chỉ nói những điều như vậy. Tôi thầm nghĩ: “Chị ấy không làm bất cứ công tác thực tế nào và luôn bao biện cho bản thân. Đó không phải là tiếp nhận lẽ thật”. Công việc chính của người giám sát là tìm ra và giải quyết các vấn đề, khó khăn thực tế mà các anh chị em gặp phải trong bổn phận, giám sát và theo dõi công tác. Nhưng chị ấy không tìm ra hay giải quyết được vấn đề gì, nên chị ấy không có khả năng làm bất kỳ công tác thực tế nào. Nếu cứ tiếp tục thế này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công tác Phúc Âm. Sau đó, tôi muốn nhắc lại chuyện này với chị ấy, để chị ấy nhận thức được vấn đề của mình và nhanh chóng sửa đổi. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Trước kia mình cũng từng là một người giám sát, và đã bị cách chức vì không thể làm công tác thực tế. Nếu mình cứ gặp chị ấy ý kiến ý cò, thì chị ấy có nghĩ mình coi trọng địa vị quá không? Rằng mình cảm thấy bất công vì không được làm người giám sát, nên cố tình bới lông tìm vết? Liệu chị ấy có nghĩ xấu và tước mất bổn phận của mình không? Tốt hơn là thôi đi. Có lẽ chị ấy chưa tiếp xúc nhiều với công việc. Có thể chị ấy sẽ ổn nếu mình chờ cho chị ấy quen việc hơn”. Vì vậy tôi đã không nhắc đến chuyện này với chị ấy nữa.
Một thời gian sau, chúng tôi đã gặp một số vấn đề trong công tác Phúc Âm và tìm xin chị ấy giúp đỡ. Nhưng chị ấy vẫn cứ gạt chuyện đó sang một bên và để chúng tôi tự giải quyết lấy. Một lần khác, tôi tình cờ nghe thấy chị ấy nói rằng vì chị ấy không hiểu rõ chi tiết về việc chúng tôi thu phục các tín hữu, nên khi lãnh đạo hỏi thì chị ấy chỉ lấy đại một con số để báo cáo, dẫn đến sự khác biệt lớn so với con số thực tế. Tôi đã rất tức giận khi nghe thấy vậy. Tháng nào chúng tôi cũng nói với chị ấy tình hình cụ thể về công tác Phúc Âm, còn nhắc chị ấy theo dõi, hướng dẫn thêm công việc của chúng tôi, nhưng chị ấy thậm chí không biết có bao nhiêu người mới gia nhập hội thánh trong tháng. Chị ấy đang làm công tác thực tế thế nào vậy chứ? Với kiểu thái độ làm bổn phận như này, làm sao chị ấy có thể làm giám sát được? Chả trách chị ấy không thể tìm ra bất cứ vấn đề nào. Khi suy xét tất cả những hành vi này, tôi cảm thấy người giám sát này không thể làm được công tác thực tế, chị ấy là một lãnh đạo giả, không phù hợp giám sát công tác Phúc Âm. Lúc này, tôi rất muốn viết một lá đơn trình báo vấn đề của chị ấy, nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Nếu người giám sát biết mình là người đã tố cáo chị ấy, liệu chị ấy có nghĩ mình cố tình bắt lỗi và làm khó chị ấy không? Sau đó, nếu chị ấy nói xấu mình với lãnh đạo, liệu lãnh đạo có thuyên chuyển hay cách chức mình không?”. Nghĩ vậy, tôi lại chùn bước lần nữa. Vài ngày sau, tôi nghe nói chị Lưu từ một nhóm khác nói về việc người giám sát này chưa từng giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào của họ. Khi họ báo cho chị ấy về một thành viên trong nhóm có tâm tính ngạo mạn, bị ám ảnh bởi địa vị, thường nhắm vào điểm yếu của người khác, công kích và kìm kẹp họ, và đã quấy phá mọi người thực hiện bổn phận, nhưng người giám sát này cứ thế cho qua chuyện, chẳng xem trọng chuyện đó. Cuối cùng, cách duy nhất để giải quyết vấn đề đó là báo cáo lên lãnh đạo. Tôi cảm thấy rất tội lỗi khi nghe chị Lưu nói vậy. Từ lâu tôi đã biết người giám sát này có vấn đề, nhưng để bảo vệ mình, tôi đã chẳng nói gì cả. Tại sao tôi lại không thể thực hành lẽ thật và bảo vệ công tác của hội thánh chứ?
Trong khi tĩnh nguyện tôi đã đọc được vài đoạn lời này của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Cũng có một số lãnh đạo giả có chút tố chất và có thể làm được chút việc, biết một chút nguyên tắc đối nhân xử thế, nhưng sợ gây xúc phạm, cho nên không dám chế ngự những kẻ tà ác và những kẻ địch lại Đấng Christ. Họ sống theo các triết lý Sa-tan, lánh xa những vấn đề không phải là mối quan tâm cá nhân của họ. Họ không quan tâm đến việc liệu công tác của hội thánh có hiệu quả hay không, cũng như không quan tâm đến việc sự phương hại là lớn đến mức nào đối với dân sự được Đức Chúa Trời chọn trong lối vào sự sống của những người đó; họ nghĩ những điều như vậy không liên quan gì đến họ. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của một lãnh đạo giả như vậy, trật tự bình thường của đời sống hội thánh không được duy trì, và các bổn phận cũng như lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn không được đảm bảo. Bản chất của vấn đề này là gì? Không phải là những lãnh đạo giả như vậy không làm được việc vì tố chất của họ kém, vậy thì họ giả theo cách nào? Họ giả ở chỗ rằng nhân tính của họ có vấn đề. Trong nhiệm kỳ lãnh đạo của họ, không thể có lấy một giải pháp nào cho vấn đề những kẻ tà ác và những kẻ địch lại Đấng Christ đang phá vỡ và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh. Một số anh chị em bị tổn hại rất nhiều vì điều này, và đó là một trở ngại to lớn đối với công tác của hội thánh. Loại lãnh đạo giả này nhận thấy một vấn đề và thấy ai đó gây ra sự phá vỡ và nhiễu loạn, và họ biết trách nhiệm của họ là gì, họ nên làm gì và họ nên làm như thế nào, thế nhưng họ không làm gì cả. Họ giả câm giả điếc, không nghe cũng không hỏi han bất cứ điều gì, cũng không báo cáo sự việc với cấp trên. Họ giả vờ như họ không biết gì và không thấy gì cả. Chẳng phải đây là một vấn đề trong nhân tính của họ sao? Nguyên tắc lãnh đạo của họ là gì? ‘Tôi không gây phá vỡ hoặc nhiễu loạn, nhưng tôi sẽ không làm bất cứ điều gì gây xúc phạm, hoặc bất cứ điều gì tấn công nhân phẩm của người khác. Cứ xem như tôi là lãnh đạo giả đi, tôi vẫn sẽ không làm bất cứ điều gì gây xúc phạm. Tôi cần chừa cho mình một lối thoát’. Đây là loại lô-gic gì? Đó là lô-gic của Sa-tan. Và kiểu tâm tính này là gì? Chẳng phải đó là rất lảng tránh và giả dối sao? Một người như vậy không có chút chân thành nào trong cách đối xử của họ với sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời; họ luôn xảo trá, láu cá trong việc thực hiện bổn phận, với rất nhiều sự toan tính bẩn thỉu, nghĩ đến bản thân họ trong mọi việc. Họ không mảy may để tâm đến công tác của hội thánh và không hề có lương tâm hay lý trí. Họ hoàn toàn không thích hợp cho công việc lãnh đạo. … Trong lòng Ta, cho dù loại người này có vẻ trung thành đến mức nào, hay được điều tiết tốt, hay lầm lì, hoặc chăm chỉ và có năng lực ra sao, thì việc họ hành động không có nguyên tắc và không nhận trách nhiệm về công tác của hội thánh buộc Ta phải ‘nhìn họ bằng cặp mắt khác’, như vốn dĩ. Tóm lại, Ta sẽ định nghĩa loại người này. Họ có thể không mắc bất kỳ sai lầm lớn nào, nhưng họ rất lảng tránh và giả dối; họ hoàn toàn không nhận lấy bất cứ trách nhiệm nào, cũng như không gìn giữ công tác của hội thánh. Họ không có nhân tính. Ta cảm thấy rằng họ như một loại thú vật – về sự xảo quyệt của họ, họ hơi giống loài cáo” (Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Một khi lẽ thật đã trở thành sự sống trong ngươi, khi ngươi quan sát thấy một người nào đó phạm thượng đối với Đức Chúa Trời, không kính sợ Đức Chúa Trời, bất cẩn và chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận của họ, hoặc người nào đó làm gián đoạn và cản trở công tác của hội thánh, ngươi sẽ phản ứng theo các nguyên tắc của lẽ thật, sẽ có thể xác định và phơi bày họ khi cần thiết. Nếu lẽ thật chưa trở thành sự sống của ngươi, và ngươi vẫn sống trong tâm tính Sa-tan của mình, thì khi ngươi phát hiện ra những kẻ ác và ma quỷ, những kẻ gây gián đoạn và quấy rầy đến công tác của hội thánh, thì ngươi sẽ giả mù giả điếc; ngươi sẽ tảng lờ chúng mà không bị lương tâm trách móc. Thậm chí ngươi sẽ nghĩ rằng bất cứ ai đang gây nhiễu loạn đến công tác của hội thánh thì chẳng liên quan gì đến ngươi. Cho dù công tác của hội thánh và những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có bị ảnh hưởng đến đâu, ngươi cũng không quan tâm, can thiệp hoặc cảm thấy tội lỗi – điều này khiến ngươi trở thành một người không có lương tâm hoặc ý thức, một kẻ chẳng tin, một kẻ phục vụ. Ngươi ăn của Đức Chúa Trời, uống của Đức Chúa Trời và tận hưởng tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, ấy thế mà lại cảm thấy rằng bất kỳ sự tổn hại nào đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đều không liên quan đến ngươi – điều này khiến ngươi trở thành kẻ phản bội ăn cháo đá bát. Nếu ngươi không bảo vệ những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời thì ngươi thậm chí có phải là con người không? Đây là một con quỷ đã len lỏi vào hội thánh. Ngươi giả vờ tin Đức Chúa Trời, giả vờ là người được chọn, và ngươi muốn ăn bám trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi không sống cuộc sống của một con người, và rõ ràng là một trong những kẻ chẳng tin” (Chỉ những ai thực sự quy phục Đức Chúa Trời mới có lòng kính sợ Ngài, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi vô cùng đau khổ. Đặc biệt là khi đọc đoạn này: “họ không có nhân tính”, “sự mưu chước của họ, họ hơi giống loài cáo”, “đây là một con quỷ đã len lỏi vào hội thánh” và “những kẻ chẳng tin”, tôi cảm thấy tâm tính của Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm. Đức Chúa Trời cực kỳ căm ghét và ghê tởm những kẻ dối trá. Ngài định nghĩa những người này là con quỷ và kẻ chẳng tin. Tôi cảm thấy cực kỳ sợ hãi và tội lỗi, cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đang trực tiếp vạch trần và lên án tôi. Nghĩ lại hành vi của mình, rõ ràng là tôi đã thấy người giám sát đó làm bổn phận qua loa và không làm công tác thực tế, và nhiều lần tôi muốn nói với chị ấy chuyện này, nhưng tôi luôn quá cẩn trọng, sợ chị ấy sẽ bảo tôi là kẻ kiêu ngạo, vô lý, nên tôi không dám nói. Thậm chí khi có nói với chị ấy thì tôi cũng luôn nói giảm và không dám nêu rõ vấn đề, thậm chí còn khích lệ chị ấy, dù biết chị ấy có tội, chỉ để tôi có thể bảo vệ danh tiếng và mối quan hệ của mình với chị ấy. Sau đó, tôi xác định được rằng chị ấy là một người làm công giả không thể làm công tác thực tế, rằng chị ấy nên bị thuyên chuyển hoặc cách chức, và để bảo vệ công tác của hội thánh, chị ấy phải bị vạch trần và tố cáo. Nhưng tôi lo chị ấy sẽ nói tôi đang tranh giành địa vị và cố tình làm khó chị ấy, và rằng chị ấy sẽ đàn áp tôi. Nên vì để bảo vệ mình, tôi đã vờ như không biết gì, và cứ trơ mắt nhìn công tác Phúc Âm bị cản trở mà không trình báo gì cả. Tôi thật quá gian dối, ích kỷ và đáng khinh! Tôi không có chút lòng thành nào đối với Đức Chúa Trời. Nghĩ lại bao năm tin vào Đức Chúa Trời, tận hưởng sự chu cấp của rất nhiều lời Ngài, sao tôi lại có thể trơ mắt nhìn công tác của hội thánh bị tổn hại và chỉ muốn bảo vệ mình chứ không bảo vệ công tác của hội thánh chứ? Nếu tôi báo cáo vấn đề của người giám sát sớm hơn, thì chị ấy đã không làm đình trệ hay cản trở công tác của hội thánh rồi.
Trong cơn khổ sở tự trách mình, tôi đã thấy đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Trong nhiều năm, những suy nghĩ mà con người dựa vào vì sự sống còn của họ đang ăn mòn tâm hồn họ đến mức họ đã trở nên gian dối, hèn nhát và đáng khinh. Họ không những thiếu ý chí và quyết tâm, mà còn trở nên tham lam, kiêu ngạo và ngoan cố. Họ hoàn toàn không có bất kỳ quyết tâm nào để vượt qua bản ngã, và hơn thế nữa, họ không có một chút can đảm nào để rũ bỏ sự ràng buộc của những thế lực tối tăm. Những tư tưởng và đời sống của con người mục nát đến nỗi những quan điểm của họ về việc tin vào Đức Chúa Trời vẫn còn đáng ghê tởm không thể chịu được, và ngay cả khi con người nói đến quan điểm của họ về niềm tin nơi Đức Chúa Trời thì hoàn toàn không thể nghe được. Hết thảy mọi người đều hèn nhát, bất tài, ti tiện và yếu đuối. Họ không cảm thấy kinh tởm các thế lực của bóng tối, và họ không cảm thấy yêu sự sáng và lẽ thật; thay vào đó, họ làm hết sức mình để trục xuất chúng” (Tại sao ngươi không sẵn sàng là một vật làm nền? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình đã bị Sa-tan làm bại hoại trầm trọng và các chất độc của Sa-tan đã bén rễ sâu vào trái tim tôi. Những triết lý Sa-tan như “Hãy tự bảo vệ mình trước, mong cầu không bị đổ lỗi”, “Càng ít chuyện càng tốt”, “Chim ló đầu thì bị bắn”, “Cẩn tắc vô áy náy”, đã trở thành bản tính của tôi và là quy luật để tôi sống theo, chúng kiểm soát tôi chặt chẽ, khiến tôi chỉ nghĩ đến tư lợi khi nói và làm. Tôi thậm chí còn trơ mắt nhìn khi một giám sát viên không làm công tác thực tế làm đình trệ và ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Tôi đã giả ngốc, không nói gì và không hề bảo vệ công tác của hội thánh. Tôi đã vô tình đứng về phía Sa-tan và hành động như đồng phạm của nó. Đức Chúa Trời thực sự ghê tởm tôi! Tôi nhận ra những triết lý trần tục này là những lời ngụy biện, dối trá mà Sa-tan dùng để lừa gạt và làm con người bại hoại. Bằng cách sống theo những thứ này, tôi chỉ có thể ngày càng gian dối, tà ác, ích kỷ và đáng khinh hơn. Để bảo vệ tư lợi, tôi đã đề phòng Đức Chúa Trời và mọi người, và dù chuyện gì làm gián đoạn hay xáo trộn hội thánh, tôi cũng không quan tâm, thờ ơ và hờ hững. Lẽ thật mà tôi nên thực hành lại không được thực hành, bổn phận mà tôi nên thực hiện lại không được thực hiện, và tôi chẳng có chút lương tâm, lý trí, nhân tính hay phẩm giá nào cả. Nếu không ăn năn, cuối cùng tôi sẽ bị Đức Chúa Trời khinh ghét và loại bỏ. Càng nghĩ, tôi càng thấy ân hận. Tôi cảm thấy mình đã bị Sa-tan làm bại hoại trầm trọng đến nỗi chẳng có chút nhân tính nào. Tôi vô cùng căm ghét bản thân. Nhưng đồng thời, tôi cũng quyết tâm thực hành lẽ thật. Tôi không thể cứ mãi vô lương tâm như vậy được. Tôi phải chú ý đến ý muốn của Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật, và trình báo vấn đề của người giám sát lên lãnh đạo càng sớm càng tốt. Sau đó, tôi đã trình báo việc người giám sát không làm công tác thực tế lên lãnh đạo.
Sau khi gửi báo cáo, tôi cảm thấy như trút được một gánh nặng lớn. Nhưng sau hai, ba ngày gì đó, lãnh đạo vẫn không hồi đáp, tôi lại không khỏi cảm thấy lo âu. Liệu lãnh đạo có đọc bản trình cáo rồi nghĩ tôi đang tranh giành địa vị, hay đang cố tình bới lông tìm vết không? Liệu anh ấy có quy kết tôi là kẻ hành ác và khai trừ tôi không? Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy thót tim. Tôi đã cởi mở với chị Lưu về trình trạng của mình. Chị ấy nói: “Chẳng phải anh đang phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời và sự thật rằng trong nhà Ngài, lẽ thật tể trị sao? …”. Nói xong, chị ấy chọn ra một đoạn lời Đức Chúa Trời và đọc cho tôi nghe. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những người như vậy là những kẻ địch lại Đấng Christ luôn có những quan niệm, thách thức và sự chống đối đối với sự công chính và tâm tính của Đức Chúa Trời. Họ nghĩ: ‘Đức Chúa Trời công chính chỉ là lý thuyết thôi. Trên đời này thực sự có thứ gọi là sự công chính sao? Bao nhiêu năm sống trên đời này, tôi chưa một lần tìm ra hay nhìn thấy nó. Thế giới thật tối tăm và tà ác, và những kẻ tà ác cùng ma quỷ đang rất thuận lợi, sống thỏa mãn. Tôi chưa thấy họ nhận quả báo. Tôi không thể thấy sự công chính của Đức Chúa Trời ở đâu trong chuyện này cả; tôi tự hỏi, liệu sự công chính của Đức Chúa Trời có thực sự tồn tại không? Ai đã thấy nó? Không ai thấy cả, và không ai có thể chứng thực cả’. Đây là những gì họ thầm nghĩ. Họ không tiếp nhận mọi công tác của Đức Chúa Trời, mọi lời Ngài, và mọi sự sắp đặt của Ngài trên nền tảng niềm tin rằng Ngài là công chính, mà luôn nghi ngờ và xét đoán, luôn đầy những quan niệm, là điều mà họ không bao giờ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Đây luôn là cách những kẻ địch lại Đấng Christ tin vào Đức Chúa Trời. Họ có đức tin thật nơi Đức Chúa Trời không? Không. Những kẻ địch lại Đấng Christ luôn giữ thái độ nghi ngờ khi nói đến sự công chính của Đức Chúa Trời. … Ví dụ, khi một vấn đề nảy sinh trong công tác của hội thánh, bất kể mức độ nghiêm trọng của trách nhiệm cũng như hậu quả là gì, phản ứng đầu tiên của kẻ địch lại Đấng Christ là chối sạch và đổ trách nhiệm sang chỗ khác. Để không phải chịu trách nhiệm, họ thậm chí sẽ đánh lạc hướng ra khỏi họ, nói một vài điều đúng đắn, nghe có vẻ hay ho và làm ỏm tỏi bên ngoài để che đậy sự thật của vấn đề. Trong những lúc bình thường, mọi người không thể nhìn thấy, nhưng khi có điều gì đó xảy ra với họ, sự xấu xa của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ bị lộ ra. Giống như một con nhím dựng hết gai lên lên, họ bảo vệ bản thân bằng tất cả sức mạnh của mình, không muốn phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Đây là loại thái độ gì? Chẳng phải đó là thái độ không tin Đức Chúa Trời là công chính sao? Họ không tin rằng Đức Chúa Trời dò xét tất cả, hay rằng Ngài là công chính; họ muốn sử dụng các phương pháp của riêng họ để bảo vệ bản thân. Họ tin rằng: ‘Nếu tôi không tự bảo vệ mình thì sẽ không ai bảo vệ tôi cả. Đức Chúa Trời cũng không thể bảo vệ tôi. Họ nói Ngài công chính, nhưng khi mọi người gặp khó khăn, liệu Ngài có thực sự đối xử công bằng với họ không? Không đời nào – Đức Chúa Trời không làm điều đó’. Khi gặp khó khăn hoặc bị bức hại, họ cảm thấy không được giúp đỡ, và nghĩ: ‘Vậy, Đức Chúa Trời ở đâu? Mọi người không thể nhìn thấy Ngài hay chạm vào Ngài. Không ai có thể giúp tôi cả; không ai có thể mang đến công lý cho tôi và đảm bảo nó được thực hiện cả’. Họ nghĩ rằng cách duy nhất để tự bảo vệ mình là sử dụng các phương pháp của riêng họ, rằng nếu không, họ sẽ bị thua thiệt, bị bắt nạt và bức hại – và rằng nhà Đức Chúa Trời cũng không ngoại lệ. … Họ chỉ quan tâm đến việc theo đuổi thanh thế và địa vị của mình, và không hề làm bất cứ điều gì để duy trì công tác của hội thánh. Ai làm điều gì xấu và làm tổn hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, họ cũng không vạch trần hay báo cáo, mà làm như họ không nhìn thấy. Nhìn vào các nguyên tắc xử lý sự việc và đối xử với những gì xảy ra xung quanh họ, họ có biết gì về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không? Họ có bất kỳ đức tin nào không? Họ không có. ‘Không’ ở đây không có nghĩa là họ không hay biết về điều đó, mà là họ nghi ngờ tâm tính công chính của Đức Chúa Trời trong lòng. Họ không tiếp nhận và cũng không thừa nhận rằng Đức Chúa Trời là công chính” (Mục 10. Họ khinh miệt lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời mặc khải rằng bản tính của những kẻ địch lại Đấng Christ là cực kỳ lươn lẹo và dối trá. Họ quan sát mọi việc và con người bằng sự hiểu biết của họ, và tiếp cận vấn đề bằng thái độ nghi ngờ. Họ không tin vào quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, hay Đức Chúa Trời dò xét mọi sự, huống hồ là tâm tính Đức Chúa Trời là công chính. Vậy nên, khi thấy điều gì đó gây hại cho công tác của hội thánh, họ luôn bảo vệ bản thân và tư lợi, chứ không hề thực hành lẽ thật. Kiểu như nếu họ không cẩn thận và bảo vệ mình, thì họ sẽ bị đàn áp, trừng phạt vậy. Tôi ngẫm thấy mình cũng giống hệt một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi không tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, hay lẽ thật và sự công chính tể trị trong nhà Ngài. Tôi thấy người giám sát không làm công tác thực tế, nhưng lại luôn lo lắng thái quá và không dám trình báo. Thậm chí khi cuối cùng lấy được dũng khí để viết đơn trình cáo, nhưng vì không có hiểu biết thực sự về sự công chính của Đức Chúa Trời, nên khi thấy lãnh đạo không hồi đáp sau vài ngày, tôi trở nên nghi ngờ và đề phòng. Tôi sợ lãnh đạo sẽ không giải quyết người làm công giả đó, và tôi sẽ bị khai trừ như một kẻ hành ác lợi dụng điểm yếu của người khác. Tôi thực sự quá gian trá! Tôi đã không có chút đức tin nào nơi Đức Chúa Trời! Chẳng phải tôi đang phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời và quyền tối thượng của Ngài đối với mọi sự sao? Tôi đã nhìn sự sắp đặt của Đức Chúa Trời đối với mọi sự từ quan điểm của một kẻ chẳng tin, và tôi đã nghi ngờ, đề phòng các lãnh đạo của hội thánh. Tôi nghĩ hội thánh cũng bất công và bất chính như thế giới ngoài kia. Vậy mà là tin vào Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải đây là vu khống và báng bổ Đức Chúa Trời sao?
Sau đó, tôi đã nhớ lại những lời này của Đức Chúa Trời: “Lẽ thật có ưu ái ai không? Lẽ thật có thể cố ý chống lại con người không? Nếu ngươi tìm kiếm lẽ thật, điều đó có thể làm ngươi choáng ngợp không? Nếu ngươi kiên định vì công lý, công lý có hạ gục ngươi không? Nếu ngươi thực sự khao khát theo đuổi sự sống, liệu sự sống có thể né tránh ngươi?” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Làm sao một trong những người thật sự tìm kiếm Đức Chúa Trời lại có thể bị Đức Chúa Trời rủa sả được? Làm sao một người có ý thức tốt và lương tâm nhạy cảm lại có thể bị Đức Chúa Trời rủa sả được? Làm sao một người thực sự thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời lại có thể bị ngọn lửa thạnh nộ của Ngài thiêu rụi được? Làm sao một người vui vẻ vâng lời Đức Chúa Trời lại có thể bị đá ra khỏi nhà Đức Chúa Trời được? Làm sao một người yêu thương Đức Chúa Trời không biết bao nhiêu cho đủ có thể sống trong sự trừng phạt của Đức Chúa Trời được? Làm sao một người vui vẻ từ bỏ mọi thứ vì Đức Chúa Trời có thể không còn lại gì được?” (Có một tâm tính không thay đổi là thù nghịch với Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy, thực chất của Đức Chúa Trời là công chính và thành tín. Lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ là để con người thực hành và sống thể hiện ra. Việc mưu cầu, thực hành lẽ thật, và bảo vệ công tác của hội thánh tất nhiên là một điều tích cực, và được Đức Chúa Trời chấp thuận. Đặc biệt, việc báo cáo và vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ, hành ác, lãnh đạo và người làm công giả được Đức Chúa Trời chấp thuận và là việc làm tốt đẹp, chính đáng. Thử nghĩ mà xem, đã có ai thực hành lẽ thật và có ý thức công lý từng bị khai trừ khỏi hội thánh chưa? Đã có ai mưu cầu và yêu lẽ thật từng bị Đức Chúa Trời bỏ rơi hay gạt bỏ chưa? Trái lại, những người thực hành lẽ thật không những không bị đàn áp hay tẩy chay, mà họ còn nhận được sự bảo vệ, chấp thuận và tôn trọng của các anh chị em. Kể cả nếu có vài người bị những kẻ địch lại Đấng Christ và hành ác đàn áp và trừng phạt vì thực hành lẽ thật, thì đó cũng chỉ là tạm thời, và những kẻ địch lại Đấng Christ, hành ác này sẽ bị vạch trần, khai trừ hoặc thanh trừ khỏi hội thánh. Hơn nữa, những người bị những kẻ địch lại Đấng Christ và hành ác đàn áp sẽ có được những thu hoạch thực sự thông qua việc cầu nguyện với Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật. Họ không những sẽ đạt được khả năng nhận định về những kẻ hành ác và địch lại Đấng Christ, mà còn đạt được chút hiểu biết và trải nghiệm về quyền tối thượng toàn năng của Đức Chúa Trời. Những điều này tỏ lộ toàn bộ tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, và rằng lẽ thật cũng như sự công chính tể trị trong nhà Đức Chúa Trời. Trong nhà Đức Chúa Trời, chỉ có những kẻ địch lại Đấng Christ và những người có ý định hành ác mới bị hội thánh thanh trừ hoặc khai trừ. Việc tôi báo cáo vấn đề của người giám sát không hề có ý định xấu gì cả, cũng không cố tình nhắm vào điểm yếu của chị ấy. Tôi làm vậy là vì nghĩ cho công tác của hội thánh. Những việc tôi trình báo đều là sự thật khách quan và không hề cố vu oan cho chị ấy. Hành động của tôi là có lợi, chứ không phải có hại, cho cả người giám sát và công tác của hội thánh. Nếu chị ấy là người có thể mưu cầu và tiếp nhận lẽ thật, thì khi bị tố cáo, chị ấy sẽ có thể kiểm điểm bản thân và rút ra bài học. Tình huống này sẽ có lợi cho việc giúp chị ấy thấy rõ hơn thiếu sót và sự bại hoại của mình, và thúc đẩy lối vào sự sống của chị ấy. Nếu chị ấy ghét tôi vì chuyện này, thậm chí là đàn áp hay cách chức tôi trong cơn bốc đồng, thì điều này hoàn toàn chứng tỏ chị ấy không yêu hay tiếp nhận lẽ thật, và không phù hợp với chức vụ quan trọng hay để bồi dưỡng. Nhận ra điều này, lòng tôi bừng sáng hơn nhiều và tôi không còn cảm thấy bị kìm kẹp nữa. Việc tố cáo các lãnh đạo và người làm công giả không làm công tác thực tế là trách nhiệm của tôi, là điều tôi nên làm. Dù có gặp phải hậu quả gì, tôi cũng sẽ không bao giờ hối tiếc.
Tối hôm đó, tôi nhận được thư từ lãnh đạo nói rằng người giám sát đó đã bị cách chức. Đọc thư lãnh đạo gửi tôi thực sự rất xúc động. Lẽ thật và sự công chính thực sự ngự trị trong nhà Đức Chúa Trời. Từ tận đáy lòng, tôi đã ngợi ca và tạ ơn Đức Chúa Trời! Qua trải nghiệm này, tôi không những đạt được chút khả năng nhận định các lãnh đạo và người làm công giả, mà còn biết được bản tính của mình gian trá thế nào, và có được chút hiểu biết về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Đây đều là ân điển của Đức Chúa Trời! Sau này, dù có đối mặt với điều gì đi nữa, tôi cũng sẽ sẵn lòng lưu tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật, bảo vệ công tác của hội thánh, hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của mình. Tạ ơn Đức Chúa Trời!
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?