Câu chuyện về cách tôi phối hợp với người mới

21/07/2024

Tháng 4 năm 2020, tôi được chọn làm chấp sự hội thánh. Lúc đầu, tôi khá là lo lắng, sợ làm không tốt công việc. Nhưng nhờ có anh chị em giúp đỡ và hỗ trợ, tôi dần dần nắm vững một số nguyên tắc và thực hiện được chút công tác. Sau đó, tôi được chọn làm lãnh đạo hội thánh và phụ trách nhiều công tác hơn. Đôi khi, lãnh đạo cấp trên còn dành cho tôi những lời có cánh. Ví dụ, anh ấy bảo giao việc cho tôi thì chẳng cần lo lắng gì, chứ giao cho người khác thì phải giám sát nhiều hơn. Nghe những lời đó, tôi cũng cảm thấy bản thân làm rất tốt. Sau này, một người anh em từng được tôi chăm tưới là Christopher cũng được chọn làm lãnh đạo hội thánh. Anh ấy có tố chất trung bình, nhưng rất thích rao giảng phúc âm và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tôi rất vui khi nghe tin anh ấy được chọn, vì tôi đã chăm tưới và bồi dưỡng anh ấy, nên điều này càng chứng tỏ tôi có năng lực làm việc.

Đầu tháng 6 năm 2022, tôi đến một ngôi làng để kiểm tra công tác phúc âm. Vì lý do an toàn, Christopher không thể trực tiếp tham gia, mà chỉ phối hợp với tôi qua mạng và hỏi han về tình hình của tôi ở ngôi làng. Làm vậy sẽ giúp chúng tôi xác định các vấn đề và khắc phục kịp thời. Nhưng lúc đó, tôi cảm thấy Christopher tin Đức Chúa Trời chưa lâu, vừa được chọn làm lãnh đạo và chưa có khả năng thực hiện công tác. Còn tôi đã làm lãnh đạo hơn hai năm và nắm rõ một số nguyên tắc, chính tôi đã chăm tưới cho Christopher, nên tôi không muốn phối hợp với anh ấy, càng không muốn anh ấy can dự vào công tác mà tôi chịu trách nhiệm. Một hôm, Christopher gửi tin nhắn hỏi tôi: “Sắp tới chị có kế hoạch gì cho công tác ở ngôi làng này? Chừng nào có thời gian thì chúng ta cùng nhau thảo luận nhé”. Đọc tin nhắn xong, tôi cảm thấy hơi bị xúc phạm: “Mới được mấy ngày mà anh đã hỏi tiến độ công tác của tôi rồi à? Đâu có nhanh đến vậy? Đây đâu phải công việc duy nhất mà tôi phụ trách”. Tôi không muốn nói nhiều với anh ấy, nên chỉ trả lời rằng: “Tôi mới đến nên chưa bắt đầu sắp xếp công việc”. Anh ấy nói: “Vậy hãy bắt đầu càng sớm càng tốt nhé”. Thấy anh ấy trả lời như vậy, tôi nghĩ thầm: “Anh ta có tố chất kém hơn mình, kinh nghiệm làm việc cũng ít hơn mình, nếu để anh ta phối hợp với mình trong công tác, liệu có mang lại kết quả tốt không?”. Tôi không hài lòng lắm về chuyện này. Sau đó, bất cứ khi nào Christopher đến để cập nhật tình hình công tác của tôi, tôi chỉ muốn ngó lơ anh ấy. Khi làm việc, tôi hầu như không thảo luận gì với anh, cảm thấy dù có bàn bạc thì cũng vô ích, cuối cùng tôi cũng phải tự làm, thế nên tôi tự mình sắp xếp mọi công tác trong làng. Một lần nọ, Christopher nhắn tin bảo tôi: “Hiện nay có vài người mới ở ngôi làng lân cận không dám rao giảng phúc âm vì sợ bị bắt. Những người mới này trước đây rất tích cực, nhưng gần đây họ đã ngừng dự nhóm họp. Chị hãy đến đó để hỗ trợ họ nhé”. Đọc xong tin nhắn, tôi nghĩ bụng: “Còn cần anh phải nói sao? Tất nhiên tôi biết họ cần tôi hỗ trợ, nhưng bây giờ tôi không có thời gian. Muốn đến đó cũng phải đi một quãng đường rất xa, đâu phải nói đi là đi ngay được? Anh nói thì dễ lắm, nhưng cuối cùng người đến đó vẫn là tôi. Dù sao anh cũng chẳng giúp được gì, nói nhiều với anh cũng vô ích. Tôi có ý tưởng và kế hoạch riêng cho những công tác này, chừng nào đi tôi tự biết sắp xếp thời gian, không cần anh hỏi han hay chỉ đạo”. Thế nên tôi trả lời anh ấy: “Chưa có thời gian đi. Những người mới đó ban ngày bận đi làm, nên chưa xếp lịch được”. Christopher đọc xong chỉ trả lời một câu ngắn gọn: “À, được rồi”. Lúc đó, tôi cảm thấy có vẻ anh ấy đang bị tôi kìm kẹp. Nếu là với người khác, chắc chắn Christopher sẽ hỏi thêm chi tiết công tác, nhưng anh ấy lại không dám hỏi thêm sau khi đọc câu trả lời của tôi. Sau đó, về cơ bản, tôi không bàn bạc công việc với Christopher nữa. Mỗi khi anh ấy cố gắng hẹn gặp, tôi đều trả lời: “Tôi còn bận việc khác, chừng nào có thời gian hẵng gặp”. Ngay cả khi có thời gian, tôi cũng không tìm gặp anh ấy mà đi làm việc khác. Dần dà, các anh chị em trong ba nhóm mà tôi phụ trách không thể phối hợp hài hòa với nhau trong bổn phận. Họ đều mạnh ai nấy làm, hiếm khi thảo luận cùng nhau, không khí trong các buổi nhóm họp không sôi động như những hội thánh khác, và kết quả công tác phúc âm cũng rất tệ. Lúc đó, tôi cũng phần nào nhận ra nguyên nhân là do mình đã không phối hợp với Christopher, rằng Đức Chúa Trời đã dùng chuyện này để nhắc nhở tôi, nhưng tôi cứ viện đủ lý do: “Đâu phải mình không muốn phối hợp, tại mình còn phải làm công việc khác và cũng không có nhiều thời gian để thảo luận với anh ấy”. Sau đó, tôi vẫn tiếp tục làm việc một mình. Một lần nọ, Christopher mời tôi họp mặt với những người phụ trách của ba nhóm để tổng kết và thông công về những vấn đề trong bổn phận. Christopher dẫn lời Đức Chúa Trời và nói: “Đức Chúa Trời phán rằng, khi gặp bế tắc trong bổn phận, chúng ta nên dừng lại và tổng kết các vấn đề, xem liệu có bất kỳ sai lệch nào không. Hiện tại, chúng ta không phối hợp hài hòa trong bổn phận, mạnh ai nấy làm, không đồng lòng, cũng chưa thực sự hỗ trợ cho các anh chị em, khiến cho tiến độ công tác bị trì trệ. Trong tương lai, ta nên trao đổi, thảo luận nhiều hơn, phối hợp với nhau để làm tốt công tác”. Họ cũng thông công về những phương pháp thực hành hiệu quả mà các hội thánh khác đã áp dụng, nhưng tôi không muốn nghe nên vẫn tiếp tục thực hành theo cách riêng của mình, kết quả là công tác mà tôi phụ trách không đạt được hiệu quả nào suốt ba tháng liền. Sau đó, năm quan chức ở ngôi làng mà tôi đang sống đã đến thẩm vấn và cố kiểm tra điện thoại của tôi, còn cảnh báo tôi rằng nếu thấy tôi rao giảng phúc âm trong làng thì họ sẽ bắt tôi đem giao cho quan chức huyện, để chính quyền huyện xử lý. Trước những sự việc này, tôi hơi bất ngờ và nghĩ: “Tại sao mọi chuyện lại ra nông nỗi này? Nghĩ lại thì, mấy tháng qua mình không đạt được kết quả gì trong bổn phận, cũng hiếm khi thảo luận công tác với Christopher. Phải chăng Đức Chúa Trời dùng hoàn cảnh này để nhắc nhở mình rút ra bài học? Nếu không phản tỉnh và thay đổi, mình có thể sẽ sớm đánh mất bổn phận này”.

Vào một ngày cuối tháng 8, tôi họp qua mạng với một vài đồng sự để bàn xem mình có nên rời làng hay không. Một trưởng nhóm hỏi tôi: “Chị đã đến ngôi làng này được ba tháng nhưng không đạt được kết quả nào. Chị nghĩ tại sao lại như vậy?”. Tôi bảo rằng mình cũng không chắc lắm. Trưởng nhóm đó nói: “Mọi chuyện ra nông nỗi này, chẳng phải chị nên phản tỉnh một chút về bản thân sao? Các anh chị em phản ánh rằng chị làm việc độc đoán và không phối hợp với mọi người, khi cần thảo luận công tác thì lại chẳng tìm được chị. Ban đầu chúng tôi cử chị đến làng để động viên các anh chị em và đẩy mạnh công tác phúc âm, nhưng chị lại không làm đúng nhiệm vụ của mình”. Một trưởng nhóm khác cũng nói thêm: “Nếu không làm được gì thì hãy quay về đi!”. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng bừng, từng lời họ nói như nhát dao cứa vào tim tôi. Khoảnh khắc đó, tôi chỉ muốn tìm một cái lỗ để chui xuống, trong lòng cảm thấy vô cùng ấm ức: “Đâu phải tôi không phối hợp chút nào, công tác không hiệu quả cũng đâu hoàn toàn là lỗi của tôi. Chính quyền ở đây bách hại chúng tôi rất nặng nề, và tôi còn phải phụ trách các công việc khác nữa, sao lại nói tôi không làm đúng nhiệm vụ chứ?”. Sau đó trưởng nhóm hỏi tôi có ý kiến gì không, nhưng tôi không biết phải nói gì, nên chỉ trả lời: “Tôi đồng ý quay về”. Nói xong, tôi nhanh chóng kết thúc cuộc gọi. Sau khi cúp máy, tôi gục xuống giường và bật khóc. Lời của các trưởng nhóm cứ văng vẳng bên tai tôi: “Nếu không đạt được hiệu quả gì trong công tác, vậy chị còn ở đó để làm gì?” và “Nếu không làm được gì thì hãy quay về đi”. Càng nghĩ tôi càng thấy tiêu cực. Suốt nhiều ngày, tôi không ngừng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, lãnh đạo cũng thông công và hỗ trợ tôi, nhờ vậy tôi mới bình tĩnh lại và phản tỉnh về tình trạng của mình trong khoảng thời gian đó: “Dạo gần đây, việc gì mình cũng tự làm một mình, xem thường Christopher và không muốn thảo luận công tác với anh ấy. Khi Christopher cố bàn chuyện công việc, mình luôn viện cớ đang bận. Thực ra mình chỉ không muốn anh ấy can dự vào công tác của mình. Rõ ràng mình đã chìm trong tâm tính bại hoại và trì hoãn công tác, nhưng khi bị tỉa sửa thì mình liền gân cổ cãi lại, thực sự không có chút lý trí nào”. Nghĩ đến việc các anh chị em nói tôi độc đoán trong bổn phận và không thảo luận công việc với người khác, tôi nhận ra đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nên đã tìm đọc những lời có liên quan của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Bề ngoài, có vẻ như một số kẻ địch lại Đấng Christ có trợ lý hoặc cộng sự, nhưng sự thật là khi điều gì đó thực sự xảy ra, cho dù người khác có thể đúng như thế nào, những kẻ địch lại Đấng Christ cũng không bao giờ lắng nghe những gì người khác nói. Họ thậm chí còn không suy xét, càng không thảo luận hay thông công về điều đó. Họ không hề chú ý đến, như thể những người khác không hiện diện. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ nghe những gì người khác nói, họ chỉ đơn thuần làm chiếu lệ hay diễn kịch để người khác chứng kiến. Nhưng đến thời điểm ra quyết định cuối cùng, thì chính kẻ địch lại Đấng Christ mới là người ra quyết định; lời nói của bất kỳ ai khác đều chẳng là gì, chúng không hề được xét đến. Ví dụ, khi hai người phụ trách một việc gì đó, và một trong số họ có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, thì điều gì được thể hiện ở người này? Cho dù đó là gì, họ và chỉ mình họ là người khởi sự, người đặt câu hỏi, người sắp xếp mọi thứ, và người đưa ra giải pháp. Và hầu hết thời gian, họ hoàn toàn không để cộng sự của họ biết rõ điều gì cả. Cộng sự của họ là gì trong mắt họ? Không phải phụ tá, mà đơn thuần là người hiện diện cho có. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, các cộng sự đơn thuần không tồn tại. Bất cứ khi nào có vấn đề thì kẻ địch lại Đấng Christ đều nghĩ về vấn đề đó, và một khi đã quyết định hướng hành động, họ thông báo cho mọi người khác rằng đây là cách thực hiện sự việc, và không ai được phép đặt câu hỏi. Thực chất của sự hợp tác của họ với những người khác là gì? Về cơ bản, đó là để có tiếng nói quyết định sau cùng, không bao giờ thảo luận vấn đề với bất kỳ ai khác, đơn phương phụ trách công việc, và biến cộng sự của họ thành bù nhìn. Họ luôn hành động một mình và không bao giờ hợp tác với bất kỳ ai. Họ không bao giờ thảo luận hoặc trao đổi về công việc của mình với bất kỳ ai khác, họ thường đưa ra quyết định một mình và xử lý các vấn đề một mình, và trong nhiều việc, những người khác chỉ phát hiện ra mọi thứ đã được hoàn thành hay xử lý như thế nào sau khi chuyện đã xong. Những người khác nói với họ: ‘Tất cả các vấn đề phải được thảo luận với chúng tôi. Anh đã xử lý người đó khi nào? Anh đã xử lý anh ta như thế nào? Làm thế nào mà chúng tôi lại không biết về việc đó?’. Họ không đưa ra lời giải thích cũng như không chú ý gì; đối với họ, các cộng sự của họ không hề có công dụng gì, và chỉ là vật trang trí hay bù nhìn. Khi điều gì đó xảy ra, họ sẽ suy nghĩ kỹ, tự quyết định, muốn làm thế nào thì làm thế đó. Bất kể có bao nhiêu người xung quanh họ thì những người này cũng như thể không có ở đó. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, họ cũng có thể là hư không. Vì vậy, họ có mặt thực tế nào khi cộng tác với những người khác không? Không hề, họ chỉ đang làm lấy lệ và đang đóng kịch. Những người khác nói với họ: ‘Tại sao anh không thông công với mọi người khác khi gặp vấn đề?’. Họ trả lời: ‘Họ thì biết gì? Tôi là trưởng nhóm, quyết định là do tôi’. Những người khác nói: ‘Vậy tại sao anh không thông công với cộng sự của mình?’. Họ trả lời: ‘Tôi đã nói với anh ấy, anh ấy không có ý kiến gì’. Họ dùng việc người khác không có ý kiến và không có chủ kiến như những cái cớ để che giấu hành vi chuyên quyền độc đoán này của họ. Và sau đó cũng không phản tỉnh gì, người như thế càng không thể tiếp nhận lẽ thật. Đây là một vấn đề với bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ(Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ thuận phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời vạch rõ cách những kẻ địch lại Đấng Christ hành động độc đoán, không phối hợp với người khác, thường tự mình đưa ra quyết định và định đoạt mọi thứ, không thảo luận công việc với anh chị em cộng sự, tự quyết định xong thì liền tiến hành ngay. Kẻ địch lại Đấng Christ cũng không tiếp nhận những đề xuất hay của người khác, xem thường mọi người và cảm thấy ý tưởng của mình là hay nhất. Trong mắt những kẻ địch lại Đấng Christ, các anh chị em cộng sự chỉ là những kẻ dư thừa, là vật làm nền. Tôi nhận ra mình đã hành động như kẻ địch lại Đấng Christ: Từ khi bắt đầu cộng tác với Christopher, tôi đã xem thường anh ấy có tố chất kém, năng lực làm việc không bằng tôi và cũng không giàu kinh nghiệm như tôi, không muốn anh ấy can dự vào công việc của mình. Tôi cho rằng mình làm lãnh đạo lâu hơn và hiểu biết nhiều hơn anh ấy, nên có thể một tay sắp xếp mọi công việc, có thảo luận cũng chẳng ích gì vì anh ấy chẳng thể đưa ra đề xuất nào hay ho. Khi Christopher hỏi tôi đã lên kế hoạch thế nào cho công tác, tôi liền cảm thấy bị xúc phạm, nghi rằng anh ấy ra vẻ bề trên khi hỏi han về tiến độ công tác trong khi tôi chỉ mới đến nơi, nên tôi chọn cách phớt lờ anh ấy. Khi có những anh chị em không dám thực hiện bổn phận vì sợ bị bắt, Christopher đề nghị tôi đi hỗ trợ họ. Anh ấy chỉ đang làm đúng trách nhiệm của mình, vậy mà tôi lại ngạo mạn, nghĩ: “Anh ta không biết giải quyết vấn đề thế nào mà lại dám ra lệnh cho mình hay sao?”. Sau đó, khi chúng tôi họp mặt để tổng kết các vấn đề, các anh chị em đã chia sẻ một vài con đường để thực hành, nhưng tôi lại không chịu tiếp thu. Vì tôi hành động độc đoán, không hợp tác với người khác và chẳng tiếp nhận đề xuất của anh chị em, nên đã không đạt được kết quả nào trong bổn phận. Tôi luôn thực hiện bổn phận theo ý riêng của mình, nghĩ sao làm vậy, chẳng hề phối hợp với mọi người, gây ra trì hoãn trong công tác. Tôi làm vậy là đang hành ác! Phản tỉnh về vấn đề này, giờ đây tôi đã có thể tiếp nhận sự chỉ dẫn và tỉa sửa của các trưởng nhóm. Hành vi của tôi đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác của hội thánh. Nếu họ không tỉa sửa tôi theo cách này, tôi sẽ không thể phản tỉnh bản thân và nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Sự tỉa sửa chính là một dạng tình yêu của Đức Chúa Trời!

Sau đó, tôi cầu nguyện và tìm kiếm trước Đức Chúa Trời: “Tại sao mình lại không thể phối hợp với người khác trong bổn phận và luôn muốn đưa ra quyết định cuối cùng?”. Rồi tôi tìm thấy một đoạn lời của Đức Chúa Trời rất phù hợp với tình trạng của tôi. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các ngươi có thể đã thực hiện bổn phận của mình vài năm, nhưng chưa có tiến bộ rõ rệt nào trong lối vào sự sống của mình, mà chỉ hiểu một vài đạo lý nông cạn, và không có hiểu biết thực sự về tâm tính và thực chất của Đức Chúa Trời, không có bước đột phá nào để nói tới. Nếu đây là vóc giạc của các ngươi ở hiện tại, thì các ngươi sẽ làm ra những chuyện nào? Các ngươi sẽ bộc lộ những sự bại hoại nào? (Thưa, kiêu ngạo và tự phụ.) Sự kiêu ngạo và tự phụ của các ngươi sẽ tăng lên hay không đổi? (Thưa, chúng sẽ tăng lên.) Tại sao chúng sẽ tăng lên? (Thưa, bởi vì chúng con sẽ nghĩ bản thân mình có tư cách hơn.) Và con người đánh giá tư cách của họ dựa trên cơ sở nào? Dựa trên việc họ đã thực hiện một bổn phận nào đó được bao nhiêu năm, hoặc dựa trên việc họ đã đúc kết được bao nhiêu kinh nghiệm, phải không? Như vậy chẳng phải các ngươi sẽ dần dần bắt đầu bàn luận về thâm niên sao? Ví dụ như một người anh em nào đó đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm và đã thực hiện một bổn phận trong thời gian dài nhất, nên anh ấy có đủ tư cách nói chuyện nhất. Một người chị em nào đó mới đến thực hiện bổn phận chưa được bao lâu, và mặc dù có chút tố chất nhưng cô ấy chưa có kinh nghiệm thực hiện bổn phận này và cũng chưa tin Đức Chúa Trời được lâu, nên cô ấy có ít tư cách nói chuyện nhất. Người có đủ tư cách nói chuyện nhất sẽ cảm thấy rằng: ‘Vì mình có thâm niên, điều đó có nghĩa là việc thực hiện bổn phận của mình đã đạt tiêu chuẩn, sự mưu cầu của mình đã đạt đến đỉnh cao, và mình không còn gì để mưu cầu hay bước vào nữa. Mình đã làm tròn bổn phận này, và công việc này coi như đã hoàn tất, Đức Chúa Trời chắc sẽ hài lòng’. Thế là họ bắt đầu giậm chân tại chỗ. Điều này có cho thấy họ đã bước vào thực tế của lẽ thật không? Họ đã không còn có bất kỳ tiến bộ nào nữa. Họ vẫn chưa đạt được lẽ thật hay sự sống thì đã cảm thấy mình có đủ vốn liếng, muốn luận về thâm niên và chờ phần thưởng của Đức Chúa Trời. Chẳng phải đây là sự bộc lộ tâm tính kiêu ngạo sao? Khi con người chưa có vốn liếng thì họ biết thận trọng, tự nhắc nhở mình không để mắc sai lầm; còn một khi đã có vốn liếng thì họ trở nên kiêu ngạo, bắt đầu có đánh giá cao về bản thân và rất dễ giậm chân tại chỗ. Những lúc như vậy, chẳng phải họ có khả năng sẽ đòi phần thưởng và mão triều thiên từ Đức Chúa Trời như Phao-lô đã làm sao? (Thưa, phải.) Mối quan hệ giữa con người và Đức Chúa Trời là gì? Khi đó nó không còn là mối quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa và loài thọ tạo nữa mà thuần túy là mối quan hệ giao dịch. Như vậy con người sẽ không còn mối quan hệ với Đức Chúa Trời nữa, và Đức Chúa Trời phải giấu mặt Ngài khỏi họ thôi. Đó là một dấu hiệu nguy hiểm(Chỉ với lòng kính sợ Đức Chúa Trời, ta mới có thể đi trên con đường của sự cứu rỗi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời vạch rõ, nếu không mưu cầu lẽ thật và biết mình, thì sau một thời gian thực hiện bổn phận, người ta sẽ nghĩ rằng mình có vốn liếng, kinh nghiệm, bắt đầu ra vẻ bề trên và xem thường người khác, tính tình ngày càng trở nên kiêu ngạo, không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, không phối hợp với người khác trong bổn phận, hành động độc đoán, chuyện gì cũng làm theo ý mình và bước đi trên con đường chống đối Đức Chúa Trời. Từ khi tin vào Đức Chúa Trời, tôi đã thực hiện bổn phận và làm lãnh đạo được hai năm. Nghĩ rằng mình có đức tin nhiều năm, năng lực làm việc tốt và có chút kinh nghiệm trong công tác, nên tôi đã trở nên kiêu ngạo. Tôi rất vui khi nhận trách nhiệm bồi dưỡng và theo dõi công tác của người khác, nhưng lại không hài lòng khi Christopher trở thành cộng sự và bắt đầu can dự vào công việc của tôi. Vì anh ấy được tôi chăm tưới và bồi dưỡng, có tố chất kém hơn tôi, cũng chỉ mới bắt đầu làm việc và chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tôi không muốn anh ấy can thiệp vào công việc của mình. Khi anh ấy hỏi tôi có hỗ trợ những người mới chưa và sắp xếp công việc như thế nào, tôi càng cảm thấy phiền phức và trả lời qua loa cho có. Tôi nghĩ mình chẳng cần thảo luận với anh ấy, vì dù có thảo luận thì anh ấy cũng chẳng đưa ra được đề xuất gì hay, không có anh ấy thì tôi vẫn làm được, thế nên tôi không bàn bạc hay phối hợp với anh ấy mà tự quyết định và sắp xếp hầu hết mọi việc. Trong mắt tôi, anh ấy chỉ là vật làm nền. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta học cách phối hợp với người khác trong bổn phận, đây cũng là nguyên tắc quan trọng để thực hiện bổn phận của mình, nhưng tôi đã phớt lờ yêu cầu của Đức Chúa Trời và các nguyên tắc của nhà Ngài, luôn nghĩ chỉ mình tôi là đủ, tôi có thể tự làm mà không cần sự giúp đỡ của ai, có thể một tay cáng đáng mọi việc mà không cần ai giám sát. Tôi thực sự quá kiêu ngạo và tự phụ! Tâm tính kiêu ngạo khiến tôi chẳng quan tâm đến ai, trong lòng không có chỗ cho Đức Chúa Trời, không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, đi trên con đường đối địch chống lại Đức Chúa Trời. Lúc đầu, khi mới đến ngôi làng này, tôi tràn đầy đức tin và muốn thực hiện bổn phận để thỏa mãn Đức Chúa Trời, nhưng không ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi này. Tại sao tôi lại kiêu ngạo và tê dại đến vậy? Tôi không hề nhận ra rằng mình đã lạc lối. Nếu tiếp tục như thế, tôi sẽ trở thành kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời, sau cùng bị Đức Chúa Trời tỏ lộ, đào thải, và cuộc sống đức tin của tôi sẽ chấm dứt. Nhận thức được điều này, tôi cảm thấy hơi sợ, nên thầm cầu nguyện trong lòng: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Giờ đây con đã nhận ra sự bại hoại của bản thân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, con muốn ăn năn và không muốn chống đối Ngài bằng tâm tính bại hoại nữa”.

Nghĩ lại thì, khi tương tác với mọi người, tại sao tôi luôn có xu hướng xem trọng tố chất và kinh nghiệm làm việc của họ? Khía cạnh quan trọng nhất trong bổn phận là gì? Đứng trước những câu hỏi đó, tôi tình cờ đọc được lời này của Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời phán: “Trong nhà Đức Chúa Trời, bất kể ngươi làm gì, ngươi không phải làm việc riêng của ngươi; đó là công việc của nhà Đức Chúa Trời, đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngươi phải luôn luôn ghi nhớ nhận thức và sự nhận biết này và nói: ‘Đây không phải là chuyện riêng của tôi; tôi đang thực hiện bổn phận của mình và làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi đang thực hiện công việc của hội thánh. Đây là một nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho tôi và tôi đang thực hiện nó cho Ngài. Đây là bổn phận của tôi, không phải chuyện riêng của tôi’. Đây là điều đầu tiên người ta nên hiểu. Nếu ngươi coi một bổn phận như việc riêng của cá nhân mình, không tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật khi hành động, thực hiện nó theo động cơ, quan điểm, và ý đồ của riêng ngươi, thì ngươi rất có khả năng sẽ mắc sai lầm. Vậy thì, ngươi nên hành động như thế nào nếu ngươi phân biệt rất rõ ràng giữa bổn phận của ngươi và những chuyện riêng của ngươi, và nhận thức được rằng đây là một bổn phận? (Thưa, tìm kiếm những gì Đức Chúa Trời yêu cầu, và tìm kiếm các nguyên tắc.) Đúng vậy. Nếu điều gì đó xảy ra với ngươi và ngươi không hiểu lẽ thật, và ngươi có một ý tưởng nào đó nhưng mọi thứ vẫn chưa rõ ràng với ngươi, thì ngươi phải tìm một người anh em hoặc chị em hiểu lẽ thật để thông công với họ; đây là tìm kiếm lẽ thật, và hơn hết, đây là thái độ ngươi nên có đối với bổn phận của mình. Ngươi không nên quyết định mọi sự dựa trên những gì ngươi nghĩ là phù hợp, sau đó chốt lại mọi thứ và nói tất cả đã xong – điều này dễ dẫn đến vấn đề. … Đức Chúa Trời không quan tâm mỗi ngày ngươi gặp phải chuyện gì, làm bao nhiêu việc hay bỏ ra bao nhiêu công sức, điều Ngài muốn thấy là thái độ của các ngươi đối với những chuyện này là gì. Thái độ ngươi làm những việc này và cách làm của ngươi có liên quan đến điều gì? Chúng liên quan đến việc ngươi có mưu cầu lẽ thật hay không, và cũng liên quan đến lối vào sự sống của ngươi. Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy lối vào sự sống của ngươi và con đường mà ngươi đi. Nếu ngươi đi trên con đường mưu cầu lẽ thật, và đã có lối vào sự sống, thì khi thực hiện bổn phận, ngươi sẽ có thể hợp tác hài hòa với những người khác, và ngươi sẽ dễ dàng đạt đến việc thực hiện bổn phận một cách đạt tiêu chuẩn(Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì? Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời phán rất rõ ràng. Thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời không phải là làm việc một mình hay muốn gì làm nấy, không cho ai tham gia. Bổn phận của chúng ta là một phần trong công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nếu ta hành động độc đoán và không phối hợp với nhau thì sẽ dễ gây gián đoạn và nhiễu loạn cho công tác. Tôi cũng hiểu ra rằng, Đức Chúa Trời không đánh giá con người dựa trên việc họ tin Ngài bao nhiêu năm, đã làm bao nhiêu công tác, hay có bao nhiêu kinh nghiệm trong bổn phận, mà dựa trên thái độ của họ đối với lẽ thật, cũng như phương hướng của họ trong bổn phận và liệu họ có đi trên con đường mưu cầu lẽ thật hay không. Nếu không tìm kiếm lẽ thật, không tiếp thu ý kiến của người khác mà luôn tự mình quyết định mọi thứ, thì tôi sẽ không đạt được kết quả tốt trong bổn phận. Tôi luôn cảm thấy mình có tố chất tốt, làm lãnh đạo đã lâu và có nhiều kinh nghiệm công tác, nên đã xem chúng như vốn liếng, nghĩ rằng mình có thể tận dụng chúng để thực hiện tốt bổn phận. Trên thực tế, tố chất và kinh nghiệm không đồng nghĩa với việc sở hữu nguyên tắc lẽ thật, mà chúng chỉ là công cụ để ta sử dụng trong bổn phận của mình. Tôi nhận ra mình đã xem kinh nghiệm và tố chất như nguyên tắc của lẽ thật, tưởng rằng mình hiểu lẽ thật và hành động đúng theo nguyên tắc, ngày càng trở nên kiêu ngạo, xem thường anh chị em và muốn gì làm nấy, hậu quả là sau ba tháng công tác, tôi vẫn không đạt được kết quả nào. Bây giờ thì tôi đã hiểu, để thực hiện tốt bổn phận, không quan trọng ta có đức tin bao lâu, đã bỏ bao nhiêu công sức, hay có bao nhiêu kinh nghiệm, mà mấu chốt là ta phải tìm kiếm lẽ thật, hành động theo nguyên tắc và phối hợp hài hòa với mọi người.

Sau đó, tôi đọc thêm hai đoạn lời của Đức Chúa Trời và hiểu rõ hơn về cách phối hợp hài hòa với người khác. Lời Đức Chúa Trời phán: “Hợp tác hài hòa liên quan đến nhiều điều. Chí ít, một trong nhiều điều này là phải để cho người khác nói và đưa ra những đề xuất khác nhau. Nếu ngươi thực sự có lý trí, cho dù ngươi làm công việc gì, trước tiên ngươi phải học cách tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, và ngươi cũng nên chủ động tìm kiếm ý kiến của người khác. Miễn là ngươi xem xét mọi đề xuất một cách nghiêm túc, và sau đó đồng tâm hợp ý giải quyết vấn đề, thì về cơ bản ngươi sẽ đạt được sự hợp tác hài hòa. Bằng cách này, ngươi sẽ gặp ít khó khăn hơn nhiều trong bổn phận của mình. Bất kể vấn đề gì xảy ra, ngươi cũng sẽ dễ dàng giải quyết và xử lý chúng. Đây là hiệu quả của sự hợp tác hài hòa. Đôi khi có những tranh cãi về những chuyện vặt vãnh, nhưng miễn sao những điều này không ảnh hưởng đến công việc thì chúng sẽ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, về những vấn đề chính và những vấn đề lớn liên quan đến công tác của hội thánh, ngươi phải đạt được sự đồng thuận và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. … Ngươi phải buông bỏ các chức danh lãnh đạo, buông bỏ bầu không khí bẩn thỉu của địa vị, coi mình như một người bình thường, đứng ngang hàng với những người khác, và có thái độ có trách nhiệm với bổn phận của mình. Nếu ngươi luôn coi bổn phận của mình như một chức quan và địa vị, hay như một loại vòng nguyệt quế, và tưởng tượng rằng những người khác ở đó để làm việc và phục vụ cho vị trí của ngươi, thì điều này thật rắc rối, và Đức Chúa Trời sẽ ghê tởm và buồn nôn đối với ngươi. Nếu ngươi tin rằng ngươi bình đẳng với những người khác, ngươi chỉ có thêm một chút sự ủy thác và trách nhiệm từ Đức Chúa Trời, nếu ngươi có thể học cách đặt mình ngang hàng với họ, và thậm chí có thể hạ mình hỏi người khác nghĩ gì, và nếu ngươi có thể sốt sắng, chăm chú, và chú ý lắng nghe những gì họ nói, thì ngươi sẽ phối hợp hài hòa với những người khác. Sự hợp tác hài hòa này sẽ đạt được hiệu quả gì? Hiệu quả rất lớn. Ngươi sẽ đạt được những thứ ngươi chưa từng có trước đây, đó là sự sáng của lẽ thật và những thực tế của sự sống; ngươi sẽ khám phá ra ưu điểm của người khác và học hỏi từ những điểm mạnh của họ. Còn một điều khác nữa: ngươi cho rằng người khác là ngu ngốc, thiếu hiểu biết, khờ khạo, kém cỏi hơn ngươi, nhưng khi ngươi lắng nghe ý kiến của họ, hoặc khi người khác cởi mở với ngươi, ngươi sẽ vô tình phát hiện ra rằng không ai là quá tầm thường như ngươi nghĩ, rằng mọi người đều có thể đưa ra những suy nghĩ và ý tưởng khác nhau, và rằng mọi người đều có giá trị của mình. Nếu ngươi học cách phối hợp hài hòa, thì ngoài việc đơn thuần giúp ngươi học hỏi từ những điểm mạnh của người khác, nó còn có thể tỏ lộ sự kiêu ngạo và tự nên công chính của ngươi, và ngăn ngươi tưởng rằng mình thông minh. Khi ngươi không còn xem mình thông minh hơn và giỏi hơn bất kỳ ai khác, ngươi sẽ thôi không còn sống trong trạng thái tự yêu mình, tự ngưỡng mộ mình. Và điều đó sẽ bảo vệ ngươi, chẳng phải sao? Đó là bài học mà ngươi nên học và là lợi ích ngươi nên đạt được khi phối hợp với những người khác(Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ thuận phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Các ngươi nghĩ rằng có ai là hoàn hảo không? Cho dù mọi người có mạnh đến đâu, hoặc có khả năng và tài năng đến đâu, thì họ vẫn không hoàn hảo. Mọi người phải nhận ra điều này, đó là sự thật. Đó cũng là thái độ mà mọi người phải có đối với điểm mạnh và ưu điểm hoặc khuyết điểm của họ; đây là lý tính mà mọi người nên có. Với lý tính như thế, ngươi có thể đối xử phù hợp với các điểm mạnh và khuyết điểm của bản thân cũng như của người khác, và điều này sẽ khiến ngươi có thể làm việc với mọi người một cách hòa hợp. Nếu ngươi đã hiểu được khía cạnh này của lẽ thật và có thể bước vào phương diện này của thực tế lẽ thật, thì ngươi có thể sống hòa hợp với anh chị em mình, học hỏi những điểm mạnh của nhau để bù đắp điểm yếu của bản thân. Theo cách này, dù thực hiện bổn phận gì hay làm việc gì, thì ngươi cũng sẽ luôn luôn làm tốt hơn và được Đức Chúa Trời chúc phúc(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng, khi phối hợp với người khác, ta phải đứng ngang hàng với họ và học cách lắng nghe cẩn thận những lời họ nói, nếu không hiểu thì phải chủ động hỏi. Thực hành theo cách này sẽ giúp ta khám phá thế mạnh và ưu điểm của các anh chị em, biết được họ giỏi hơn mình ở phương diện nào, vậy thì ta sẽ không xem thường họ nữa, cũng không còn tự mãn và hành động độc đoán. Ngoài ra, chúng ta phải hiểu rõ mình hơn và đừng đánh giá quá cao bản thân, phải học cách phát hiện ưu điểm của người khác và có thái độ đúng đắn trước khuyết điểm của họ. Nghĩ lại thì, mặc dù đã thực hiện bổn phận lãnh đạo suốt hai năm, nhưng tôi lại không giỏi rao giảng phúc âm và cần được người khác hỗ trợ khi kiểm tra công tác phúc âm. Dù Christopher tin Đức Chúa Trời chưa lâu, nhưng anh ấy thường xuyên rao giảng phúc âm, đạt kết quả tốt và cải đạo được nhiều người. Trong công tác phúc âm, anh ấy giàu kinh nghiệm hơn tôi, vì vậy tôi nên chủ động nhờ anh ấy giúp. Hơn nữa, Christopher rất có trách nhiệm với bổn phận, biết gánh trọng trách trong công việc, chủ động tìm gặp tôi để tổng kết công tác chung và vận dụng những phương pháp thực hành hiệu quả từ các hội thánh khác. Đây đều là những ưu điểm mà tôi nên học hỏi từ anh ấy. Trước đây, tôi đã quá kiêu ngạo, không nhận ra điểm mạnh của Christopher mà còn xem thường, không tiếp nhận đề xuất của anh ấy, cũng không cho anh ấy can dự vào công việc của mình. Tôi chẳng là gì cả, vậy mà lại rất tự tin vào bản thân – nghĩ lại thật đáng xấu hổ. Tôi thực sự không có chút nhận thức nào về bản thân! Nếu trước đây tôi có thể phối hợp hài hòa với Christopher thì công tác đã không bị trì hoãn. Giờ đây nghĩ lại, tôi thấy thật hối hận. Không thể cứu vãn được vi phạm của mình trong quá khứ, nhưng tôi sẵn sàng thực hiện tốt bổn phận của mình trong tương lai. Tôi sẽ thảo luận và trao đổi với người khác khi gặp vấn đề, đặt lợi ích của hội thánh lên hàng đầu, học cách phối hợp với anh chị em và ngừng đi theo con đường cũ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi ngôi làng. Tôi được giao các công việc khác và hợp tác với một cộng sự mới. Lần này, cộng sự của tôi là chị Mina, tôi sẵn sàng phối hợp hài hòa với chị ấy để làm tốt bổn phận. Sau đó, tôi dần phát hiện ra, dù lớn tuổi hơn tôi, nhưng Mina tin Đức Chúa Trời muộn hơn và thực hiện bổn phận không lâu bằng tôi. Chị ấy vẫn chưa thông thạo việc giám sát và theo dõi công tác. Đôi khi, tôi còn nghe các anh chị em nhắc đến một số vấn đề của chị ấy. Tâm tính kiêu ngạo của tôi lại dần dần trỗi dậy, cảm thấy mình đóng vai trò chủ đạo trong công tác này, còn chị Mina chỉ ở đó để thực tập. Có một lần, chúng tôi phải soạn một bản kế hoạch công tác, lãnh đạo đặc biệt yêu cầu chúng tôi phải thảo luận cùng nhau. Tôi nghĩ thầm: “Công việc này không khó, tôi có thể một tay giải quyết dễ dàng, đâu cần đến tận hai người, đâu phải tôi không tự mình làm được”. Họp xong, tôi đã định một mình tiến hành công việc, nhưng Mina đã gọi cho tôi ngay. Tôi biết chị ấy muốn cùng tôi thảo luận, nhưng tôi không thực sự muốn, nên đã không nhấc máy. Sau đó, trong lòng tôi cảm thấy hơi có lỗi. Nghĩ lại trước đây, vì kiêu ngạo và không sẵn lòng hợp tác với Christopher mà tôi đã làm trì hoãn công tác, nếu cứ tiếp tục như vậy thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả công tác lần này. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, chị Mina chủ động tìm con để thảo luận công việc, nhưng con lại kiêu ngạo và không muốn phối hợp với chị ấy. Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn tiếp tục độc đoán và gây nhiễu loạn cho công tác của hội thánh nữa. Xin Ngài dẫn dắt để con ngừng sống theo tâm tính kiêu ngạo và có thể phối hợp hài hòa hợp với chị Mina”. Tôi nghĩ đến một đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Các ngươi phải đạt được sự phối hợp hài hòa vì mục đích công tác của Đức Chúa Trời, vì lợi ích của hội thánh, và để thúc đẩy các anh chị em ngươi tiến lên. Ngươi nên phối hợp với nhau, mỗi người cải thiện người khác và đi đến một kết quả công việc tốt đẹp hơn, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Đây mới là sự hợp tác thực sự, và chỉ những ai tham gia vào đó mới đạt được lối vào thực sự(Hãy phụng sự như dân Y-sơ-ra-ên đã làm, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời khiến tôi xúc động. Để làm tốt bổn phận của mình, tôi phải học cách phối hợp hài hòa với Mina, chứ không thể hành động tùy tiện theo tâm tính kiêu ngạo của mình nữa. Thế nên tôi bèn gọi điện cho Mina và bàn bạc về cách sắp xếp công tác trong tương lai. Mina đã chia sẻ ý tưởng của chị ấy với tôi, tôi thấy chúng khá hay nên đã triển khai theo lời chị nói. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã cùng nhau soạn ra bản kế hoạch, nhanh hơn nhiều so với lúc tôi tự làm một mình. Trong lòng tôi thấy rất vui. Mặc dù đây không phải thành tựu gì to lớn, nhưng tôi cảm thấy thật tuyệt khi có thể vứt bỏ bản thân và thực hành theo lời Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi đã học cách phối hợp với các anh chị em trong bổn phận và nhận ra rằng kết quả công tác dần được cải thiện qua mỗi tháng. Tôi biết ơn Đức Chúa Trời từ tận đáy lòng!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Ẩn sau “Tình yêu thương”

Bởi Trần Dương, Trung Quốc Trước khi trở thành một tín hữu, tôi cứ nghĩ “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”,...

Nỗi Đau Vĩnh Hằng

Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Tất cả những linh hồn đã bị Sa-tan làm bại hoại đều bị bắt làm nô lệ dưới quyền của Sa-tan. Chỉ những ai...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger