Tôi đã học được cách đối đãi đúng đắn với mọi người

18/11/2024

Bởi An Yu, Trung Quốc

Năm 2023, tôi thực hiện bổn phận lãnh đạo hội thánh và cùng cộng tác với chị Hà Lệ. Hà Lệ trước đây từng là lãnh đạo và nắm rõ nguyên tắc của nhiều công tác khác nhau. Sau khi hai chúng tôi phân chia công việc, tôi không phải lo lắng quá nhiều về phần việc mà Hà Lệ phụ trách. Đôi lúc, khi tôi gặp khó khăn trong công tác, Hà Lệ cũng có thể giúp đỡ tôi. Mặc dù khối lượng công việc rất lớn, nhưng khi hai chúng tôi phối hợp cùng nhau, tôi cảm thấy rất thong thả. Vào tháng bảy, Hà Lệ được chọn làm người giảng đạo và phụ trách công tác của nhiều hội thánh, nên công việc trong hội thánh chúng tôi giờ đây chỉ còn mình tôi cáng đáng. Tôi rất mong sẽ có người chia sẻ khối lượng công việc này với mình càng sớm càng tốt. Sau đó, khi Triệu Hâm được bầu làm lãnh đạo hội thánh và cộng tác với tôi, tôi cảm thấy rất vui mừng. Triệu Hâm trước đây là chấp sự chăm tưới và có chút hiểu biết về công tác của hội thánh, nên sẽ có thể nhanh chóng làm quen với công việc. Giờ đã có người san sẻ công việc, nên tôi cũng bớt được phần nào áp lực. Tôi đã hướng dẫn cho Triệu Hâm về những công việc cần làm, nhưng vì hơi lớn tuổi một chút nên nhất thời chị ấy không thể nắm bắt hết mọi thứ, tôi vẫn phải tự làm hầu hết công việc. Trong lòng tôi có chút oán trách: “Bây giờ chẳng những mình phải làm phần việc của bản thân, mà còn phải hướng dẫn và giúp đỡ Triệu Hâm, khối lượng công việc thậm chí còn nhiều hơn trước”. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Triệu Hâm chỉ mới bắt đầu làm, có lẽ sau vài ngày luyện tập thì chị ấy sẽ quen với công việc thôi”.

Một hôm, sau một buổi nhóm họp, tôi nhận ra công tác chăm tưới chưa được theo dõi. Tôi nghĩ Triệu Hâm quen thuộc với công tác chăm tưới hơn, nên có lẽ chị ấy sẽ theo dõi thôi. Về đến nhà, tôi liền hỏi xem Triệu Hâm có theo dõi công tác chăm tưới chưa. Triệu Hâm nói chưa tổ chức nhóm họp với họ nên cũng không biết nữa. Trong khoảnh khắc, cơn tức giận bỗng bùng lên trong tôi. “Nếu chị có thể làm giúp vài việc thì chẳng phải sẽ giảm bớt áp lực cho tôi sao? Còn giờ tuy mang tiếng là hai người làm nhưng có khác gì tôi làm một mình đâu?”. Tôi bèn trả lời với giọng trách móc: “Việc nào làm được thì chị cứ làm, như thế chẳng phải sẽ giúp nâng cao hiệu quả sao? Chị hãy nghĩ xem tâm tính bại hoại nào đã ngăn cản mình làm như vậy!”. Triệu Hâm một hồi lâu không nói gì. Lúc đó, tôi nhận ra rằng mình nói chuyện như thế sẽ khiến chị ấy cảm thấy bị kìm kẹp. Hơn nữa, gần đây Triệu Hâm chìm trong cảm xúc, tình trạng cũng không ổn, tôi đối xử với chị ấy như vậy liệu có hơi quá đáng không? Nghĩ đến đây, trong lòng tôi có chút áy náy.

Khoảng nửa tháng sau, Lưu Văn được bầu làm lãnh đạo và cộng tác cùng chúng tôi. Lưu Văn tận tâm thực hiện bổn phận và rất cẩn thận trong công tác, nhưng vì cũng mới làm nên chưa nắm rõ nguyên tắc của các công việc khác nhau. Chị luôn gặp vấn đề trong công tác, lại hơi chậm chạp, năng lực làm việc cũng không tốt lắm, nên thường xuyên cần đến sự giúp đỡ của tôi. Ban đầu tôi nghĩ có hai chị em cộng sự rồi thì gánh nặng của mình sẽ được giảm bớt, nào ngờ chẳng những không bớt mà tôi còn phải làm nhiều việc hơn. Tôi cảm thấy rất áp lực, thực hiện bổn phận này quá vất vả và hao công tổn sức. Trong lòng tôi có phần chán ghét hai người chị em đó và không muốn nói chuyện nhiều với họ. Tôi thường thiếu kiên nhẫn mỗi khi họ đặt câu hỏi cho tôi, khiến họ cảm thấy bị kìm kẹp và không dám hỏi thêm câu nào nữa. Kết quả là tiến độ của một vài công tác bị trì hoãn do họ không thể hoàn thành. Trong thời gian này, hai người chị em đó đều rất tiêu cực, cảm thấy mình không hoàn thành được việc gì và không đủ năng lực để làm bổn phận, còn tôi thì vẫn phàn nàn rằng họ làm việc thiếu hiệu quả. Hiện tại dù có đến hai cộng sự, nhưng dường như tôi còn mệt mỏi hơn trước, rõ ràng là công việc của ba người, nhưng hầu hết vẫn đều do tôi làm. Tôi cảm thấy rất thiệt thòi, nhưng nếu không làm thì lại sợ trì hoãn công tác và phải chịu trách nhiệm. Trong lúc nghĩ ngợi, tôi không kìm được hai hàng nước mắt tuôn rơi, cảm thấy như thể mình bị đối xử bất công. Không biết phải đối mặt với hoàn cảnh này như thế nào, ngày nào tôi cũng thở dài và cảm thấy đau khổ. Tôi nghĩ bụng, giá như mình có thể rời khỏi hội thánh này thì hay biết mấy, nhưng rồi tôi nhận ra rằng chạy trốn cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết mình đã bộc lộ nhiều tâm tính bại hoại, nhưng con không biết phải bắt đầu hiểu chúng từ đâu. Xin Ngài khai sáng và dẫn dắt con nhận biết tâm tính bại hoại của mình”. Trong lúc tìm kiếm, tôi thấy lời này của Đức Chúa Trời: “Tâm tính vốn có của con người thì thuộc về sự nóng nảy. Khi lợi ích, hư vinh hay thể diện của một người bị tổn hại, nếu họ không hiểu lẽ thật hay có thực tế lẽ thật, họ sẽ để tâm tính bại hoại của mình điều khiển việc xử lý tổn hại đó, và họ sẽ bốc đồng, hành động hấp tấp. Những gì họ biểu hiện và bộc lộ khi đó là sự nóng nảy. Sự nóng nảy là điều tích cực hay tiêu cực? Đó rõ ràng là một điều tiêu cực. Để một người sống trong sự nóng nảy không phải là điều tốt, nó rất dễ gây họa. Nếu sự nóng nảy và bại hoại của ai đó bị phơi bày khi có chuyện xảy ra với họ, thì đó có phải là người tìm kiếm lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời không? Rõ ràng, một người như vậy chắc chắn là không thuận phục Đức Chúa Trời. Đối với những con người, sự việc, sự vật và môi trường khác nhau mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người, nếu ai đó không thể chấp nhận chúng từ Đức Chúa Trời, thay vào đó đối phó và giải quyết chúng theo cách của con người, thì kết quả cuối cùng sẽ ra sao? (Thưa, Đức Chúa Trời sẽ ghét bỏ người đó.) Đức Chúa Trời sẽ ghê tởm người đó, vậy nó có mang tính xây dựng cho người ta không? (Thưa, không.) Không chỉ sự sống của họ chịu tổn thất, mà còn không giúp xây dựng gì cho người khác. Hơn thế nữa, họ sẽ làm bẽ mặt Đức Chúa Trời và khiến Ngài ghét bỏ họ. Một người như vậy đã đánh mất lời chứng và đi đâu cũng không được chào đón. Nếu ngươi là thành viên của nhà Đức Chúa Trời, nhưng luôn nóng nảy trong hành động, luôn phơi bày những gì tự nhiên trong ngươi, và luôn bộc lộ tâm tính bại hoại của mình, làm mọi việc bằng phương thức của con người và với tâm tính Sa-tan bại hoại, thì hậu quả cuối cùng sẽ là việc ngươi hành ác và chống đối Đức Chúa Trời – và nếu ngươi vẫn không ăn năn trong suốt thời gian đó và không thể bước trên con đường theo đuổi lẽ thật, thì ngươi sẽ phải bị tỏ lộ và đào thải. Chẳng phải vấn đề sống dựa trên tâm tính Sa-tan và không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó là một vấn đề nghiêm trọng sao? Một khía cạnh của vấn đề đó là người ta không phát triển hay thay đổi trong sự sống của bản thân; xa hơn nữa, họ sẽ ảnh hưởng xấu đến những người khác. Họ sẽ không có ích gì trong hội thánh, và cuối cùng họ sẽ gây rắc rối lớn cho hội thánh cũng như cho dân sự được Đức Chúa Trời chọn, giống như một con ruồi hôi hám bay vo ve trên bàn ăn, chuốc lấy sự tởm lợm và ghê tởm. Các ngươi có muốn làm loại người này không? (Thưa, không.)” (Tâm tính bại hoại chỉ có thể được giải quyết bằng cách tiếp nhận lẽ thật, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời đã vạch rõ tình trạng hiện tại của tôi. Nghĩ lại thì, tại sao tôi luôn khó chịu khi làm việc với hai chị em cộng sự, thậm chí còn nóng nảy và nổi giận với họ? Đó là vì sau khi được chọn làm lãnh đạo, họ đã không đáp ứng được kỳ vọng của tôi. Thay vì được họ san sẻ công việc và giảm bớt áp lực, tôi lại phải bỏ nhiều công sức hơn để thông công với họ và chỉ ra những khuyết điểm trong công tác của họ. Tôi cảm thấy họ đang lãng phí thời gian của tôi và khiến xác thịt tôi đau khổ, nên tôi đã phản kháng. Tôi không tìm kiếm lẽ thật, mà lại sống trong tâm tính bại hoại và khinh thường hai người chị em, tức giận và nóng nảy trước mặt họ, khiến họ cảm thấy tiêu cực và bị kìm kẹp, ảnh hưởng đến công tác chung. Tôi thật không có chút nhân tính nào!

Sau đó, tôi đọc thêm lời của Đức Chúa Trời: “Khi thực hiện một vài bổn phận đặc biệt hoặc khổ hơn, mệt hơn một chút, một mặt, người ta phải luôn suy tính xem nên thực hiện bổn phận này thế nào, họ nên chịu đựng những khổ cực nào, họ nên duy trì bổn phận của mình như thế nào, nên vâng phục như thế nào; mặt khác họ cũng phải tự kiểm điểm động cơ của bản thân xem có hỗn tạp nào không, có cản trở gì đến việc thực hiện bổn phận không. Trong thiên tính, con người đều không muốn chịu khổ, không một ai càng chịu khổ càng hăng hái, càng chịu khổ càng vui vẻ, chẳng có ai như thế cả. Bản tính xác thịt của con người là một khi chịu khổ sẽ âu sầu, phiền não, nhưng hiện tại khi thực hiện bổn phận, các ngươi phải chịu đựng bao nhiêu khổ cực? Chỉ là xác thịt mệt một chút, vất vả một chút mà thôi. Nếu ngay cả một chút khổ cực này các ngươi cũng không chịu nổi, thì liệu các ngươi có thể xem là có ý chí không? Có thể xem là thật lòng tin Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Điều này là không ổn. … Có thể chịu khổ khi thực hiện bổn phận không phải chuyện đơn giản, có thể làm tốt một dạng công việc cũng không phải chuyện đơn giản, chắc chắn là có một vài lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời đã tác động vào bên trong họ, chứ không phải họ bẩm sinh đã không sợ khổ, không sợ mệt, làm gì có ai như thế? Họ đều có nền tảng động lực, có nền tảng một số lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời tác động, khi bổn phận đến với họ, quan điểm, lập trường của họ thay đổi, lúc thực hiện bổn phận sẽ nhẹ nhàng, thể xác chịu đựng một chút khổ cực, một chút mệt nhọc cũng không tính là gì. Những người không hiểu lẽ thật, quan điểm nhìn nhận sự việc không thay đổi, họ sống bằng ý nghĩ, quan niệm, ham muốn cá nhân của con người và những điều cá nhân yêu thích, nên sẽ không cam tâm bằng lòng khi thực hiện bổn phận. Ví dụ, cùng là làm một công việc vừa bẩn vừa mệt, có người nói: ‘Tôi vâng phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, hội thánh sắp xếp cho tôi bổn phận nào tôi sẽ thực hiện bổn phận đó, bất kể là việc bẩn thỉu hay việc mệt nhọc, bất kể là huy hoàng hay tầm thường, tôi cũng không có yêu cầu gì, tôi cũng đều chấp nhận chúng như bổn phận, đây là sự uỷ thác Đức Chúa Trời giao phó cho tôi, bẩn một chút, mệt mội chút đều là khổ cực tôi nên chịu đựng’, cho nên lúc làm việc họ không thấy mình phải chịu đựng bất cứ khổ cực nào, người khác cảm thấy vừa bẩn vừa mệt, họ lại cảm thấy nhẹ nhàng, bởi vì trong lòng họ thản nhiên, họ làm là vì Đức Chúa Trời, nên không cảm thấy khó khăn. Có người làm một chút việc bẩn, việc mệt hoặc việc tầm thường là xúc phạm đến thân phận và nhân cách của họ, là người ta không tôn trọng họ, bắt nạt họ, coi thường họ, cho nên cùng một công việc như nhau, cùng một khối lượng công việc như nhau, họ làm lại cảm thấy vất vả, dù làm gì trong lòng họ cũng oán hận, cũng cảm thấy không như ý, cũng không hài lòng, bên trong họ đều là tiêu cực, chống đối. Họ có thể tiêu cực chống đối là vì điều gì? Nguyên do nằm ở đâu? Đa phần bởi vì thực hiện bổn phận không được trả tiền lương, đều là làm không công, nếu như được ban thưởng thì còn chấp nhận được, nhưng được ban thưởng hay không cũng chẳng biết, họ sẽ cảm thấy thực hiện bổn phận là không xứng đáng, tương đương với làm không công, cho nên khi thực hiện bổn phận thường xuyên tiêu cực, chống đối, có như thế không? Nói trắng ra, những người này không sẵn lòng thực hiện bổn phận(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời cho thấy, những người quan tâm xác thịt và không thực hành lẽ thật thì chỉ nghĩ đến lợi ích xác thịt của mình. Họ không xem bổn phận là trách nhiệm của bản thân. Nếu làm việc nhiều hơn, họ sẽ cảm thấy mình bị thiệt thòi, sẽ oán than và phản kháng. Làm vậy đâu phải là thực hiện bổn phận. Nhìn lại bản thân, các chị em cộng sự của tôi đều mới bắt đầu luyện tập và chưa thể tự mình thực hiện bổn phận, họ cần được tôi thông công và hỗ trợ nhiều hơn. Vì thế mà tôi phàn nàn, nghĩ rằng họ đang lãng phí thời gian nghỉ ngơi của tôi. Tôi nổi nóng, trút giận lên họ và không muốn nói chuyện với họ nữa, cũng không muốn quan tâm đến công tác mà họ đang phụ trách. Tôi đã không xem công tác của hội thánh là bổn phận của mình, không nghĩ cách giúp đỡ để các chị em có thể nhanh chóng đảm đương trách nhiệm, tránh làm tổn hại công tác của hội thánh. Tôi thậm chí không muốn nói nhiều, không muốn bỏ thêm thời gian hay năng lượng. Tôi làm vậy mà gọi là thực hiện bổn phận một cách trung thành sao? Người có lương tâm và lý trí dù gặp phải hoàn cảnh nào cũng có thể bỏ qua lợi ích cá nhân, dù khổ cực hay mệt mỏi đến đâu vẫn có thể trung thành với Đức Chúa Trời và làm tốt bổn phận. Vậy mà tôi luôn nghĩ đến việc hưởng thụ sự an nhàn xác thịt. Khi gặp một chút khó khăn, tôi cảm thấy uất ức và thiệt thòi, muốn thoát khỏi hoàn cảnh đó. Tất cả đều xuất phát từ tâm tính bại hoại ham muốn xác thịt, ích kỷ và đáng khinh của tôi. Tôi đã sống trong tâm tính bại hoại và làm tổn thương nghiêm trọng các chị em cộng sự của mình. Mỗi ngày, họ đều phải nhìn sắc mặt của tôi trước khi nói chuyện. Thỉnh thoảng, rõ ràng họ có một vài ý kiến, nhưng sợ nếu nói sai thì sẽ khiến tôi nổi trận lôi đình. Kết quả là họ không thể phát huy khả năng vốn có để hoàn thành bổn phận. Tôi làm vậy mà là thực hiện bổn phận sao? Thực tế tôi chỉ đang hành ác và gây gián đoạn! Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình đã cư xử quá tệ hại.

Sau đó, tôi đã tìm kiếm xem tại sao mình luôn ham muốn sự an nhàn và quan tâm đến lợi ích xác thịt của bản thân? Tôi thấy lời Đức Chúa Trời phán: “Cho đến khi mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và hiểu được lẽ thật, thì chính bản tính của Sa-tan chiếm hữu và thống trị họ từ bên trong. Cụ thể, bản tính đó bao gồm những gì? Ví dụ, tại sao ngươi ích kỷ? Tại sao ngươi bảo vệ vị trí của chính mình? Tại sao ngươi nặng tình cảm đến thế? Tại sao ngươi vui thích những điều bất chính đó? Tại sao ngươi thích những điều ác đó? Cơ sở để ngươi thích những điều như vậy là gì? Những điều này đến từ đâu? Tại sao ngươi vui đến vậy khi chấp nhận chúng? Đến bây giờ, các ngươi đều đã hiểu ra rằng lý do chính đằng sau tất cả những điều này là độc tố của Sa-tan ở trong con người. Vậy độc tố của Sa-tan là gì? Nó có thể được thể hiện ra như thế nào? Ví dụ, nếu ngươi hỏi: ‘Người ta nên sống thế nào? Người ta nên sống vì điều gì?’ thì người ta sẽ trả lời: ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’. Chỉ một câu nói này đã thể hiện chính gốc rễ của vấn đề. Triết lý và lô-gic của Sa-tan đã trở thành sự sống của con người. Bất kể người ta theo đuổi điều gì thì họ cũng làm như vậy vì bản thân họ – và do đó họ sống chỉ cho bản thân họ. ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’ – đây là triết lý xử thế của con người, và chúng cũng đại diện cho bản tính của con người. Những lời này đã trở thành bản tính của nhân loại bại hoại và chúng là chân dung thật của bản tính Sa-tan của nhân loại bại hoại. Bản tính Sa-tan này đã trở thành nền tảng tồn tại của nhân loại bại hoại. Trong vài ngàn năm qua, nhân loại bại hoại đã sống theo độc tố này của Sa-tan, mãi cho đến tận ngày nay(Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mình đang sống bằng độc tố của Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Mọi việc tôi làm đều vì lợi ích của bản thân, cảm thấy làm người mà không nghĩ cho bản thân thì thật là ngu ngốc. Vì vậy, khi thực hiện bổn phận, mọi tư tưởng và hành vi của tôi đều được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân. Từ khi Hà Lệ rời đi, tôi chỉ mong sớm có người san sẻ công việc để giảm bớt gánh nặng cho mình, để bản thân bớt khổ cực và mệt mỏi. Thấy Triệu Hâm tiếp thu công tác chậm chạp và không giúp được gì nhiều cho mình, tôi liền cảm thấy chán ghét và muốn tìm một cộng sự khác. Nhưng Lưu Văn lại chưa nắm rõ các nguyên tắc khi làm lãnh đạo, luôn cần tôi sửa chữa công tác, nên tôi đã nóng nảy và nổi giận với họ. Tôi nghĩ họ chẳng những không giúp san sẻ khối lượng công việc, mà còn bắt tôi tốn công tốn sức để thông công với họ, khiến tôi càng ít có thời gian để nghỉ ngơi, nên tôi dần cảm thấy chán ghét họ. Khi thấy họ gặp khó khăn trong công tác, tôi không muốn quan tâm hay hỏi han gì, kết quả là vấn đề không được giải quyết và công tác bị đình trệ. Nếu tôi sẵn lòng hy sinh nhiều hơn và chịu kiên nhẫn giúp đỡ họ, thì dù xác thịt có mệt mỏi một chút, nhưng chúng tôi sẽ phối hợp với nhau và công tác của hội thánh sẽ có thể tiến triển suôn sẻ. Vậy mà tôi chỉ quan tâm đến lợi ích xác thịt của mình, sống bằng độc tố Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, càng ngày càng ích kỷ, đê tiện và vô nhân tính, thậm chí làm trì hoãn công tác. Nếu không thay đổi, thì cuối cùng tôi sẽ bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và đào thải! Tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời! Thời gian qua, con đã sống bằng độc tố Sa-tan ‘Người không vì mình, trời tru đất diệt’, khiến bản thân vô cùng đau khổ, hết đổ lỗi cho người khác lại đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Con không muốn tiếp tục sống như thế này nữa. Xin Ngài dẫn dắt con thoát khỏi sự trói buộc của những độc tố Sa-tan”.

Sau đó tôi suy ngẫm, chúng ta nên đối xử với mọi người theo nguyên tắc như thế nào? Tôi nghĩ đến lời của Đức Chúa Trời: “Trước hết, ngươi phải hiểu lẽ thật. Một khi hiểu lẽ thật thì ngươi sẽ dễ dàng hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ biết các nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người tuân theo để đối xử với người khác. Ngươi sẽ biết cách đối xử với mọi người và ngươi sẽ có thể đối xử với họ phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nếu không hiểu lẽ thật, ngươi chắc chắn sẽ không thể hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời và sẽ không đối xử với người khác theo cách có nguyên tắc. Ngươi đối xử với người khác như thế nào đều được nói hoặc nêu lên rõ ràng trong lời Đức Chúa Trời; thái độ mà Đức Chúa Trời dùng để đối xử với nhân loại là thái độ mà con người nên dùng để đối xử với nhau. Đức Chúa Trời đối xử với mỗi một người như thế nào? Một số người có vóc giạc còn non nớt; hay trẻ dại; hay chỉ mới tin Đức Chúa Trời được một thời gian ngắn; hay thực chất bản tính không xấu, không độc ác mà chỉ hơi ngu dốt hay thiếu tố chất. Hay họ đang chịu quá nhiều sự ràng buộc, chưa hiểu lẽ thật, chưa có lối vào sự sống, do đó họ khó tránh khỏi làm những điều ngu dốt hay có những biểu hiện ngu dốt. Nhưng Đức Chúa Trời không nhìn sự ngu dốt nhất thời của con người; Ngài chỉ nhìn vào lòng họ. Nếu họ có ý chí theo đuổi lẽ thật, thì họ đúng, và khi đây là mục tiêu của họ, thì Đức Chúa Trời đang quan sát họ, chờ đợi họ, và cho họ thời gian cùng cơ hội để họ bước vào. Đức Chúa Trời sẽ không phủ định họ hoàn toàn chỉ vì một lần vi phạm. Đó là điều con người thường làm; Đức Chúa Trời không bao giờ đối xử với con người như vậy. Nếu Đức Chúa Trời không đối xử với con người theo cách đó, thì tại sao con người lại đối xử với người khác theo cách đó? Chẳng phải điều này cho thấy tâm tính bại hoại của họ sao? Đây chính là tâm tính bại hoại của họ. Ngươi phải nhìn vào cách Đức Chúa Trời đối xử với những người ngu dốt và thiếu hiểu biết, cách Ngài đối xử với những người có vóc giạc còn non trẻ, cách Ngài đối xử với những bộc lộ bình thường của tâm tính bại hoại của con người, và cách Ngài đối đãi với những người hiểm độc. Đức Chúa Trời đối xử với những người khác nhau theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có những cách xử lý khác nhau với tình trạng khác nhau của con người. Ngươi phải hiểu những lẽ thật này. Một khi ngươi đã hiểu những lẽ thật này, thì ngươi sẽ biết cách trải nghiệm và biết làm thế nào để đối xử với mọi người theo nguyên tắc(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự việc và sự vật xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra Ngài có nguyên tắc khi đối đãi với con người. Ngài bao dung, nhẫn nại với những người có vóc giạc nhỏ bé và cho họ cơ hội phát triển. Vậy mà tôi lại không nghĩ đến những khó khăn thực tế của người khác, còn yêu cầu ở họ quá cao. Nghĩ lại thì, Triệu Hâm đã khá lớn tuổi và mới bắt đầu làm việc, nên ban đầu chị ấy chưa quen với công tác cũng là chuyện bình thường. Thay vì thấu hiểu cho những khó khăn của Triệu Hâm và hỗ trợ chị ấy bằng tình yêu thương, tôi lại yêu cầu chị ấy gánh vác công tác ngay vì chị đang thực hiện bổn phận của mình. Lưu Văn có hơi chậm chạp và dễ bối rối khi làm nhiều việc, nhưng chị ấy rất kiên trì và nghiêm túc trong bổn phận, có thể thực hiện công tác thực tế. Vậy mà tôi không giúp chị ấy nhanh chóng làm quen với công việc, lại còn kỳ vọng quá cao, và khi kỳ vọng đó không được đáp ứng thì tôi liền tỏ ra bất mãn, khiến chị cảm thấy bị kìm kẹp. Nghĩ lại thì, khi mới làm bổn phận lãnh đạo, tôi cũng không hiểu gì cả. Nhờ sự giúp đỡ thường xuyên của anh chị em mà tôi mới nắm được một số nguyên tắc. Thế nhưng giờ tôi lại đòi hỏi quá cao ở các chị em cộng sự và làm khó họ. Tôi thật quá vô nhân tính! Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy rất xấu hổ.

Sau đó, trong lúc tìm kiếm, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Phải có nguyên tắc để các anh chị em chung sống với nhau. Đừng luôn nhìn vào vấn đề của người khác, mà hãy thường xuyên kiểm điểm bản thân, sau đó chủ động thừa nhận với người khác những gì các ngươi đã làm mà gây nhiễu loạn hoặc tổn hại cho họ, và học cách mở lòng và thông công. Như thế, các ngươi sẽ có thể đạt đến thông hiểu lẫn nhau. Hơn nữa, bất kể gặp phải chuyện gì, ngươi cũng nên nhìn nhận mọi sự dựa trên lời Đức Chúa Trời. Nếu người ta có thể hiểu được các nguyên tắc lẽ thật và tìm được con đường thực hành, thì sẽ có thể đạt đến đồng tâm hợp ý, và mối quan hệ giữa các anh chị em sẽ bình thường, họ sẽ không hờ hững, lạnh lùng và tàn nhẫn như người ngoại đạo, và họ sẽ rũ bỏ tâm lý nghi kỵ và đề phòng nhau. Các anh chị em sẽ trở nên thân thiết với nhau hơn; họ sẽ có thể hỗ trợ lẫn nhau và yêu thương nhau; trong lòng họ sẽ có thiện chí, và họ sẽ có khả năng khoan dung và thương tiếc nhau, sẽ hỗ trợ và giúp đỡ nhau, thay vì bài xích nhau, đố kỵ nhau, so đo lẫn nhau, âm thầm cạnh tranh và không phục nhau. … Khi con người sống theo những tâm tính bại hoại, họ rất khó lắng lòng trước mặt Đức Chúa Trời, rất khó để họ thực hành lẽ thật và sống theo lời Đức Chúa Trời. Để sống trước mặt Đức Chúa Trời, trước hết ngươi phải học cách tự phản tỉnh và biết mình, thực sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sau đó ngươi phải học cách chung sống hòa thuận với các anh chị em. Ngươi phải khoan dung, độ lượng với nhau, phải có thể nhìn ra điểm mạnh và ưu điểm của nhau, ngươi còn phải học cách tiếp thu ý kiến của người khác và những điều đúng đắn(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời của Đức Chúa Trời phán rõ rằng, khi tương tác với anh chị em, đừng nên chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của họ, mà nên nhận biết điểm mạnh và giá trị của người khác, bao dung và bù đắp cho những điểm mạnh, điểm yếu của nhau. So với tôi, Triệu Hâm giỏi hơn trong việc thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề. Những lúc tôi không thể nhìn thấu vấn đề của các anh chị em, Triệu Hâm có thể tìm ra những lời liên quan của Đức Chúa Trời để thông công và giải quyết. Lưu Văn tuy tác phong chậm chạp, nhưng luôn cẩn thận xem xét vấn đề, thực hiện bổn phận một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Khi công việc quá nhiều, tôi thường có xu hướng qua loa chiếu lệ, Lưu Văn sẽ thỉnh thoảng nhắc nhở tôi, hỗ trợ và bù đắp khuyết điểm của tôi. Ba người chúng tôi phối hợp một cách hài hòa, học hỏi điểm mạnh, bù đắp điểm yếu của nhau, như vậy công tác sẽ tiến triển thuận lợi. Sau đó, tôi đã mở lòng với các chị em cộng sự về tình trạng của mình, và chúng tôi cũng chỉ ra những vấn đề của nhau. Sau khi thông công, chúng tôi đã tìm ra con đường và phương hướng phối hợp, trong lòng tôi thấy rất thoải mái. Tôi nhận ra hoàn cảnh do Đức Chúa Trời sắp đặt rất có ích cho sự phát triển sự sống của tôi. Tôi vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Nhẹ nhõm khi không ganh tỵ

Bởi An Tĩnh, Trung Quốc Tháng 01 năm 2017, tôi được giao bổn phận chăm tưới trong hội thánh. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời vì cơ hội được...

Trở lại con đường chân chính

Bởi Trần Quang, Hàn Quốc Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Phụng sự Đức Chúa Trời không phải là nhiệm vụ đơn giản. Những người có tâm tính bại...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger