Hiểu được thế nào là người tốt
Từ khi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã dạy tôi phải công bằng, biết điều, tử tế với người khác, thông cảm cho những khó khăn của người khác và không tranh cãi những chuyện nhỏ nhặt. Họ nói như vậy mới là người tốt, và sẽ được người khác tôn trọng và quý mến. Tôi cũng nghĩ rằng đó là một cách hay, và thường nhắc nhở bản thân phải từ bi và tử tế. Tôi không bao giờ xung đột với người trong gia đình và dân làng, tôi cũng rất quan tâm đến cách mọi người nhìn nhận mình. Bạn bè của tôi ở làng thường khen tôi, nói rằng tôi có nhân tính tốt, có biết cảm thông, và tôi không cãi nhau với ai khi họ xúc phạm mình. Những lời khen kiểu này khiến tôi rất vui. Tôi nghĩ là con người, mình nên thân thiện như vậy, và nên thông cảm khi ai đó sai trái. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng đây là tiêu chuẩn để trở thành một người tốt. Sau khi trở thành một tín hữu, tôi cũng cứ hành động như vậy.
Rồi vào tháng Mười một năm 2021, tôi được bầu làm chấp sự hội thánh và bắt đầu rao truyền Phúc Âm với một số anh chị em khác. Anh Vương, một trong số họ, ở cùng làng với tôi. Anh ấy có tố chất và khi rao giảng Phúc Âm, lập luận của anh rất rõ ràng. Anh ấy có thể dùng ví dụ để giải thích sự việc, giúp những người tìm hiểu con đường thật hiểu. Nhưng tôi phát hiện anh ấy hơi ngạo mạn và không thích tiếp nhận đề nghị của người khác. Ngoài ra, nhiều lần anh ấy không làm theo nguyên tắc trong bổn phận, không tôn cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời trong công tác Phúc Âm, mà chỉ nói rất nhiều về việc mình đã cải đạo được cho bao nhiêu người. Các anh chị em đều thích nghe anh ấy rao giảng và thực sự sùng bái anh ấy. Có lần có người đang tìm hiểu con đường thật đã khen anh ấy có tố chất tốt vào rao giảng hay. Tôi để ý thấy anh ấy đã tự đề cao bản thân và khá phô trương, và trong công tác rao giảng Phúc Âm, anh đã không tập trung làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt hay giải quyết các quan niệm tôn giáo của người khác. Tôi muốn nhắc anh Vương chuyện này, nhưng nghĩ một hồi, tôi lại quyết định chờ thêm một thời gian nữa. Tôi muốn anh Vương biết tôi là người tử tế, biết điều không chú ý đến từng vấn đề nhỏ mình nhìn thấy. Tôi nghĩ mình nên khích lệ và giúp đỡ anh ấy nhiều hơn. Sau đó, lãnh đạo thường gửi thư về các nguyên tắc liên quan đối với việc rao giảng Phúc Âm cho nhóm chúng tôi và tôi đã gián tiếp thông công một chút về những việc liên quan đến hành vi của anh Vương. Tôi hy vọng anh ấy sẽ bắt đầu nhận ra vấn đề của mình qua mối thông công đó. Tôi đã muốn đề cập đến vấn đề của anh ấy một lần nữa, nhưng rồi tôi nghĩ vì anh ấy là người khá ngạo mạn, nên có thể sẽ không chấp nhận lời khuyên của tôi. Tôi sợ anh ấy nghĩ tôi là phi lý và không tử tế, cũng như có ấn tượng xấu về tôi. Nếu mối quan hệ của chúng tôi gặp bế tắc và không thể hợp tác tốt với nhau được, thì hình ảnh người tử tế của tôi sẽ bị hủy hoại. Nghĩ vậy, tôi lại nhịn không nói. Lúc đó tôi cảm thấy hơi tồi tệ, nên đã đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện, xin Ngài ban cho tôi sức mạnh để thực hành lẽ thật. Sau đó, anh Vương, một số anh chị em khác và tôi đều đến một ngôi làng để rao giảng Phúc Âm. Tôi thấy khi thông công, anh Vương vẫn phô trương, nói về việc mình không quan tâm đến tiền bạc như thế nào, làm việc chăm chỉ vì Đức Chúa Trời ra sao, nhưng lại không tập trung thông công lẽ thật. Trên đường về nhà, tôi đã lấy hết dũng khí và nói với anh ấy: “Anh đã không đi vào nguyên tắc trong việc rao giảng và lời chứng của mình. Anh cần tập trung thông công lẽ thật với những người tiếp nhận Phúc Âm tiềm năng, đưa họ đến trước Đức Chúa Trời…”. Tôi chưa kịp nói xong, anh đã đã đáp lại rằng: “Mối thông công của tôi chẳng có vấn đề gì cả. Chị đang cả nghĩ rồi”. Tôi đã sợ nếu nói thêm gì đó thì sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của anh ấy và làm tổn hại đén mối quan hệ tốt của chúng tôi. Tôi cũng lo anh ấy sẽ xem tôi là người xấu bụng và điều đó sẽ hủy hoại hình ảnh tích cực của tôi, nên đã không nói thêm gì nữa. Tôi thấy vậy cũng đủ rồi và anh ấy có thể bắt đầu dần dần tự biết mình. Sau đó tôi phát hiện mặc dù lúc nào chúng tôi cũng bận rộn, nhưng vẫn không có kết quả tốt trong công tác Phúc Âm. Một số người trong ngôi làng đó có quan tâm, nhưng vẫn không hiểu sau khi nghe anh Vương thông công vài lần. Ngoài ra, họ cũng bị các quan niệm, tin đồn tác động và không muốn tìm hiểu nữa. Một số người thực sự nể trọng anh Vương và chỉ muốn nghe anh ấy thông công, chứ không muốn nghe ai khác thông công cả. Thấy vậy, tôi thực sự không thoải mái, và cảm thấy khá tội lỗi. Những vấn đề này liên quan nhiều đến anh Vương. Nếu tôi nêu ra vấn đề của anh ấy sớm hơn, có thể anh ấy đã nhận ra và thay đổi, thế thì công tác Phúc Âm của chúng tôi sẽ không bị tổn hại. Nhưng sau đó, khi thực sự muốn nêu ra vấn đề này, tôi lại lo nó có thể làm tổn hại mối quan hệ tốt của chúng tôi, nên tôi cảm thấy rất mâu thuẫn. Tôi nghĩ mình có thể nói với lãnh đạo và nhờ chị ấy thông công với anh Vương, thế thì sự hợp tác trong bổn phận của chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi vẫn có thể thân thiết với nhau. Vì vậy, tôi đã nói với lãnh đạo về chuyện của anh Vương. Chị ấy đã tìm được một số lời Đức Chúa Trời liên quan và để chúng tôi cùng nhau bước vào, và dường như anh Vương đã có chút thay đổi. Vì vậy, tôi cứ thế bỏ qua chuyện đó.
Có lần, tôi đã nhắc đến vấn đề này với một người chị em khác, và chị ấy đã chỉ ra rằng tôi luôn bảo vệ mối quan hệ của mình với người khác, đó là dấu hiệu của người thích chiều lòng người khác. Nhưng lúc đầu tôi không nhận ra. Tôi nghĩ mình không thể nào là kẻ thích chiều lòng người khác được, vì họ là người xảo quyệt, và tôi chưa từng làm gì xảo quyệt cả, nên làm sao tôi có thể là một trong số họ được chứ? Lúc đó, tôi không muốn chấp nhận phản hồi của chị ấy, nhưng tôi cũng biết trong lời chị ấy nói có bài học kinh nghiệm cho mình. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi biết mình. Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Con người cư xử và đối đãi với người khác phải dựa trên lời Đức Chúa Trời; đây là nguyên tắc xử sự cơ bản nhất của con người. Làm sao con người có thể thực hành lẽ thật nếu họ không hiểu được các nguyên tắc xử sự của con người? Thực hành lẽ thật không phải là nói những lời sáo rỗng và đọc thuộc lòng những cụm từ định sẵn. Bất kể điều gì người ta có thể gặp phải trong cuộc sống, miễn là nó liên quan đến các nguyên tắc ứng xử của con người, quan điểm về các sự kiện, hoặc vấn đề thực hiện bổn phận của mình, họ phải đối mặt với việc đưa ra lựa chọn, và họ nên tìm kiếm lẽ thật, họ nên tìm kiếm cơ sở và nguyên tắc trong lời Đức Chúa Trời, và sau đó họ nên tìm kiếm một con đường để thực hành; những người có thể thực hành theo cách này là những người mưu cầu lẽ thật. Có thể mưu cầu lẽ thật theo cách này cho dù người ta gặp phải khó khăn lớn đến đâu là bước đi con đường của Phi-e-rơ và con đường mưu cầu lẽ thật. Ví dụ: cần tuân theo nguyên tắc nào khi tương tác với người khác? Quan điểm ban đầu của ngươi là không nên xúc phạm bất kỳ ai, mà phải duy trì sự hòa thuận và tránh làm mất mặt bất kỳ ai, để trong tương lai, mọi người có thể hòa thuận. Bị giới hạn bởi quan điểm này, khi ngươi thấy ai đó làm điều gì xấu, mắc sai lầm, hay thực hiện một hành động trái với các nguyên tắc, ngươi thà dung túng hơn là nêu ra với người đó. Bị giới hạn bởi quan điểm của mình, ngươi trở nên không muốn xúc phạm bất kỳ ai. Dù ngươi đang kết giao với ai, bị cản trở bởi những suy nghĩ về sĩ diện, về tình cảm, hoặc về những tình cảm đã phát triển qua nhiều năm tương tác, ngươi sẽ luôn nói những điều tử tế khiến người đó vui. Nếu có những điều ngươi thấy không vừa lòng, ngươi cũng chịu đựng; ngươi chỉ kín đáo bộc lộ chút bực dọc, thốt vài lời nói xấu, nhưng khi ngươi gặp họ trực tiếp, ngươi sẽ không hó hé và vẫn duy trì mối quan hệ với họ. Ngươi nghĩ gì về cách cư xử như vậy? Chẳng phải đó là cách của một kẻ dễ dãi sao? Chẳng phải như vậy là khá láu cá sao? Điều này vi phạm các nguyên tắc ứng xử. Do đó chẳng phải hành động như vậy là đê tiện sao? Những người hành động như vậy không phải là người tốt, cũng không phải là cao thượng. Cho dù ngươi đã phải chịu đựng bao nhiêu, và cho dù ngươi phải trả giá như thế nào, nếu ngươi cư xử không có nguyên tắc, thì ngươi đã thất bại và sẽ không được chấp thuận trước Đức Chúa Trời, cũng không được Ngài nhớ đến, cũng không làm vui lòng Ngài” (Để làm tròn bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi đã kiểm điểm bản thân trong sự sáng của lời Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy mình không phải là kẻ thích chiều lòng người khác, nhưng thực sự thì tôi đã hành động như thế nào chứ? Trong thời gian đó, tôi đã thấy anh Vương phô trương rất nhiều khi làm công tác Phúc Âm và lẽ ra tôi nên chỉ ra vấn đề đó để giúp anh ấy biết mình và thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, nhưng tôi lại lo sẽ trực tiếp làm tổn hại mối quan hệ của chúng tôi. Vì vậy tôi luôn nghĩ đến cảm giác của anh ấy và không dám nói gì quá trực tiếp. Tôi thậm chí còn muốn khích lệ anh ấy nhiều hơn để cho anh ấy ấn tượng rằng tôi là người tốt, và đánh giá cao tôi. Nhưng thực tế, tôi biết khi hợp tác với các anh chị em trong bổn phận, nếu thấy vấn đề thì chúng ta cần chỉ ra, bù đắp cho khuyết điểm của người khác và cùng nhau bảo vệ công tác của hội thánh. Vậy mà tôi lại cố tình làm sai và không thực hành lẽ thật. Kết quả là anh Vương đã không nhận ra vấn đề của mình và cứ phô trương trong khi rao giảng Phúc Âm mà không tập trung thông công về lẽ thật. Điều đó nghĩa là các quan niệm tôn giáo của những người tìm kiếm con đường thật không được giải quyết và một số người đã không dự họp nữa khi họ bị quấy rầy. Tôi thấy công tác bị ảnh hưởng và cảm thấy hơi tội lỗi, nhưng lại sợ anh ấy sẽ có thành kiến với tôi nếu tôi trực tiếp nói ra và làm tổn hại mối quan hệ của chúng tôi. Vì vậy tôi đã xảo trá nhờ một lãnh đạo hội thánh thông công với anh ấy để tôi không phải xúc phạm anh ấy. Tôi nhận ra mình đã cố bảo vệ các mối quan hệ với người khác và chiều chuộng họ trong bổn phận, không hề bảo vệ lợi ích của hội thánh, không có ý thức công chính, và tôi hoàn toàn không có nguyên tắc. Tôi không phải là người thực hành lẽ thật. Chẳng phải đó chính là hành động của một kẻ thích chiều lòng người khác sao? Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ của Đức Chúa Trời. “Bề ngoài, lời nói của những kẻ địch lại Đấng Christ có vẻ đặc biệt tử tế, có văn hóa và xuất sắc. Bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc, nhiễu sự và xâm phạm công tác hội thánh, đều không bị vạch trần hay phê bình bất kể họ là ai; những kẻ địch lại Đấng Christ làm ngơ, để mọi người nghĩ rằng họ cao thượng trong mọi vấn đề. Mọi sự bại hoại và việc làm xấu xa của mọi người đều gặp được sự độ lượng và khoan dung. Họ không giận dữ hay nổi cơn thịnh nộ, họ sẽ không khó chịu và đổ lỗi cho người ta khi họ làm điều gì đó sai trái và gây tổn hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Bất kể ai phạm điều ác và làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời, họ cũng không để ý đến, như thể việc này không liên quan gì đến họ, và họ sẽ không bao giờ xúc phạm người ta vì điều đó. Họ quan tâm đến điều gì nhất? Quan tâm đến việc bao nhiêu người nể phục họ, và bao nhiêu người nhìn thấy họ khi họ chịu khổ, và ngưỡng mộ họ vì điều đó. Những kẻ địch lại Đấng Christ tin rằng không bao giờ được chịu khổ nếu không thu được gì cả; bất kể họ phải chịu đựng khó khăn gì, họ phải trả giá như thế nào, họ làm những việc lành gì, họ quan tâm, ân cần và yêu thương người khác như thế nào, tất cả những điều này đều phải được thực hiện trước mặt người khác, phải có nhiều người hơn nữa nhìn thấy điều đó. Và mục đích của họ khi hành động như vậy là gì? Để thu phục mọi người, khiến mọi người cảm thấy ngưỡng mộ và tán thành đối với những hành động của họ, đối với hành vi của họ, đối với tính cách của họ” (Mục 9. Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân nối bật và thỏa mãn những lợi ích, tham vọng của riêng mình; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (Phần 10), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Tôi cảm thấy rất tội lỗi sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, như thể Đức Chúa Trời đã đứng ngay trước mặt tôi, vạch trần tâm tính Sa-tan của tôi. Tôi ngẫm lại việc mình đã luôn cố trở thành người tử tế, từ bi, vì cảm thấy làm như vậy sẽ có được sự tôn trọng và khen ngợi của người khác, và mọi người sẽ thích tôi. Tôi cũng đã như vậy khi thực hiện bổn phận với các anh chị em khác. Tôi sẽ không nói bất cứ gì để công khai vạch trần vấn đề của anh Vương, sợ sẽ làm tổn hại danh tiếng của anh ấy và sau đó chúng tôi sẽ không còn thân thiết nữa. Nhưng thực tế, tất cả những gì tôi làm đều là để bảo vệ thanh danh và địa vị của mình. Tôi đã dùng sự tử tế bề ngoài để che đậy bản thân và khiến mọi người nghĩ mình tốt, nịnh nọt người ta để người ta nghĩ tôi là người biết yêu thương, kiên nhẫn và bao dung, rằng tôi là người tốt bụng, tử tế. Tôi đã không quan tâm liệu công tác của hội thánh hay đời sống của các anh chị em có bị tổn hại hay không. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra mình thật lươn lẹo và xảo quyệt. Nhìn thì có vẻ tôi chưa từng xúc phạm ai, như thể tôi là người tốt, nhưng thực ra, đằng sau hành động của tôi đều là những động cơ thấp hèn. Tôi đã lừa dối mọi người và gạt cả Đức Chúa Trời. Tôi nhận ra mình có tâm tính như một kẻ địch lại Đấng Christ, rằng tôi đang bảo vệ hình ảnh và địa vị của mình mà gây hại cho công tác của hội thánh, và cứ đi con đường đó thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Tôi sẽ ngày càng xa cách Đức Chúa Trời và cuối cùng sẽ bị Ngài loại bỏ! Khi nhận ra điều này, tôi thực sự khinh miệt bản thân và cũng cảm thấy rất buồn. Tôi đã cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con luôn che đậy bản thân và khiến mọi người nghĩ mình tử tế, tập trung vào tạo dựng hình ảnh tích cực. Con không muốn đi con đường này nữa. Xin hãy dẫn dắt con từ bỏ tâm tính bại hoại của mình”.
Sau đó, tôi đã đọc thêm đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Tiêu chuẩn mà con người dùng để phán xét người khác dựa trên hành vi của họ; những ai có hành vi tốt là người công chính, trong khi những ai có hành vi xấu xa là người gian ác. Tiêu chuẩn Đức Chúa Trời dùng để phán xét con người dựa trên việc thực chất của họ có tuân phục Ngài hay không; một người tuân phục Đức Chúa Trời là người công chính, trong khi một người không tuân phục Đức Chúa Trời là một kẻ thù và là một kẻ gian ác, bất kể hành vi của người này tốt hay xấu và bất kể lời nói của họ có đúng hay không” (Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Có thể là trong tất cả những năm đặt đức tin vào Đức Chúa Trời của ngươi, ngươi chưa bao giờ nguyền rủa ai hay làm việc xấu, dẫu vậy trong sự giao kết của ngươi với Đấng Christ, ngươi không thể nói sự thật, hành động một cách trung thực, hay vâng phục lời Đấng Christ; trong trường hợp đó, Ta bảo rằng ngươi là người nham hiểm và độc ác nhất trên đời. Ngươi có thể đặc biệt tử tế và tận tình với bà con, bạn bè, vợ (hay chồng), con trai và con gái, cha mẹ của ngươi, và không bao giờ lợi dụng người khác, nhưng nếu ngươi không thể tương hợp với Đấng Christ, nếu ngươi không thể tương tác hòa hợp với Ngài, thì ngay cả khi ngươi dâng trọn mọi thứ của mình có để cứu lấy láng giềng hay tận tình chăm sóc cha, mẹ, và các thành viên trong gia đình ngươi, Ta cũng sẽ nói rằng ngươi vẫn xấu xa, và hơn nữa là kẻ đầy những thủ đoạn quỷ quyệt” (Những ai không tương hợp với Đấng Christ thì hẳn là những kẻ chống đối của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng tiêu chuẩn để đánh giá người khác của mọi người dựa trên cách họ hành xử. Những ai cư xử tử tế thì là người tốt, còn những ai cư xử tệ thì là người xấu. Nhưng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời lại dựa trên việc liệu người đó có đi theo con đường của Ngài, và thực chất cũng như thái độ của họ có vâng phục Đức Chúa Trời hay không. Tiêu chuẩn này không phải được xác định dựa trên hành vi tử tế bề ngoài của họ. Sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời xuyên thấu tâm can tôi. Từ khi còn nhỏ, với các thành viên trong gia đình và người khác, tôi chưa bao giờ tranh cãi hay xung đột với ai. Kể cả nếu ai đó gây gổ với tôi, tôi cũng sẽ giải quyết bằng cách xoa dịu họ. Bạn bè trong làng tôi luôn khen tôi là người tử tế và tôi cũng nghĩ như vậy tức là mình đã đạt được tiêu chuẩn của một người tốt. Giờ tôi mới hiểu bề ngoài thì tôi không hành ác, nhưng tôi lại không trung thực trong lời nói và hành động. Tôi thấy anh Vương thực hiện bổn phận không theo nguyên tắc và luôn phô trương, làm ảnh hưởng đén hiệu quả công việc của chúng tôi. Nhưng để bảo vệ hình ảnh là người tốt của mình, tôi đã không vạch trần hay giúp đỡ anh, và không bảo vệ lợi ích của hội thánh. Nên dù người khác có nghĩ tôi là người tốt, thì trước Đức Chúa Trời, tôi vẫn chống lại Ngài và lẽ thật, và mọi thứ tôi làm đều là hành ác. Tôi nhận ra việc đánh giá ai tốt ai xấu dựa trên hành vi bề ngoài không phải là tiêu chuẩn đúng đắn. Một số người có vẻ làm rất nhiều việc tử tế, nhưng họ lại cực lực chống đối và lên án công tác và lời của Đức Chúa Trời. Họ là những kẻ hành ác. Tôi nhớ mình từng làm việc với một người chị em nọ. Theo tôi thấy, chị ấy không quan tâm đến việc tỏ ra tử tế và nồng hậu trong lời nói, nhưng chị có thể tiếp nhận lẽ thật và tìm cách thực hiện bổn phận theo nguyên tắc của lẽ thật. Chị ấy nói điều cần nói khi thấy người khác không hành động theo lẽ thật. Chị ấy có thể chỉ ra vấn đề của người khác và có ý thức công chính. Nghĩ đến chuyện này, tôi đã có chút quyết tâm không cố tỏ ra là một người tử tế theo quan điểm của mình nữa, mà phải sống theo lẽ thật của lời Đức Chúa Trời và mưu cầu việc trở thành một người tốt thực sự.
Tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Điều con người nên cố gắng đạt được nhất là lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở của họ, và lấy lẽ thật làm tiêu chí của họ; chỉ khi đó họ mới có thể sống trong sự sáng và sống như một con người bình thường. Nếu ngươi muốn sống trong sự sáng, ngươi phải hành động phù hợp với lẽ thật; nếu ngươi muốn là người trung thực, ngươi phải nói những lời trung thực và làm những việc trung thực. Chỉ với các nguyên tắc của lẽ thật thì mới có cơ sở cho cách hành xử của ngươi; một khi người ta đánh mất các nguyên tắc của lẽ thật, và chỉ tập trung vào hành vi tốt, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự giả tạo và giả vờ. Nếu không có nguyên tắc đối với cách hành xử của con người, thì dù hành vi của họ có tốt đến đâu, họ cũng là những kẻ giả hình; họ có thể đánh lừa người khác trong một thời gian, nhưng họ sẽ không bao giờ đáng tin cậy. Chỉ khi con người hành động và hành xử theo lời Đức Chúa Trời thì họ mới có nền tảng thật sự. Nếu họ không hành xử theo lời Đức Chúa Trời, mà chỉ chăm chăm giả vờ cư xử tốt, thì kết quả là họ có thể trở thành người tốt không? Tuyệt đối không. Hành vi tốt không thể thay đổi thực chất của con người. Chỉ có lẽ thật và lời Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi tâm tính, suy nghĩ và quan điểm của con người, và trở thành sự sống của họ. … Đôi khi, cần trực tiếp chỉ ra và phê bình những thiết sót, khuyết điểm, lỗi lầm của người khác. Điều này cực kỳ ích lợi cho người ta. Đó chính là thực sự giúp đỡ họ và xây dựng cho họ, phải không? Ví dụ như ngươi đặc biệt ngang ngạnh và kiêu ngạo. Ngươi chưa bao giờ nhận ra điều này, nhưng một người hiểu rõ ngươi sẽ thẳng thắn nói cho ngươi biết vấn đề. Ngươi thầm nghĩ: ‘Mình ngang ngạnh hả? Mình kiêu ngạo hả? Không ai khác dám nói với mình cả, nhưng người ấy hiểu mình. Việc họ có thể nói một điều như vậy cho thấy thực sự đúng là thế. Mình phải dành chút thời gian phản tỉnh về điều này’. Rồi ngươi nói với người đó: ‘Những người khác chỉ toàn nói điều tốt đẹp với tôi, ca ngợi tôi, chưa ai từng thẳng thắn góp ý cho tôi, chưa ai từng chỉ ra những thiếu sót và vấn đề này ở tôi. Chỉ anh mới có thể nói cho tôi biết, thẳng thắn góp ý cho tôi. Thật tuyệt vời, cực ích lợi cho tôi’. Đây là nói chân tình, phải không? Từng chút một, người kia đã trao đổi với ngươi những gì trong tâm trí họ, suy nghĩ của họ về ngươi, và kinh nghiệm của họ về việc họ đã từng có những quan niệm, sự tưởng tượng, tiêu cực và yếu đuối trong vấn đề này, và có thể thoát khỏi nó bằng cách tìm kiếm lẽ thật. Đây là có sự trao đổi chân tình, là sự tương giao giữa hai tâm hồn. Tóm lại, nguyên tắc nói chuyện là gì? Đó là: nói những gì trong lòng ngươi, và nói về những trải nghiệm thực sự của ngươi cũng như những gì ngươi thực sự nghĩ. Những lời này có lợi nhất cho mọi người, chúng cung cấp cho mọi người, chúng giúp đỡ họ, chúng tích cực. Hãy từ chối nói những lời giả tạo, những lời không mang lại lợi ích hoặc khai trí cho mọi người; như vậy sẽ tránh làm hại họ hoặc khiến họ vấp ngã, tránh để họ rơi vào tình trạng tiêu cực và có tác động tiêu cực. Ngươi phải nói những điều tích cực. Ngươi phải nỗ lực giúp đỡ mọi người nhiều nhất có thể, nỗ lực mang lại lợi ích cho họ, cung cấp cho họ, giúp họ có được đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời; và ngươi phải cho phép mọi người được giúp đỡ và thu hoạch được nhiều từ những kinh nghiệm của ngươi về lời Đức Chúa Trời và cách ngươi giải quyết vấn đề, cho phép họ có thể hiểu được con đường trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và bước vào thực tế của lẽ thật, cho phép họ bước vào sự sống và giúp sự sống của họ phát triển – đây là tất cả hiệu quả của việc lời nói có nguyên tắc và khai trí cho mọi người” (Mưu cầu lẽ thật là gì (3), Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi tìm thấy các nguyên tắc hành xử trong lời Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải làm người trung thực theo lời Đức Chúa Trời. Khi thấy vấn đề của người khác, chúng ta nên chỉ ra và giúp đỡ họ, điều này có thể làm lợi cho họ. Chúng ta nên hỗ trợ công tác của hội thánh và khai trí cho người khác. Khi đã hiểu được con đường này, tôi muốn đưa lẽ thật vào thực hành ngay lập tức, nói chuyện thật lòng với anh Vương và nêu ra vấn đề của anh ấy. Tôi biết việc này là để anh ấy có thể chấn chỉnh thái độ đối với bổn phận và biết về tâm tính bại hoại cũng như thiếu sót của mình trong bổn phận. Điếu này là để giúp anh ấy. Vì vậy tôi đã tìm anh ấy, sẵn sàng nói về những vấn đề của anh ấy với anh. Đúng lúc đó, tôi lại cảm thấy có chút e ngại, sợ anh ấy sẽ nghĩ gì đó về mình. Nhưng tôi đã nghĩ đến việc dạo gần đây tôi đã không thực hành lẽ thật, làm ảnh hưởng đến công tác của chúng tôi, và tôi cảm thấy rất tội lỗi. Tôi biết Đức Chúa Trời dò xét suy nghĩ và việc làm của tôi, và tôi phải là người trung thực. Tôi không thể bảo vệ hình ảnh của mình và quay lưng lại với lẽ thật nữa. Suy nghĩ này đã cho tôi dũng khí để từ bỏ tâm tính bại hoại và nói chuyện thành thật với anh Vương về vấn đề của anh ấy. Thật ngạc nhiên là anh ấy đã lắng nghe tôi và có thể chấp nhận chuyện đó. Anh nói: “Tôi đã không hiểu rõ một số nguyên tắc. Sau này, xin cứ nói với tôi bất cứ vấn đề gì mà chị nhìn thấy nhé. Chúng ta có thể giúp đỡ nhau và cùng làm tròn bổn phận”. Tôi đã rất xúc động khi nghe anh ấy nói như ậy, và vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ và ân hận vì trước kia đã không đưa lẽ thật vào thực hành. Nếu trước đó tôi nêu ra vấn đề này với anh ấy, thì chúng tôi đã có thể cải thiện kết quả công việc sớm hơn và có lẽ anh ấy đã hiểu được tâm tính bại hoại của mình sớm hơn rồi. Sau đó, tôi đã thực sự cảm nhận được việc thực hành lẽ thật làm lợi cho người khác, cho bản thân và bổn phận của chúng ta. Giờ đây, hễ cứ thấy vấn đề của các anh chị em là tôi đều chủ động chỉ ra vì tôi biết đây là đang thực hành lẽ thật và đang giúp đỡ họ. Tôi cũng cảm nghiệm được rằng việc sống theo yêu cầu của Đức Chúa Trời và làm việc theo nguyên tắc của lẽ thật là cách duy nhất để thực hành lẽ thật và làm người tốt.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?