Căn nguyên của tình trạng tiêu cực

16/09/2022

Bởi Tâm Triệt, Hàn Quốc

Tôi đã chăm tưới cho người mới được năm qua. Một lần nọ, lãnh đạo đến nói chuyện với chúng tôi về công việc của chúng tôi, rằng khi quan sát công việc của chúng tôi trong khoảng thời gian này, anh để ý thấy một số người chăm tưới không thấy được thực chất vấn đề của người mới, và đã không giải quyết vấn đề của họ, mà chỉ khích lệ và cho họ lời khuyên, khiến một số người không đi họp bình thường và làm cho công việc chăm tưới không hiệu quả. Nghĩa là những người chăm tưới đã không hoàn thành trách nhiệm của mình. Nghe lãnh đạo nói vậy khiến lòng tôi chùng xuống. “Không hiệu quả”, “không hoàn thành trách nhiệm”, những lời đó thực sự rất khó nghe, khiến tôi cảm thấy chán nản và rầu rĩ. Tôi đã chăm tưới cho người mới bao lâu nay. Khi lãnh đạo nói vậy, chắc hẳn anh ấy cũng ám chỉ tôi. Tôi nghĩ đến việc mình đã nỗ lực cho việc chăm tưới hơn bất cứ công việc nào khác, và tôi đã siêng năng như thế nào khi gặp gỡ từng người mới một. Tôi đã thực sự nỗ lực suy ngẫm về các khó khăn và tình trạng của họ, thông công với họ. Những người mới có lý do không đi họp khác nhau, hoặc một số hay thất thường và không trả lời tin nhắn. Mặc dù rất khó xử lý, nhưng qua cầu nguyện và đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã sẵn lòng từ bỏ bản thân. Ngoài ra, tôi cũng không giỏi ăn nói, nhưng tôi đã nỗ lực để vượt qua trở ngại; bất kể những người mới đến có đối xử với tôi thế nào, tôi cũng giúp đỡ họ bằng tình yêu và sự kiên nhẫn. Tôi cảm thấy mình đã làm tốt nhất có thể. Dù không thể nói là tôi làm việc cực kỳ hiệu quả, nhưng ít nhất tôi cũng đã cải thiện được công việc đôi chút, và những người mới đến cũng nói tôi hữu ích mà. Tôi chưa từng nghĩ lãnh đạo lại bảo mọi thứ tôi làm là không hiệu quả hay không hoàn thành trách nhiệm. Sau khi cuộc họp kết thúc, tôi đã muốn khóc. Tôi đột nhiên cảm thấy không còn sức sống, và đầy cảm xúc tiêu cực. Tôi nghĩ: “Đồng ý là mình vẫn có nhiều thiếu sót và còn nhiều chỗ cần cải thiện trong bổn phận, nhưng đâu phải mình làm việc chẳng có chút hiệu quả nào. Mình đã cố hết sức rồi, vậy tại sao nỗ lực của mình lại không được công nhận? Nếu mọi nỗ lực của mình đều không mang lại hiệu quả, vậy thì mình thực sự không biết phải thực hiện bổn phận thế nào nữa. Có lẽ chỉ là mình không phù hợp với việc chăm tưới người mới”. Vì vậy, tôi đã sống trong tình trạng tiêu cực, và không có động lực trong suốt thời gian thực hiện bổn phận. Trước kia, khi thấy một số người mới không đến họp, tôi sẽ rất quan tâm và lo lắng, và sẽ lập tức hỏi người mới xem tại sao họ lại không đến. Sau khi lắng nghe những vấn đề và khó khăn của họ, tôi sẽ làm mọi cách để thông công và giúp đỡ họ. Nhưng giờ khi thấy người mới không đến họp, tôi không còn lo lắng nhiều nữa, tôi chỉ làm cho có khi gặp họ, và không cố nghĩ cách để có thể khiến cho mối thông công của mình hiệu quả hơn. Tôi muốn đẩy nhiệm vụ chăm tưới người mới khó khăn cho người khác. Tôi cảm thấy vì dù sao mối thông công của mình cũng không hiệu quả, và không giải quyết được vấn đề của họ, thế thì tại sao tôi lại phải quá siêng năng và chủ động làm gì? Không ai thấy được mọi tâm tư tôi gởi gắm vào đó và cả sự hi sinh của tôi. Vậy sao tôi phải bận tâm chứ? Bề ngoài, tôi đang thực hiện bổn phận như thường lệ, nhưng tôi đang ở trong tình trạng “thờ ơ, lãnh đạm” và lòng đã rời xa Đức Chúa Trời. Tôi chẳng có gì nhiều để nói trong khi cầu nguyện; tôi không thể tập trung được.

Mãi đến sau này, khi đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời, tôi mới bắt đầu hiểu tình trạng tiêu cực của mình. Đức Chúa Trời phán: “Nhiều người khi thực hiện bổn phận luôn có những động cơ và sự ô tạp, họ luôn cố gắng nổi bật hơn, họ luôn thích được khen ngợi và cổ vũ, và nếu họ làm gì giỏi, họ luôn muốn được thưởng chút công hay đền đáp; nếu không được thưởng, họ thờ ơ với việc thực hiện bổn phận, và nếu không có ai theo dõi hay cổ vũ họ, họ trở nên thụ động. Họ dao động như trẻ con. Chuyện gì đang xảy ra ở đây – tại sao những người như vậy không bao giờ gạt được những động cơ và sự ô tạp này sang một bên? Điều này chủ yếu là do họ không tiếp nhận lẽ thật; kết quả là, dù ngươi có thông công lẽ thật với họ thế nào đi nữa, họ cũng không có khả năng gạt những điều này sang một bên. Nếu những vấn đề này không bao giờ được giải quyết, thì theo thời gian, người ta dễ trở nên thụ động và ngày càng thờ ơ với việc thực hiện bổn phận của mình. Nhìn thấy những lời từ Đức Chúa Trời về việc được khen ngợi và ban phước, họ trở nên nhiệt tình chút ít, và có chút động lực; nhưng nếu không ai thông công lẽ thật với họ, nếu không ai động viên hay khen ngợi họ, họ lại thờ ơ. Nếu mọi người thường xuyên tán dương, ca tụng và ngợi khen họ, họ cảm thấy mọi việc đang hết sức tốt đẹp, và trong lòng mình, họ tin chắc rằng Đức Chúa Trời đang luôn dõi theo và ban phước cho họ, và họ cũng cảm thấy rằng Đức Chúa Trời ở cùng họ, do vậy những ước muốn ngông cuồng của họ được toại nguyện. Khi tận dụng tối đa kỹ năng và tài năng của họ, họ nở mày nở mặt, và vui mừng nhảy chân sáo dọc đường, mặt mày rạng rỡ. Đây có phải là kết quả của việc mưu cầu lẽ thật không? (Không). Đây chỉ đơn thuần là mong muốn của họ được toại nguyện. Đây là tâm tính gì vậy? Đây là tâm tính ngạo mạn. Họ không có chút nhận thức về bản thân mà chỉ có những ham muốn ngông cuồng. Khi đối mặt với chút nghịch cảnh hay khó khăn, hay khi thể diện và sự phù phiếm của họ không được đáp ứng, hoặc nếu lợi ích của họ bị tổn hại dù chỉ một chút, họ trở nên tê liệt do tính thụ động. Trước đây họ sừng sững như người khổng lồ, nhưng chỉ mới mấy hôm, họ đã biến thành một đống bùn – một sự khác biệt quá lớn. Nếu họ là người mưu cầu lẽ thật, sao họ có thể trở nên tê liệt nhanh như vậy? Rõ ràng là những người được nâng đỡ bởi lòng nhiệt thành, khao khát và tham vọng thì rất yếu ớt; khi gặp chút trở ngại hay thất bại, họ bị tê liệt. Nhìn thấy những tưởng tượng của mình chẳng đi đến đâu và những khao khát của mình không thành, họ mất hy vọng và gục ngã ngay lập tức. Điều này cho thấy rằng bất kể lúc bấy giờ họ nhiệt tình với bổn phận thế nào, đó cũng không phải là vì họ hiểu được lẽ thật. Họ đang thực hiện bổn phận với hy vọng được phước, và bởi lòng nhiệt thành. Dù cho con người có nhiệt thành đến đâu, hay họ có thể rao giảng bao nhiêu câu chữ giáo lý đi nữa, nếu họ không có khả năng thực hành lẽ thật, nếu họ không thể thực hiện bổn phận theo nguyên tắc, nếu họ chỉ dựa vào lòng nhiệt thành, thì họ sẽ không thể trụ được lâu, và khi gặp hoạn nạn hay thảm họa, họ sẽ không thể đứng vững và sẽ gục ngã(“Chỉ bằng cách theo đuổi lẽ thật thì một người mới có thể giải quyết được các quan niệm và sự hiểu lầm của họ về Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã mô tả tình trạng thực của tôi. Trước kia, tôi cảm thấy mình rất siêng năng thực hiện bổn phận; dù có bao khó khăn hay thiếu sót, tôi cũng sẵn lòng vượt qua, và không sợ việc khó. Khi gặp trở ngại, tôi lau nước mắt và cứ bước tiếp. Vậy tại sao giờ tôi lại không có động lực? Hóa ra đó là vì “gánh nặng” và “sự siêng năng” tôi có trước kia phụ thuộc vào điều kiện tiên quyết là mong muốn được thỏa mãn của tôi, chứ không phải là thực hiện bổn phận để làm Đức Chúa Trời hài lòng. Tôi có động lực thực hiện bổn phận khi người khác khen ngợi tôi, nhưng khi bị tỉa sửa và xử lý, tôi lại rơi vào tiêu cực. Tôi nghĩ nỗ lực của mình chẳng đạt được gì, nên tôi đã thụ động và chểnh mảng, trút sự thất vọng lên bổn phận, và thậm chí còn hối hận khi đảm nhận bổn phận này. Tôi thật quá thiếu lương tâm! Thực ra, tôi đã đạt được nhiều trong khi chăm tưới người mới. Tôi đã hiểu rõ hơn cách giải quyết vấn đề nhờ thông công về lẽ thật. Nhờ chăm tưới người mới, tôi đã học được cách suy nghĩ kỹ, có trách nhiệm và ngày càng trưởng thành hơn. Đây đều là những lợi ích thực tế. Tôi đã đạt được rất nhiều, nhưng chỉ một từ gây tổn thương của lãnh đạo lại khiến tôi nghĩ mình đã chẳng làm được gì. Tôi không biết điều gì là tốt cho mình. Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy rất tồi tệ. Tôi không thể tiếp tục ủ rũ như vậy nữa; Tôi phải nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật và sửa đổi tình trạng tiêu cực của mình.

Sau đó, tôi bắt đầu kiểm điểm bản thân. Tại sao khi lãnh đạo mới nói có một điều mà tôi không thích thì tôi đã có phản ứng mạnh như vậy rồi? Tôi đã đọc được một số lời này của Đức Chúa Trời: “Trong hoàn cảnh bình thường, một kiểu trạng trái cố chấp và dấy loạn tồn tại trong thâm tâm con người – điều này chủ yếu là bởi trong lòng họ có một kiểu tư duy logic của con người và quan niệm của con người, đó là: ‘Miễn là ý định của tôi là đúng đắn thì kết quả thế nào cũng không quan trọng, mấy người không nên xử lý tôi, còn nếu mấy người làm thì tôi không cần phải tuân phục’. Họ không suy ngẫm xem liệu hành động của họ có phù hợp với các nguyên tắc của lẽ thật, hay hậu quả sẽ như thế nào. Điều họ bám vào luôn là: ‘Miễn là ý định của tôi là tốt và đúng đắn thì Đức Chúa Trời nên chấp nhận tôi. Ngay cả khi kết quả có xấu thì Ngài cũng không được tỉa sửa hay xử lý tôi, càng không nên lên án tôi’. Đây là lập luận của con người, không phải sao? Đây là quan niệm của con người, không phải sao? Con người luôn khăng khăng bám vào kiểu lập luận này – có sự quy phục nào ở đây không? Ngươi lấy lý lẽ của mình làm lẽ thật và gạt lẽ thật sang một bên. Ngươi tin rằng điều gì phù hợp với lý lẽ của ngươi thì là lẽ thật, và điều gì không phù hợp thì không phải là lẽ thật. Còn ai lố bịch hơn không? Còn ai ngạo mạn và tự phụ hơn không? Bài học về sự quy phục chủ yếu giải quyết trạng thái nào của con người? Nó giải quyết tâm tính ngạo mạn và tự phụ của con người, và nó giải quyết tâm tính dấy loạn nhất trong tất cả các tâm tính: xu hướng lý sự. Khi con người có thể tiếp nhận lẽ thật và ngừng đưa ra các lý lẽ riêng của mình, vấn đề dấy loạn này sẽ được giải quyết và họ sẽ có khả năng quy phục. Và nếu con người có thể đạt được sự quy phục, họ có cần phải có mức độ hợp lý nhất định không? Họ phải có ý thức của một con người bình thường. Chẳng hạn, trong một vấn đề nào đó: bất luận chúng ta làm đúng hay sai, nếu Đức Chúa Trời không hài lòng, chúng ta nên làm theo lời Đức Chúa Trời phán, lời Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn cho mọi sự. Điều này có hợp lý không? Đó là ý thức phải có ở con người trước hết mọi thứ. Dù chúng ta có phải chịu đau khổ ra sao, và dù ý định, mục đích và lý lẽ của chúng ta thế nào, nếu Đức Chúa Trời không thỏa lòng – nếu yêu cầu của Đức Chúa Trời chưa đạt được – thì hành động của chúng ta chắc chắn chưa phù hợp với lẽ thật, do đó chúng ta phải nghe và vâng lời Đức Chúa Trời, và không nên cố lý sự hay tranh luận với Đức Chúa Trời. Khi ngươi có sự hợp lý như thế, khi ngươi có ý thức của một con người bình thường, sẽ dễ giải quyết được vấn đề của ngươi, và ngươi sẽ thực sự quy phục và dù ngươi có ở hoàn cảnh nào đi nữa, ngươi cũng sẽ không bất tuân, và sẽ không bất chấp những yêu cầu của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không phân tích xem liệu điều Đức Chúa Trời yêu cầu là đúng hay sai, tốt hay xấu, ngươi sẽ có thể vâng lời – từ đó giải quyết được tình trạng lý sự, cố chấp và dấy loạn của ngươi. Có phải mọi người đều có những tình trạng dấy loạn này bên trong không? Những trạng thái này thường xuất hiện ở mọi người và họ tự nhủ: ‘Miễn là cách tiếp cận, đề xuất, gợi ý của tôi hợp lý thì ngay cả khi tôi có làm sai thì cũng không nên bị tỉa sửa hay xử lý, và tôi có thể từ chối việc bị tỉa sửa hoặc xử lý’. Đây là tình trạng phổ biến ở mọi người và là khó khăn chính khiến họ không có khả năng vâng lời Đức Chúa Trời. Nếu con người thực sự hiểu được lẽ thật, họ sẽ có thể giải quyết kiểu trạng thái bất tuân này một cách hiệu quả. Dù mọi người có cố gắng lý luận bao nhiêu đi nữa thì đây cũng không phải là lẽ thật. Những người không có lẽ thật luôn cố lý sự với Đức Chúa Trời, và khó mà vâng lời được(“Năm trạng thái cần phải đi đúng hướng trong đức tin của một người” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu rõ lý do đằng sau sự tiêu cực của mình. Lý do tôi trở nên tiêu cực sau khi nghe lãnh đạo nói một số người chăm tưới làm việc không hiệu quả là vì tâm tính của tôi cố chấp, ngạo mạn và đánh giá cao bản thân. Khi ý kiến của ai đó về tôi không như tôi muốn, thì tôi thấy khó mà chấp nhận và vâng phục được. Bề ngoài thì tôi không dám cãi lại, nhưng trong lòng tôi lại phản đối. Tôi nghĩ mình đã nỗ lực trong việc chăm tưới và đã cố hết sức. Dù thế nào đi nữa, trong lòng tôi cũng muốn làm tròn bổn phận. Miễn là tôi có ý định tốt, làm việc chăm chỉ và hy sinh, thì không ai có thể nói tôi làm việc không hiệu quả được. Như vậy là không công bằng với tôi. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ xem liệu lý lẽ này có đúng không, và liệu tôi có thực sự thực hiện bổn phận hiệu quả hay không. Mặc dù tôi đã nỗ lực, nhưng vì không hiểu lẽ thật và thiếu trải nghiệm, nên khi một người mới đối mặt với các vấn đề thực tế trong cuộc sống hoặc công việc của họ, thì nhiều lần tôi chỉ có thể nói một số vài từ về đạo lý để khích lệ họ. Tôi không thể giải quyết vấn đề của họ bằng cách thông công về lẽ thật, làm cho họ hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời hay cung cấp cho họ con đường để thực hành. Ngoài ra, cũng có những lúc tôi thực hiện bổn phận không có nguyên tắc vì tôi không hiểu lẽ thật, và điều đó đã gây hại cho công tác của hội thánh. Tôi đã không xem xét con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời, hay nhận định được bản chất thật của con người, và tốt một cách mù quáng đối với một số người không tin, luôn hỗ trợ và giúp đỡ họ. Hóa ra tôi đã làm nhiều việc vô ích. Những người không tin này ở trong hội thánh và gieo rắc các quan niệm của họ, làm phiền những người mới nhập đạo khác. Nghĩ lại tôi thấy, công việc của mình thực sự không mang lại chút thành quả thực sự nào, và đã không có đóng vai trò quan trọng đáng kể nào. Khi lãnh đạo vạch trần vấn đề của tôi, tôi không chỉ không chấp nhận, mà còn tiêu cực, chống đối và tỏ ra khó chịu. Tôi thật quá vô lý! Với cách tôi đã xử lý công việc của mình, đáng lẽ tôi phải biết ơn rằng hội thánh đã cho tôi tiếp tục chăm tưới người mới. Lẽ ra tôi phải thấy được mình còn lâu mới thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, và phải nỗ lực hơn cho lẽ thật, xem xét, suy ngẫm xem liệu bổn phận của mình có chút hiệu quả thực tế nào không, và vẫn còn tồn tại những vấn đề, sai phạm hay lỗi lầm nào. Đây là cách duy nhất để đạt được sự phát triển và thực hiện bổn phận đúng đắn.

Tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Có những nguyên tắc về cách Đức Chúa Trời đối xử với những người thường hay tiêu cực. Đức Chúa Trời dò xét thâm tâm của con người; khi con người luôn tiêu cực thì có vấn đề ở đây. Đức Chúa Trời đã phán rất nhiều, đã bày tỏ rất nhiều lẽ thật, vậy tại sao họ không tìm kiếm lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời? Tại sao họ không tiếp nhận lẽ thật? Họ luôn bất mãn với những gì Đức Chúa Trời làm, họ không hề thực hành lẽ thật, vậy liệu Đức Chúa Trời có còn để ý đến họ không? Chẳng phải những người như thế trơ lì trước lý trí sao? Thái độ của Đức Chúa Trời đối với những người trơ lì trước lý trí là gì? Ngài gạt họ sang một bên và phớt lờ họ. Ngươi tin sao tùy ý; ngươi có tin hay không cũng tùy ngươi; nếu ngươi thực sự tin, và mưu cầu, thì ngươi sẽ gặp hái được thành quả; nếu ngươi không tin, không mưu cầu thì sẽ không gặt hái được gì. Đức Chúa Trời đối xử công bằng với tất cả mọi người. Nếu thái độ của ngươi không phải là thái độ chấp nhận lẽ thật và không phải là một thái độ đầu phục, và nếu ngươi không tuân theo các yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì hãy tin những gì ngươi muốn; ngoài ra, nếu ngươi muốn bỏ đi, thì ngươi có thể đi ngay lập tức. Nếu ngươi không muốn thực hiện bổn phận, hãy rời đi ngay lập tức, đến bất cứ nơi nào ngươi muốn, và đừng làm loạn lên. Đức Chúa Trời không khuyên giục những người như thế ở lại. Đó là thái độ của Ngài(“Chỉ bằng cách giải quyết những quan niệm của mình, người ta mới có thể bước vào đúng hướng để tin Đức Chúa Trời (3)” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc những lời vạch trần này của Đức Chúa Trời, tôi thấy sợ, và cảm thấy tâm tính Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm. Tôi không thể chấp nhận được những lời thực tế đó của lãnh đạo, mà lại có những suy nghĩ ghanh đua, vô lý, và đã thụ động, chểnh mảng trong công việc. Tôi đã không chấp nhận lẽ thật, mà đang chán ngấy lẽ thật! Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét thái độ của tôi đối với lẽ thật. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với những người như tôi rất rõ: Ngài sẽ gạt họ qua một bên. Thực tế, tôi chẳng là gì cả, nhưng lại tự đề cao bản thân mình quá. Tôi đã không hiểu rõ vóc giạc, tố chất hay năng lực làm việc thực sự của mình, và luôn muốn được mọi người chấp thuận, khen ngợi. Tôi muốn có địa vị trong mắt người khác, và muốn họ nghĩ tôi đặc biệt. Tôi đã quá ngạo mạn và vô lý! Sau khi thấy rõ được vấn đề của mình, tôi đã nhanh chóng cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con không thể thừa nhận con người thật của mình, con thật quá vô tri. Con không muốn tiếp tục tiêu cực thế này nữa. Xin hãy dẫn dắt con làm tròn bổn phận”.

Sau đó, tôi đã tìm một con đường để thực hành trong lời Đức Chúa Trời và đã thấy những lời này. “Bất luận thế nào cũng không được chữa thói thụ động bằng những phương thức thụ động và tiêu cực. Một số người nghĩ rằng nếu họ chờ cho đến khi mình vui vẻ thì sự thụ động của họ sẽ tự nhiên chuyển thành niềm vui. Đây là một chuyện hão huyền. Nếu con người không tiếp nhận lẽ thật, sự thụ động của họ không thể tiêu biến được. Ngay cả khi ngươi quên nó, và không cảm thấy nó trong lòng mình, thì điều này cũng không có nghĩa là đã giải quyết được tận gốc sự thụ động; ngay khi ngươi gặp phải môi trường thích hợp, nó sẽ lại tấn công – điều này cực kỳ phổ biến. Nếu con người khôn khéo và có ý thức, họ nên nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật khi sự thụ động xuất hiện, dùng sự tiếp nhận lẽ thật làm phương thức để chữa thói này. Hành động như thế họ sẽ giải quyết được vấn đề thụ động tận gốc. Đối với tất cả những người thường hay thụ động, điều này là do không có khả năng tiếp nhận lẽ thật. … Nếu ngươi rơi vào sự thụ động chỉ bởi vì một điều, một câu, hay một ý tưởng, quan điểm duy nhất, và trong lòng ngươi xuất hiện lời than phiền, thì điều này chứng tỏ rằng kiến thức của ngươi về vấn đề này là sai lệch, rằng ngươi có những quan niệm và sự tưởng tượng, và rằng quan điểm của ngươi về vấn đề này chắc chắn không tương hợp với lẽ thật. Những lúc như vậy đòi hỏi ngươi phải đối mặt với vấn đề một cách đúng đắn, cố gắng xoay chuyển những quan niệm và sự tưởng tượng sai lầm này càng sớm và càng kịp thời càng tốt, không cho phép bản thân mình bị những quan niệm này ngăn trở và làm cho lạc lối, và rơi vào trạng thái bất tuân, bất mãn và bất bình đối với Đức Chúa Trời. Điều rất quan trọng là phải giải quyết kịp thời và triệt để sự thụ động. Tất nhiên, bất kể phương tiện hay phương pháp nào, cách tiếp cận tốt nhất đơn thuần là tìm kiếm lẽ thật, đọc lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, và đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm sự khai sáng của Đức Chúa Trời(Lời xuất hiện trong xác thịt, Quyển 4 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Không dễ dàng để làm tròn bổn phận để làm Đức Chúa Trời thỏa lòng và đạt được việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Nhưng để Ta nói cho các ngươi một nguyên tắc thực hành: nếu ngươi có thái độ tìm kiếm và vâng phục khi điều gì đó xảy đến với ngươi, việc này sẽ bảo vệ ngươi. Mục đích cuối cùng không phải là bảo vệ ngươi. Đó là khiến ngươi hiểu được lẽ thật và có thể bước vào thực tế của lẽ thật, và đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời; đây là mục đích cuối cùng. Nếu ngươi có thái độ này trong mọi sự ngươi trải nghiệm, ngươi sẽ không còn cảm thấy việc thực hiện bổn phận của mình và việc đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời là những lời sáo rỗng và nhàm tai nữa; cũng không còn cảm thấy rất khó khăn nữa. Thay vào đó, ngươi sẽ bắt đầu hiểu được khá nhiều lẽ thật trước khi kịp nhận ra. Nếu ngươi cố trải nghiệm như thế, ngươi chắc chắn sẽ gặp hái được thành quả. Việc ngươi là ai, bao nhiêu tuổi, học thức ra sao, đã tin vào Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, hay ngươi thực hiện bổn phận gì đều không quan trọng. Miễn là ngươi có thái độ tìm kiếm và quy phục, miễn là ngươi trải nghiệm theo cách này, thì cuối cùng, ngươi chắc chắn sẽ hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế của lẽ thật(Phần 3, Lời xuất hiện trong xác thịt – Quyển 2). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi một con đường thực hành. Khi đối mặt với những chuyện mâu thuẫn với quan điểm của chúng ta hay gây ra những cảm xúc tiêu cực, ta nên nhanh chóng đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện, tìm kiếm và có thái độ vâng phục. Kể cả nếu cảm thấy bất bình hay bối rối, thì trước hết cũng đừng chống đối hay tranh cãi, mà hãy suy nghĩ về những vấn đề ta gặp phải, lĩnh vực nào ta đã làm chưa tốt và có thể cải thiện hay làm tốt hơn. Kể cả khi không nhận ra chúng ngay lập tức, thì ta cũng nên tìm kiếm những lời của Đức Chúa Trời có liên quan để đọc, hoặc tìm kiếm sự thông công từ những người hiểu lẽ thật. Bằng thái độ chấp nhận đối với lẽ thật này, ta sẽ dễ có được sự khai sáng của Đức Chúa Trời, nhận ra vấn đề của mình và biết bước vào nguyên tắc nào của lẽ thật. Sau này, tôi không thể dùng thái độ chống đối, tiêu cực để xử lý tình huống được; việc này sẽ chỉ gây hại cho tôi. Kể cả có nhiều trải nghiệm, thì tôi cũng sẽ không bao giờ rút ra được bại học hay đạt được lẽ thật. Tôi sẽ không phát triển hay gặt hái được lợi ích gì.

Sau đó, khi lãnh đạo kiểm tra công việc của tôi, tôi nhận ra thái độ chểnh mảng, thụ động và cẩu thả của mình đã làm ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Một số người mới đã bị các mục sư tôn giáo lừa gạt, trong đầu họ có những quan niệm về Đức Chúa Trời, và đã rời bỏ nhóm họp. Một số đã bị các tin đồn do Đảng Cộng Sản loan truyền lừa gạt, và đã không đến họp nữa. Khi thấy những vấn đề này, tôi đã rất lo sợ và căm ghét bản thân. Trong thời gian đó tôi đã làm được những gì chứ? Tôi đã không làm công tác thực tế, mà chỉ chìm đắm trong sự tiêu cực. Tôi từng nghĩ khi sống trong trạng thái tiêu cực, thì chỉ có lối vào sự sống của tôi bị ảnh hưởng. Tôi đã làm mọi thứ mà bổn phận đòi hỏi, và không trút ra sự tiêu cực của mình, hoặc cố ý làm gián đoạn công tác của hội thánh. Cùng lắm thì tôi chỉ đang tự hại mình. Nhưng trên thực tế, việc sống trong tiêu cực khiến những vấn đề hiển nhiên không được giải quyết, trách nhiệm bị bỏ ngỏ, thiếu trung thành với bổn phận, và làm cản trở công tác của hội thánh. Nghĩ vậy, tôi thực sự hối hận về những gì đã làm. Tại sao tôi lại không nhanh chóng đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm lẽ thật ngay khi rơi vào tiêu cực chứ? Nếu tôi tìm kiếm lẽ thật và sửa đổi trạng thái của mình kịp thời, kể cả tố chất và những vấn đề tôi nhận ra được là có giới hạn, thì ít nhất mọi chuyện cũng đã không tệ đến nước này. Nghĩ vậy, lòng tôi đầy ân hận và tội lỗi. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng tôi cần phải bù đắp lại chuyện này bằng hành động thực tế, và xem trọng hơn việc tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật trong bổn phận. Khi không còn sống trong tiêu cực nữa và nỗ lực hết mình để làm công tác thực tế, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản, tình trạng của tôi cũng đã trở lại bình thường. Tôi đã có thể rút ra bài học từ các tình huống và gặt hái được lợi ích. Sau đó, khi thực hiện bổn phận, thỉnh thoảng các vấn đề và sai phạm có nảy sinh trong công việc, tôi đã bị lãnh đạo khiển trách và xử lý. Tôi vẫn cảm thấy có chút tiêu cực, nhưng tôi biết trong chuyện này có thể rút ra bài học, và chắc chắn vấn đề là của tôi; tôi đã không làm theo nguyên tắc. Tôi không thể tiếp tục cố chấp nữa; tôi phải tìm kiếm lẽ thật và kiểm điểm bản thân. Với thái độ này, tình trạng tiêu cực của tôi đã nhanh chóng được giải quyết, và mỗi lần lãnh đạo khiển trách và xử lý tôi, tôi đã có thể nhận ra được các sai phạm và thiếu sót trong bổn phận của mình tốt hơn, và hiểu được một số nguyên tắc của lẽ thật. Trải nghiệm này thực sự đã khiến tôi thấy được việc chấp nhận lẽ thật là điều cực kỳ quan trọng. Việc chấp nhận lẽ thật cho chúng ta con đường phía trước, và chúng ta sẽ thực hiện bổn phận ngày càng hiệu quả hơn.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Leave a Reply

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger