Sự đề phòng và hiểu lầm đã làm hại tôi

13/07/2021

Bởi Tô Tỉnh, Trung Quốc

Cách đây một thời gian, lãnh đạo Hội thánh của chúng tôi đã bị thay thế vì không theo đuổi lẽ thật, không làm công việc thực tế. Sau đó, các anh chị em đã bầu tôi làm lãnh đạo Hội thánh. Đứng trước kết quả bầu cử, tôi rất lo lắng: Làm lãnh đạo cần phải hiểu rõ lẽ thật, mới có thể tháo gỡ được những khó khăn khi bước vào sự sống của các anh chị em, còn có gánh nặng, có khả năng làm được công việc thực tế. Trước đây tôi đã từng làm lãnh đạo vài lần, nhưng tôi đã bị thay thế vì theo đuổi danh lợi và địa vị mà không làm công việc thực tế. Nếu lần này tôi không làm tốt, làm lỡ công việc của nhà Đức Chúa Trời và việc bước vào cuộc sống của anh chị em, nhẹ thì bị thay thế, nặng thì có thể bị vạch trần loại bỏ, tôi không muốn làm lãnh đạo, theo đuổi địa vị cao nữa, chỉ muốn thật thà làm tròn bổn phận hiện tại của mình. Vì vậy, tôi đã từ chối ngay tại chỗ: “Không được, tôi không thể đảm nhiệm bổn phận này”, và tìm nhiều lý do để thoái thác. Tôi luôn cho rằng làm vậy là lý trí và tự hiểu mình, nhưng sau này qua sự thông công của các anh chị em, tôi mới nhận ra rằng tôi không muốn làm lãnh đạo vì bị những thứ độc tố của Sa-tan chi phối như “Leo càng cao, ngã càng đau”, “Trên đỉnh cô đơn lắm”, tôi luôn cảm thấy trở thành lãnh đạo là một việc nguy hiểm, có thể bị vạch trần, loại bỏ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Dù biết nhận lãnh của tôi như vậy là không hợp với lẽ thật, cũng đã tiếp nhận bổn phận lãnh đạo nhưng vì tình hình này vẫn mãi chưa được giải quyết, lúc nào cũng lo việc thực hiện bổn phận này, sợ làm không tốt sẽ bị loại bỏ, sống trong sự đề phòng và hiểu lầm. Trong thời gian đó, tình hình của tôi ngày càng trở nên tồi tệ, tôi cầu nguyện khô khan, đọc lời Đức Chúa Trời mà không có ánh sáng, không có tinh thần làm tròn bổn phận, suốt ngày mơ hồ. Trong đau khổ, tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ơi! Con phản nghịch quá. Đối diện với bổn phận này, con không vâng lời, xin Ngài hãy dẫn dắt con để con có thể nhận thức chính mình mà vâng lời”.

Sau khi cầu nguyện, tôi nhìn thấy một đoạn của lời Đức Chúa Trời: “Ta vui với những ai không hoài nghi người khác, và Ta thích những ai sẵn lòng chấp nhận lẽ thật; với hai dạng người này, Ta thể hiện sự quan tâm rất lớn, bởi trong mắt Ta, họ là những người trung thực. Nếu ngươi giả dối, khi ấy ngươi sẽ phòng thủ và hoài nghi mọi người và mọi sự, và do đó, đức tin của ngươi ở Ta sẽ được xây dựng trên nền tảng của sự hoài nghi. Ta không bao giờ có thể công nhận đức tin ấy. Thiếu đức tin thật, ngươi càng không có tình yêu đích thực. Và nếu ngươi có khả năng hoài nghi Đức Chúa Trời và tự ý suy đoán về Ngài, thì ngươi hẳn là kẻ giả dối nhất trong tất cả mọi người. Ngươi suy đoán liệu Đức Chúa Trời có thể như con người không: tội lỗi không thể dung thứ, tính cách nhỏ nhen, không có sự công bằng và lý trí, thiếu ý thức công lý, thường xuyên có những chiến thuật xấu xa, gian dối và quỷ quyệt, vui với cái ác và bóng tối, v.v. Chẳng phải lý do con người có những ý nghĩ như vậy là vì họ thiếu kiến thức dù là nhỏ nhất về Đức Chúa Trời sao? Đức tin như thế chẳng khác nào tội lỗi! Thậm chí có những người tin rằng những ai làm vui lòng Ta chính là những kẻ xu nịnh và liếm gót, và rằng những người thiếu các kỹ năng ấy sẽ không được chào đón ở nhà Đức Chúa Trời và sẽ mất chỗ của họ ở đó. Có phải đây là kiến thức duy nhất mà các ngươi đã có được sau tất cả những năm qua không? Có phải đây là điều các ngươi đã đạt được không? Và kiến thức của các ngươi về Ta không dừng lại ở những sự hiểu lầm này; thậm chí tệ hại hơn nữa chính là sự báng bổ của các ngươi với Thần của Đức Chúa Trời và sự phỉ báng Thiên đàng. Đây là lý do tại sao Ta nói rằng đức tin như của các ngươi sẽ chỉ khiến các ngươi lạc xa hơn khỏi Ta và chống đối Ta nhiều hơn(Làm thế nào để biết Đức Chúa Trời trên trần gian, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những lời được Đức Chúa Trời phán xét, tiết lộ khiến tôi run sợ, đặc biệt là khi tôi nhìn thấy “Kiến thức của các ngươi về Ta không dừng lại ở những sự hiểu lầm này; thậm chí tệ hại hơn nữa chính là sự báng bổ của các ngươi với Thần của Đức Chúa Trời và sự phỉ báng Thiên đàng”, tôi cảm thấy vô cùng rối bời. Hóa ra tôi sống trong sự hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời chính là đang chống lại Đức Chúa Trời, báng bổ Đức Chúa Trời. Nghĩ lại việc tôi đã mấy lần bị thay thế khi thực hiện bổn phận lãnh đạo bởi vì tôi không theo đuổi lẽ thật mà luôn theo đuổi danh lợi, địa vị, để người đời xem trọng, ngưỡng mộ, nên dấn thân vào con đường chống lại Đức Chúa Trời; Sau khi bị thay thế, chính lời của Đức Chúa Trời đã dẫn dắt tôi hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, bước ra khỏi tiêu cực của sự thất bại. Sau đó, Đức Chúa Trời còn tiếp tục cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận của mình, để tôi theo đuổi lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong quá trình thực hiện bổn phận của mình. Thấy Đức Chúa Trời không có ý nào cho thấy muốn vạch trần, loại bỏ tôi, nhưng tôi lại đoán, nghi ngờ rằng Đức Chúa Trời muốn mượn cớ tôi thực hiện bổn phận lãnh đạo để vạch trần, loại bỏ tôi. Đây chẳng phải là sự hiểu lầm và báng bổ Đức Chúa Trời sao? Lúc này, lòng phản nghịch của tôi mới tỉnh ngộ đôi chút, mặc dù đã trải qua vài lần bị thay thế, nhưng tôi không tìm kiếm lẽ thật trong đó để xem xét lại bản thân mà ngược lại sự hiểu lầm và đề phòng Đức Chúa Trời của tôi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, trong lòng tôi cảm thấy rất đáng trách và hối hận.

Sau đó, tôi thấy một đoạn của lời Đức Chúa Trời: “Phải chăng những con người bại hoại, bất kể là ai, một khi có địa vị, sau đó đều trở thành kẻ địch lại Đấng Christ? (Nếu họ không theo đuổi lẽ thật thì sẽ trở thành kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng nếu họ có theo đuổi lẽ thật thì sẽ không như vậy.) Điều này không có gì là tuyệt đối. Thế có phải những ai đi theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ đều đi con đường đó vì địa vị không? Điều đó xảy ra khi con người không đi theo con đường đúng đắn. Họ có con đường tốt để đi theo, nhưng ‘đường quang không đi mà cứ quàng vào bụi rậm’, đi theo con đường tà ác. Điều này cũng tương tự như người ta ăn cơm vậy. Một số người không ăn thực phẩm có thể bồi bổ sức khoẻ, duy trì cuộc sống bình thường, mà cứ nhất quyết ăn những thứ có hại, cuối cùng tự đào hố chôn mình. Đây có phải là lựa chọn của chính họ không? Tại sao một số người từng làm lãnh đạo bị đào thải lại đi rao giảng? ‘Đừng làm lãnh đạo, và đừng để bản thân sa vào địa vị. Con người gặp nguy hiểm ngay giây phút họ có địa vị, và Đức Chúa Trời sẽ phơi bày họ! Một khi đã bị phơi bày, thì đến tư cách làm một tín đồ bình thường họ cũng chẳng có, và sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào nữa.’ Điều này nghĩa là gì? Nói nhẹ thì đây là một sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời; nói nặng thì đây là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không đi theo con đường đúng đắn, không theo đuổi lẽ thật, không tuân theo con đường của Đức Chúa Trời, mà cứ nhất quyết đi theo con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ, để rồi bước lên con đường của Phaolô, cuối cùng rơi vào kết cục như Phaolô, số phận như Phaolô, vẫn oán trách Đức Chúa Trời, và phán xét Đức Chúa Trời là không công chính, thì chẳng phải ngươi là một kẻ địch lại Đấng Christ chính cống sao? Hành vi như thế thật đáng bị rủa sả!(“Để giải quyết tâm tính bại hoại của con người, thì con người phải có một con đường thực hành cụ thể” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua sự tiết lộ về những lời của Đức Chúa Trời, tôi mới nhận thức được rằng những kẻ đi trên con đường của kẻ địch lại Đấng Christ bị loại bỏ không phải là bị địa vị làm hại. Nguyên nhân sâu xa là do con người không theo đuổi lẽ thật, mà luôn theo đuổi danh tiếng và địa vị, thể hiện bản thân để người khác xem trọng, thậm chí còn làm điều ác để làm gián đoạn quấy rầy công việc của Hội thánh. Tôi suy ngẫm kỹ càng, những thất bại trước đây của tôi không phải do địa vị mà là do tâm tính của tôi quá kiêu ngạo, không theo đuổi lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận, mà luôn theo đuổi danh tiếng và địa vị, không làm đúng chức trách của mình gây nên; Còn có nhiều anh chị em, họ cũng thực hiện bổn phận lãnh đạo nhưng con đường mà họ đi đúng đắn, khi bộc lộ tâm tính tình bại hoại hoặc sắp thất bại, xảy ra vi phạm, họ đều chú tâm xem xét nhận thức bản thân, chú tâm tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình, làm việc theo nguyên tắc theo đuổi lẽ thật, làm tròn bổn phận của mình ngày càng hiệu quả hơn. Địa vị dễ vạch trần con người, nhưng đối với những người theo đuổi lẽ thật, cho dù địa vị của họ cao đến đâu, họ cũng sẽ không làm điều ác. Đối với những người không theo đuổi lẽ thật, cho dù không có địa vị, cuối cùng họ cũng sẽ bị loại bỏ. Sau khi hiểu rõ những điều này, tôi cũng nhận thức được tại sao mình được chọn làm lãnh đạo mà lại có tâm lý chống đối, thoái thác bổn phận này. Lý do chính là sau nhiều lần bị loại bỏ, tôi không theo đuổi lẽ thật, không xem xét nhận thức nguồn gốc thất bại của mình, ngược lại còn cho rằng vì có địa vị nên mới khiến bản thân bị ngã hết lần này đến lần khác, còn coi những lý lẽ sai trái như “Leo càng cao, ngã càng đau”, “Trên đỉnh cô đơn lắm” là lẽ thật, vì vậy, khi các anh chị em bầu chọn tôi làm lãnh đạo, tôi không hùa theo để vâng lời, mà bảo vệ chính mình, lo lắng rằng khi thực hiện bổn phận sẽ lại bị vạch trần, bị thay thế hoặc bị khai trừ vì làm điều ác. Tôi thật sai lầm!

Tôi lại thấy lời của Đức Chúa Trời: “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; đây là điều tối thiểu mà một người theo Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ(Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Qua lời của Đức Chúa Trời có thể thấy, con người thực hiện bổn phận gì không thể quyết định liệu cuối cùng sẽ được ban phước hay phải gánh chịu tai họa. Phước họa của con người chủ yếu dựa vào việc con người có theo đuổi lẽ thật hay không, cuối cùng có đạt được lẽ thật hay không, tâm tính sống có thay đổi hay không trong quá trình thực hiện bổn phận của mình. Đối chiếu với lời của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Tôi thấy mình đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm như vậy mà luôn bận rộn bôn ba cho tiền đồ và đích đến của mình. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng làm lãnh đạo trong nhà Đức Chúa Trời sẽ khiến mọi người xem trọng, được Đức Chúa Trời khen ngợi, và cuối cùng được ban phước có đích đến tốt đẹp, vì vậy tôi nhiệt tình dâng mình, chịu khổ thực hiện bổn phận. Sau nhiều lần bị thay thế, tôi sợ rằng làm lãnh đạo sẽ bị vạch trần, loại bỏ nên không muốn thực hiện bổn phận lãnh đạo, thấy rằng tôi thực hiện bổn phận hoàn toàn là để giao dịch với Đức Chúa Trời nhằm đổi lấy đích đến, thậm chí còn muốn Đức Chúa Trời ký tên chấp thuận, đảm bảo tôi được cứu rỗi thì tôi mới sẵn sàng dâng hiến. Để tự bảo vệ mình, tôi đã từ chối sự ủy thác của Đức Chúa Trời, hơn nữa tôi còn ngụy biện và viện cớ, nói rằng sợ làm chậm trễ công việc của Hội thánh, và còn cho rằng bản thân rất lý trí, thật là cố chấp! Lúc này lại thấy lời của Đức Chúa Trời “Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ”, trong lòng tôi cảm thấy rất tự trách. Sự thật chính là hôm nay tôi không có thực hiện lẽ thật, vóc giạc quá nhỏ. Đức Chúa Trời đã cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận lãnh đạo không phải vì tôi có thể đảm nhiệm được bổn phận này, mà là hy vọng rằng tôi theo đuổi lẽ thật trong quá trình thực hiện bổn phận, bù đắp sự thiếu sót của bản thân, thực hiện bổn phận đạt yêu cầu, nhưng tôi lại ích kỷ và bỉ ổi, luôn nghĩ cho mình, sợ làm lãnh đạo mà bị vạch trần, thay thế sẽ không có kết cục và đích đến tốt đẹp, nên tìm mọi cách để thoái thác bổn phận. Tôi quá phản nghịch, làm gì có chút vâng lời Đức Chúa Trời nào?

Trong khi tìm kiếm, tôi thấy thêm hai đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Công việc của Phi-e-rơ là thực hiện bổn phận một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Ông đã không làm việc trong vai trò của một sứ đồ, mà làm việc trong quá trình theo đuổi tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Quá trình làm việc của Phao-lô còn chứa đựng sự theo đuổi cá nhân của ông: Sự theo đuổi của ông không vì mục đích gì khác ngoài những hy vọng về tương lai và mong muốn về một đích đến tốt đẹp. Ông đã không chấp nhận sự tinh luyện trong công việc của mình, cũng không chấp nhận việc tỉa sửa và xử lý. Ông tin rằng miễn là công việc ông làm thỏa lòng mong muốn của Đức Chúa Trời, và mọi điều ông làm đều đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì phần thưởng cuối cùng sẽ chờ đợi mình. Không có kinh nghiệm cá nhân nào trong công việc của ông – tất cả chỉ vì chính công việc, và đã không được thực hiện giữa lúc theo đuổi sự thay đổi. Mọi thứ trong công việc của ông là một thương vụ, nó không chứa bất kỳ bổn phận hay sự quy phục nào của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Trong quá trình làm việc của Phao-lô, đã không xảy ra sự thay đổi nào trong tâm tính cũ của ông. Công việc của ông chỉ đơn thuần là phục vụ người khác, và không có khả năng mang lại những thay đổi trong tâm tính của ông. Phao-lô đã thực hiện công việc của mình trực tiếp, mà chưa được làm cho hoàn thiện hoặc được xử lý, và ông đã bị thúc đẩy bởi phần thưởng. Phi-e-rơ thì khác: Ông là người đã trải qua việc tỉa sửa và xử lý, và đã trải qua sự tinh luyện. Mục đích và động lực làm việc của Phi-e-rơ về cơ bản khác với của Phao-lô(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, con người phải cố gắng thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và tìm kiếm tình yêu dành cho Đức Chúa Trời mà không có lựa chọn khác, vì Đức Chúa Trời xứng đáng với tình yêu của con người. Những ai tìm kiếm tình yêu dành cho Đức Chúa Trời không nên tìm kiếm bất kỳ lợi ích cá nhân nào hoặc những điều cá nhân họ ao ước; đây là cách theo đuổi đúng đắn nhất. Nếu những gì ngươi tìm kiếm là lẽ thật, nếu những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật, và nếu những gì ngươi đạt được là một sự thay đổi trong tâm tính của mình, thì con đường ngươi bước đi là con đường đúng. Nếu những gì ngươi tìm kiếm là những phước lành của xác thịt, những gì ngươi đưa vào thực hành là lẽ thật theo quan niệm của riêng ngươi, và nếu không có sự thay đổi nào trong tâm tính của ngươi, ngươi không hề vâng lời Đức Chúa Trời trong xác thịt, và ngươi vẫn sống trong sự mơ hồ, thì những gì ngươi tìm kiếm chắc chắn sẽ đưa ngươi xuống địa ngục, vì con đường ngươi đi là con đường thất bại. Việc ngươi sẽ được làm cho hoàn thiện hay bị loại bỏ tùy thuộc vào sự theo đuổi của chính ngươi, điều đó cũng có nghĩa là thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi(Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời của Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu một chút về con đường thành công của Phi-e-rơ và con đường thất bại của Phao-lô, nhận thấy rằng điều Phi-e-rơ theo đuổi là thực hiện bổn phận của tạo vật, bất kể có được ban phước hay không, ông đều vâng lời Đức Chúa Trời, đến mức ông đã vâng lời cho đến chết để làm chứng vang dội cho Đức Chúa Trời; Điều mà Phao-lô theo đuổi là nhận được phước lành và phần thưởng. Ông đã làm việc chăm chỉ để giành được mão triều thiên của sự công chính, dùng vốn liếng của công việc để giao dịch với Đức Chúa Trời, bước vào theo con đường của kẻ địch lại Đấng Christ và cuối cùng bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Xem xét lại bản thân, tôi tin Đức Chúa Trời không phải để thực hiện bổn phận của tạo vật, mà là để nhận được phước lành và đích đến tốt đẹp, hơn nữa muốn dùng cái giá nhỏ nhất để đổi lấy phước lành của vương quốc thiên đàng. Vì vậy, tôi thấy rằng trách nhiệm gánh vác việc thực hiện bổn phận rất lớn, lỡ như làm gián đoạn quấy rầy công việc của nhà Đức Chúa Trời, thì có thể sẽ không có kết cục và đích đến tốt đẹp, tôi vô cùng chống đối, con đường tôi đi chẳng phải là con đường thất bại của Phao-lô sao? Tôi tin vào Đức Chúa Trời trong nhiều năm, tận hưởng rất nhiều lẽ thật do Đức Chúa Trời bày tỏ, nhưng tôi lại không nghĩ tới việc báo đáp, chỉ tính toán cho tiền đồ và đích đến của mình, luôn tính toán với Đức Chúa Trời, lừa gạt Đức Chúa Trời. Tôi quá ích kỷ, bỉ ổi, gian trá giả dối! Nhận thức được điều này, từ tận đáy lòng, tôi không muốn sống ích kỷ và bỉ ổi nữa, tôi sẵn sàng noi gương Phi-e-rơ, đi theo con đường theo đuổi lẽ thật, phó mình cho Đức Chúa Trời và vâng lời sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời.

Cảm tạ Đức Chúa Trời, chính sự phán xét và trừng phạt của lời Đức Chúa Trời đã làm thay đổi quan điểm sai lầm của tôi về việc “Trên đỉnh cô đơn lắm”, khiến tôi nhìn rõ con đường sai lầm trong việc tin Đức Chúa Trời và theo đuổi phước lành, nhận thức được phần nào về bản tính Sa-tan giả dối của mình. Sau đó, tôi không còn thoái thác bổn phận lãnh đạo nữa, mà tự đảm đương trách nhiệm của mình, bắt đầu tập trung vào việc theo đuổi lẽ thật, theo đuổi để thực hiện bổn phận của tạo vật.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger