Tôi thu hoạch được gì từ việc bị xử lý

11/07/2023

Bởi Tiểu Mễ, Nhật Bản

Tháng 6 năm 2022, em được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Nghĩ về những công tác được đảm nhận, thu hoạch vô số những trải nghiệm, ích lợi của chuyện này cho sự trưởng thành trong sự sống, em thấy phấn khởi trong lòng. Em cũng tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho em cơ hội thực hành. Nhưng em chỉ mới làm lãnh đạo nên chưa nắm rõ nhiều nguyên tắc. Khi phát sinh vấn đề, em không tìm kiếm nguyên tắc, mà chỉ cặm cụi mù quáng làm theo ý mình. Em cũng làm như thế khi tuyển người cho các vị trí. Một thời gian sau, một người phụ trách do em chọn đã làm việc chiếu lệ, lơ là trong bổn phận và gây trì hoãn công tác. Lãnh đạo cấp trên khiển trách em, “Trong chuyện quan trọng như bổ nhiệm nhân sự, tại sao lại bỏ qua nguyên tắc và tự quyết định mọi việc mà không bàn bạc với đồng sự? Chị thật quá kiêu ngạo và tự thị!” Nghe chị ấy nói thế em thấy rất đau buồn trong lòng. Em thừa nhận em đã quá kiêu ngạo, nhưng đồng thời trong lòng cũng thấy rất lo lắng. Bây giờ vấn đề của em đã bị phơi bày, lãnh đạo và các anh chị em khác sẽ thấy tầm vóc thật sự của em. Nếu vấn đề cũ lại phát sinh, liệu lãnh đạo có cách chức của em không? Thật bất ngờ, không lâu sau một số công tác của em buộc phải đem đi làm lại vì em tự ý làm theo cách của mình. Việc đó gây trì hoãn công tác, nên em lại bị tỉa sửa và xử lý thế này: “Là một lãnh đạo, không phải em xử lý chuyện cá nhân, mà đang thực hiện công tác liên quan đến cả hội thánh. Lãnh đạo phải nên tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và bàn bạc với các đồng sự trong mọi vấn đề. Tại sao em luôn làm theo ý mình như vậy? Em quá sức kiêu ngạo và tự thị rồi”. Những lời của chị lãnh đạo như dao đâm vào tim em, và em không cầm được nước mắt. Chị ấy nói đúng – lãnh đạo đã chỉ ra vấn đề này rồi. Tại sao em vẫn mắc cùng một lỗi đó? Nếu lúc nào em cũng làm theo ý mình và làm hỏng mọi việc, thì sớm muộn em cũng sẽ bị cách chức. Trong thời gian đó, em để ý thấy có một số anh chị em không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật trong bổn phận mà tự làm theo ý mình. Dẫn đến quấy phá công tác nên bị tỉa sửa và xử lý, một số còn bị cách chức. Thấy vậy em càng lo lắng và sợ hãi. Em thấy từ nay mình phải hết sức chú ý và không được mắc lỗi. Nếu không em sẽ là người tiếp theo bị cách chức. Nếu như bị cách chức thì có còn có kết cục và đích đến tốt đẹp nữa không? Sau đó, trong công tác, em trở nên rụt rè dè dặt hẳn. Thậm chí trong thảo luận công tác bình thường, khi cần phát biểu quan điểm, em lại không dám mở miệng, sợ sẽ nói sai và làm lộ vấn đề của mình. Khi đề xuất ý kiến về những vấn đề em phát hiện ra, em đều do dự không quyết, nghĩ tới nghĩ lui: “Đây có đúng là vấn đề không? Nếu chẳng may mình nói sai, lãnh đạo có xử lý mình không? Thôi bỏ đi – tốt hơn đừng nói ra. Như thế ít ra mình sẽ không sai và không bị xử lý”. Nghĩ như vậy, những điều em thấy chưa chắc chắn, em đều cho qua hết. Nhưng làm như thế khiến em thấy rất tội lỗi, em nhận ra mình đang vô trách nhiệm với công tác. Em cho rằng trước hết, mình nên hỏi đồng sự, rồi xử lý vấn đề sau khi nghe ý kiến của họ. Như thế lãnh đạo sẽ không nói em kiêu ngạo và tự thị, làm theo ý mình. Có lần, hội thánh cần chọn một trưởng nhóm phúc âm. Một anh có khả năng chia sẻ phúc âm rất tốt, nhưng người khác nói anh ấy không có nhân tính tốt, hay đả kích và trả thù người khác. Em không biết anh ấy có phải là người xứng đáng không, nên đã bàn bạc với đồng sự. Mọi người đều nói cứ thử đi. Lúc đó trong lòng em cảm thấy khá bất an, nhưng rồi lại nghĩ, họ đều nói anh ấy có thể thử làm xem thế nào, nên chắc không có vấn đề gì lớn. Vậy là em không nói ra nỗi lo của mình, thậm chí còn tự an ủi: “Mình đã hỏi ý kiến của mọi người rồi, nếu lỡ có gì sai thì đâu chỉ mình chịu trách nhiệm”. Không lâu sau, lãnh đạo cấp trên tìm hiểu công tác của bọn em và phát hiện anh ấy không có nhân tính tốt. Anh ấy không chịu tiếp thu ý kiến của mọi người, lại còn đả kích và trả thù họ. Lãnh đạo nói, “Nếu không cách chức anh ấy ngay, công tác sẽ bị ảnh hưởng”. Em rất buồn khi nghe chị ấy nói thế, vì em vốn đã biết trước vấn đề này, nhưng sợ quan điểm của mình chưa chuẩn, và sẽ bị xử lý nếu có vấn đề xảy ra, nên em đã không nói gì. May là lãnh đạo phát hiện ra và cách chức anh ấy, nếu không công tác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Em cảm thấy rất tội lỗi. Em đã có linh cảm rằng có vấn đề, vậy tại sao em không dám nói ra? Tại sao em không bảo vệ công tác hội thánh? Tại sao em lại sợ bị tỉa sửa và xử lý? Em đã cầu nguyện Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt em hiểu vấn đề của mình.

Rồi một hôm, em đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Một số người hành động theo ý riêng của mình. Họ vi phạm các nguyên tắc, và sau khi bị tỉa sửa và xử lý, họ thừa nhận ngoài miệng rằng họ kiêu ngạo, và rằng họ đã phạm sai lầm chỉ vì họ không có lẽ thật. Nhưng trong lòng, họ vẫn phàn nàn rằng: ‘Không có ai làm liều, mà chỉ có mình tôi – và cuối cùng, khi điều gì đó không ổn, họ đẩy mọi trách nhiệm cho tôi. Chẳng phải tôi thật ngu ngốc sao? Lần sau tôi không thể làm điều tương tự nữa, không làm liều như thế nữa. Cái đinh nào nhô lên thì sẽ bị đóng xuống!’. Ngươi nghĩ gì về thái độ này? Đó có phải là một thái độ ăn năn không? (Không.) Đó là thái độ gì? Chẳng phải họ đã trở nên láu cá và giả dối sao? Trong thâm tâm, họ nghĩ: ‘Tôi thật may mắn vì lần này sự việc đã không biến thành thảm họa. Một lần ngã là một lần biết dại, có thể nói như vậy. Tôi phải cẩn thận hơn trong tương lai’. Họ không tìm kiếm lẽ thật, sử dụng tính nhỏ nhen và những mưu mô xảo quyệt của mình để đối xử và giải quyết vấn đề. Họ có thể có được lẽ thật theo cách này không? Họ không thể, bởi vì họ chưa ăn năn. Điều đầu tiên cần làm khi ăn năn là nhận ra ngươi đã làm gì sai: để xem lỗi của ngươi ở đâu, bản chất của vấn đề, và tâm tính bại hoại mà ngươi đã tỏ lộ; ngươi phải phản tỉnh về những điều này và tiếp nhận lẽ thật, sau đó thực hành phù hợp với lẽ thật. Chỉ đây mới là thái độ ăn năn. Mặt khác, nếu ngươi cân nhắc những cách thức mưu chước của mình một cách toàn diện, ngươi trở nên thủ đoạn hơn trước, các chiêu trò của ngươi khôn khéo và kín đáo hơn cũng như ngươi có nhiều phương pháp hơn để xử lý các sự việc, thì vấn đề không hoàn toàn đơn giản chỉ là giả dối. Ngươi đang sử dụng những phương kế lén lút và ngươi có những bí mật mà ngươi không thể tiết lộ. Đây là sự tà ác. Ngươi không những không ăn năn mà còn trở nên láu cá và giả dối hơn. Đức Chúa Trời thấy rằng ngươi quá thâm độc và tà ác, là kẻ bề ngoài thừa nhận rằng mình đã sai, chấp nhận bị xử lý và tỉa sửa, nhưng trên thực tế, thì không hề có chút thái độ ăn năn nào. Tại sao chúng ta nói điều này? Bởi vì trong khi sự việc này đang diễn ra hoặc trong hậu quả của nó, ngươi đã không hề tìm kiếm lẽ thật, ngươi đã không phản tỉnh và cố biết mình, và ngươi đã không thực hành phù hợp với lẽ thật. Thái độ của ngươi là thái độ sử dụng các triết lý, lô-gic và phương pháp của Sa-tan để giải quyết vấn đề. Trên thực tế, ngươi đang tránh né vấn đề và bao bọc nó trong lớp vỏ tốt đẹp để người khác không nhìn thấy dấu vết của nó, không để sơ suất gì. Cuối cùng, ngươi cảm thấy mình khá thông minh. Đây là những điều Đức Chúa Trời nhìn thấy, thay vì thấy ngươi thật sự suy ngẫm, thú nhận và ăn năn tội lỗi của mình khi đối mặt với vấn đề đã xảy đến với ngươi, sau đó tiếp tục tìm kiếm lẽ thật và thực hành theo lẽ thật. Thái độ của ngươi không phải là thái độ tìm kiếm lẽ thật hay thực hành lẽ thật, cũng không phải là thái độ đầu phục quyền tối thượng và sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, mà là thái độ sử dụng các chiêu trò và phương pháp của Sa-tan để giải quyết vấn đề của mình. Ngươi tạo ấn tượng sai lầm cho người khác và chống đối việc bị Đức Chúa Trời vạch trần, cũng như ngươi phòng thủ và đối đầu đối với những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi. Lòng ngươi khép chặt hơn trước và tách rời khỏi Đức Chúa Trời. Như vậy, có bất kỳ kết quả tốt nào đến từ việc đó không? Ngươi vẫn có thể sống trong sự sáng, vui hưởng sự bình an và niềm vui chứ? Ngươi không thể. Nếu ngươi lánh khỏi lẽ thật và lánh khỏi Đức Chúa Trời, chắc chắn ngươi sẽ rơi vào bóng tối và khóc lóc nghiến răng(Chỉ bằng cách theo đuổi lẽ thật thì một người mới có thể giải quyết được các quan niệm và sự hiểu lầm của họ về Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời tỏ lộ rằng với người vi phạm nguyên tắc trong bổn phận và quấy phá công tác, thì khi bị tỉa sửa và xử lý, những ai yêu và tiếp nhận lẽ thật sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật từ chuyện đó, rồi tự phản tỉnh và hiểu ra họ sai ở đâu, họ biểu lộ tâm tính bại hoại nào, và nên hóa giải ra sao. Sau đó họ có thể thực hiện bổn phận theo nguyên tắc. Đây mới là tiếp nhận việc bị xử lý và có biểu hiện ăn năn chân thành. Còn với những người không tiếp nhận lẽ thật, khi bị xử lý, ngoài miệng họ thừa nhận họ đã sai, nhưng họ không tìm kiếm lẽ thật, cũng không tự phản tỉnh để hiểu bản thân. Thay vào đó họ dùng những cách láu cá và xảo quyệt để che đậy, không cho người khác thấy vấn đề của họ để hòng bảo vệ bản thân. Loại người đó không chỉ xảo trá mà còn rất tà ác. Em đối chiếu bản thân với những gì lời Đức Chúa Trời bày tỏ. Khi em mới làm lãnh đạo, em không nắm rõ nhiều nguyên tắc, cũng không chịu tìm hiểu; chỉ toàn làm theo ý mình. Kết quả là đã gây nhiễu loạn công tác. Lãnh đạo đã xử lý em và chỉ ra vấn đề cho em biết để giúp đỡ em. Nhưng dù em đã thừa nhận rằng mình sai, nhưng sau đó em không phản tỉnh, cũng không cố gắng hiểu được nguyên tắc. Em chỉ đoán mò và phòng bị, nghĩ rằng vì lãnh đạo đã nhìn thấu mình, nên em có thể bị cách chức nếu mắc lỗi, và rồi sẽ không có kết cục tốt. Lúc nào em cũng tự ngụy trang để bảo vệ bản thân, không để lộ vấn đề hay khuyết điểm. Em rất cẩn thận trong mọi lời nói và hành động. Trước khi nói ra một vấn đề hay bày tỏ quan điểm, em cân nhắc thiệt hơn, xem xét liệu mình có bị xử lý không. Em chỉ nói những điều mình có thể đảm bảo rằng mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng không dám lên tiếng về những chuyện em không chắc chắn, mà không hề quan tâm liệu công tác có bị ảnh hưởng nếu vấn đề bị bỏ qua không. Và để tránh bị xử lý, khi cần chọn người cho vị trí nào đó, em đều hỏi ý kiến các đồng sự, nhưng chỉ làm vậy cho người ta thấy. Dù thấy không ổn về ý kiến của họ nhưng em không tìm hiểu kỹ hơn, dẫn đến chọn phải người không phù hợp. Việc đó làm hại các anh chị em cũng như gây tổn hại cho công tác. Em thấy khi em bị tỉa sửa và xử lý, em không hề tỏ ra ăn năn. Em chỉ càng trở nên láu cá và gian xảo, luôn nghĩ cách để tránh xảy ra sai sót và bị chỉ trích, luôn đề phòng Đức Chúa Trời và các lãnh đạo. Thực hiện bổn phận như thế khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét, và sẽ không có được công tác và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Nếu không ăn năn, em biết cuối cùng em sẽ bị Đức Chúa Trời ghét bỏ và đào thải.

Trong một lần tĩnh nguyện, em đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời về cách những kẻ địch lại Đấng Christ đối phó khi bị xử lý, từ đó đã giúp em hiểu vấn đề của mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Một số kẻ địch lại Đấng Christ làm việc trong nhà Đức Chúa Trời âm thầm hạ quyết tâm hành động cẩn trọng, tránh mắc sai sót, tránh bị tỉa sửa và xử lý, tránh chọc giận Bề trên hoặc bị lãnh đạo của họ bắt quả tang khi làm điều gì xấu, và họ đảm bảo sao cho có người thấy khi họ làm điều tốt. Tuy nhiên, dù họ có cẩn trọng thế nào, nhưng vì thực tế là xuất phát điểm sai và chọn sai đường, chỉ hành động vì danh tiếng và địa vị, không bao giờ tìm kiếm lẽ thật, nên họ thường xuyên vi phạm nguyên tắc, phá vỡ và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, hành động như tay sai của Sa-tan và thậm chí là còn thường xuyên vi phạm. Những người như vậy thường xuyên vi phạm nguyên tắc và vi phạm là điều hết sức bình thường. Vì thế, dĩ nhiên là họ khó tránh khỏi việc bị tỉa sửa và xử lý. Giờ thì tại sao những kẻ địch lại Đấng Christ lại hành xử quá thận trọng khi chưa bị tỉa sửa và xử lý? Chắc chắn một lý do là do họ nghĩ: ‘Mình phải cẩn thận – dù sao thì “Thận trọng là mẹ an toàn” và “Người tốt có cuộc sống bình yên”. Mình phải làm theo các nguyên tắc này và lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân tránh làm sai hay vướng vào rắc rối, và mình phải kiểm soát sự bại hoại và những ý định của mình. Miễn là mình không làm gì sai trái và có thể kiên trì đến cùng, mình sẽ đạt được phước lành, tránh được thảm họa và sẽ thành công trong đức tin nơi Đức Chúa Trời!’. Họ thường thúc giục bản thân, động viên và khích lệ mình theo cách này. Họ tin rằng nếu họ làm gì sai, họ sẽ giảm đi đáng kể cơ hội được nhận phước lành. Chẳng phải đây là sự toan tính và niềm tin chất chứa tận sâu tâm can họ sao? Gạt sang một bên việc toan tính hay niềm tin này của kẻ địch lại Đấng Christ là đúng hay sai, dựa trên niềm tin này, thì họ sẽ lo lắng nhất về điều gì khi bị xử lý và tỉa sửa? (Tiền đồ và số phận của họ.) Họ gắn kết việc bị xử lý và tỉa sửa với tiền đồ và số phận của mình – điều này liên quan đến bản tính tà ác của họ. Họ thầm nghĩ: ‘Có phải mình bị xử lý như thế này vì Đức Chúa Trời sắp đào thải mình không? Có phải vì Đức Chúa Trời không muốn mình không? Nhà Đức Chúa Trời không cho mình thực hiện bổn phận này sao? Mình không có vẻ đáng tin sao? Có phải mình sẽ bị thay thế bằng một người khá hơn không? Nếu bị đào thải, mình vẫn có thể được ban phước chứ? Mình vẫn có thể vào thiên quốc chứ? Nghe có vẻ như mình làm việc không được thỏa đáng cho lắm, vì vậy sau này, mình phải cẩn thận hơn, biết nghe lời, cư xử tốt, và không gây ra bất kỳ rắc rối nào. Mình phải học cách kiên nhẫn và cứ lặng lẽ cúi đầu để được sống. Mỗi ngày khi làm việc gì đó, mình phải tưởng tượng rằng đang bước đi trên vỏ trứng. Mình không thể mất cảnh giác. Mặc dù lần này mình đã bất cẩn để lộ bản thân và bị xử lý, tỉa sửa, nhưng có vẻ như vấn đề không nghiêm trọng lắm. Xem ra mình vẫn còn cơ hội, mình vẫn có thể thoát khỏi các thảm họa và được ban phước, vì vậy mình nên cứ khiêm tốn chấp nhận điều này. Trông không có vẻ là mình sẽ bị cách chức, huống chi bị đào thải hay bị khai trừ, vì vậy mình có thể chấp nhận việc bị xử lý và tỉa sửa theo cách này’. Đây có phải là thái độ chấp nhận bị xử lý và tỉa sửa không? Đây có thực sự là biết tâm tính bại hoại của mình không? Đây có phải là thực sự muốn ăn năn và thay đổi cách sống không? Đây có phải là đang thực sự quyết tâm hành động phù hợp với các nguyên tắc không? Không, không phải. Vậy thì tại sao họ lại hành động theo cách này? Bởi nhờ tia hy vọng rằng họ có thể thoát khỏi những thảm họa và được ban phước. Chừng nào tia hy vọng đó còn tồn tại thì họ không thể để lộ bản thân mình, không thể phơi bày con người thật của mình, không thể nói cho người khác biết những điều sâu thẳm trong lòng họ, càng không thể để người khác biết được sự oán hận mà họ nuôi giữ trong lòng. Họ phải giấu mình, họ phải làm con chó cụp đuôi và không để cho người khác nhìn thấy con người thật của mình. Vì vậy, họ không hề thay đổi sau khi bị tỉa sửa và xử lý, và họ tiếp tục làm những việc như đã làm trước đây. Vậy thì, nguyên tắc đằng sau những hành động của họ là gì? Đơn giản chỉ để bảo vệ lợi ích của riêng họ trong mọi chuyện. Dù mắc lỗi gì, họ cũng không để người khác biết; họ phải làm cho mọi người xung quanh nghĩ rằng họ là một người hoàn hảo không có lỗi lầm, không có khuyết điểm và không bao giờ phạm sai lầm. Đây là cách họ ngụy trang bản thân. Sau khi ngụy trang một thời gian dài, họ cảm thấy tự tin rằng không ít thì nhiều, họ chắc chắn tránh được các thảm họa, được ban phước, và vào thiên quốc(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Từ lời Đức Chúa Trời em thấy rằng khi những kẻ địch lại Đấng Christ bị xử lý vì vi phạm nguyên tắc hay hành ác, điều họ lo lắng nhất là bị đào thải, rồi không nhận được phước lành. Vậy nên sau đó họ trở nên vô cùng cẩn thận trong hành động, đề phòng Đức Chúa Trời và con người. Họ nghĩ chỉ cần không làm gì sai và không để lộ khuyết điểm cho người khác biết, thì họ có thể giữ địa vị và phước lành sẽ được đảm bảo. Em thấy những kẻ địch lại Đấng Christ vô cùng ích kỷ, hèn hạ, xảo trá và tà ác. Họ chỉ tin Đức Chúa Trời vì phước lành. Khi bị xử lý và đối phó, họ chỉ nghĩ đến tiền đồ và lợi ích. Họ có thể trở nên biết điều và phục tùng một thời gian, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, giúp họ tồn tại được trong hội thánh để tránh thảm họa. Em thấy thái độ của mình đối với việc bị xử lý y hệt cách hành xử của những kẻ địch lại Đấng Christ, coi việc bị phê bình và nhận được phước lành có liên quan đến nhau. Khi bị khiển trách, em tự đoán xem lãnh đạo có cách chức của em không, và lo lắng liệu em có tiền đồ hay đích đến tốt đẹp không. Sau đó em hết sức cẩn thận trong bổn phận. Em nghĩ đi nghĩ lại bất cứ đề xuất hay vấn đề mà mình nhắc tới, rất sợ mình mắc lỗi và để lộ khuyết điểm, thiếu sót. Thế thì lãnh đạo sẽ nhìn thấu con người em và cách chức của em. Khi thấy các anh chị em quanh mình bị cách chức, em càng trở nên đề phòng Đức Chúa Trời sợ sẽ mắc lỗi và bị xử lý lần nữa, hoặc thậm chí bị cách chức. Em nhận ra trước đó mình đã không thực sự tiếp nhận việc bị xử lý, cũng không phản tỉnh để thấy được sai lầm của mình. Em mù quáng đề phòng Đức Chúa Trời và thậm chí dùng những thủ đoạn xảo trá để tự ngụy trang. Em nghĩ rằng chỉ che đậy bản thân, và không mắc thêm sai sót, không bị xử lý, em sẽ không bị cách chức, như thế em có thể ở lại hội thánh và cuối cùng sẽ nhận được kết cục và đích đến tốt đẹp. Em luôn đề phòng Đức Chúa Trời, vắt óc nghĩ cách tính toán thiệt hơn cho bản thân. Em thấy vấn đề nhưng không tìm hiểu hay phản ánh. Em chỉ lo bảo vệ bản thân, không hề quan tâm công tác của hội thánh. Em đúng là quá ích kỷ, quá xảo trá. Tự ngụy trang như thế, thì dù em có thể lừa lãnh đạo một thời gian và không bị cách chức ngay, nhưng nếu em không chịu phản tỉnh, ăn năn và thay đổi, không sớm thì muộn em sẽ bị Đức Chúa Trời phơi bày và đào thải. Hiểu ra điều đó, em cầu nguyện, nguyện ý ăn năn, và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề của mình.

Trong khi tìm kiếm, em đọc được những lời Đức Chúa Trời về cách tiếp nhận việc bị xử lý sao cho đúng đắn. “Thực tế là, nhà Đức Chúa Trời tỉa sửa và xử lý người ta hoàn toàn là do những người đó hành động theo ý mình trong khi thực hiện bổn phận, họ phá hoại và gây nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời, lại còn không chịu phản tỉnh hay hối cải. Đó là lý do tại sao họ bị tỉa sửa và xử lý. Khi người ta bị tỉa sửa và xử lý trong loại tình huống này, họ có bị đào thải không? (Không.) Tuyệt đối không, người ta hiểu một cách đúng đắn về những điều này. Trong bối cảnh này, việc bị tỉa sửa và xử lý, cho dù đến từ Đức Chúa Trời hay những người khác, từ các lãnh đạo và người làm công hay từ các anh chị em, đều không phải là do ác ý mà là vì lợi ích của công tác hội thánh. Việc có thể tỉa sửa và xử lý một người khi họ hành động theo ý mình và gây nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời là một việc làm đúng đắn và tích cực. Đó là điều mà những người chính trực và những người yêu lẽ thật nên làm(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). “Đối với việc bị tỉa sửa và xử lý, điều tối thiểu mà người ta nên biết là gì? Phải trải nghiệm việc bị tỉa sửa và xử lý để thực hiện cho đúng đắn bổn phận của mình, đây là điều không thể thiếu. Đây là điều mà người ta phải đối mặt hàng ngày và thường trải nghiệm trong đức tin nơi Đức Chúa Trời và đạt được sự cứu rỗi. Không ai có thể không bị tỉa sửa và xử lý. Tỉa sửa và xử lý ai đó có phải là điều liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của họ không? (Không.) Vậy thì tỉa sửa và xử lý ai đó để làm gì? Có phải để lên án người ta không? (Không, mà là để giúp người ta hiểu lẽ thật và thực hiện bổn phận của họ phù hợp với các nguyên tắc.) Đúng vậy. Đó là cách hiểu đúng nhất về việc ấy. Tỉa sửa và xử lý ai đó là một dạng sửa dạy, một dạng sửa phạt, nhưng đó cũng là một hình thức giúp đỡ người ta. Việc bị tỉa sửa và xử lý cho phép ngươi kịp thời thay đổi sự mưu cầu sai trái của mình. Nó cho phép ngươi kịp thời nhận ra các vấn đề mà mình hiện đang gặp phải, và cho phép ngươi kịp thời nhận ra những tâm tính bại hoại mà mình phơi bày. Dù thế nào đi nữa, việc bị tỉa sửa và xử lý giúp ngươi thực hiện bổn phận của mình phù hợp với các nguyên tắc, kịp thời giúp ngươi không mắc sai lầm và đi lạc hướng, và ngăn ngươi gây họa lớn. Chẳng phải đây là sự trợ giúp lớn nhất cho con người, là phương thuốc tốt nhất cho họ sao? Những người có lương tâm và lý trí sẽ nhìn nhận việc bị xử lý và tỉa sửa một cách đúng đắn(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Từ lời Đức Chúa Trời, em hiểu rằng xử lý và tỉa sửa là một phương thức để làm tinh sạch và hoàn thiện con người. Cũng là điều chúng ta phải đối diện và trải qua trong quá trình trưởng thành trong sự sống. Tỉa sửa và xử lý đôi lúc có thể rất nghiêm khắc và đau lòng, nhưng nó nhắm vào tâm tính bại hoại của chúng ta. Nó trực tiếp phơi bày và mổ xẻ sự bại hoại và bội nghịch của chúng ta. Nó không hề chứa đựng ác tâm với chúng ta, không lên án và loại bỏ chúng ta, không liên quan đến tiền đồ và vận mệnh. Nhưng em đã nhầm khi cho rằng bị xử lý tỉa sửa nghĩa là bị lên án, rằng em sẽ bị cách chức và bị đào thải. Hiểu lầm Đức Chúa Trời như thế chính là chối bỏ sự công chính của Ngài, và phỉ báng Ngài! Lãnh đạo tỉa sửa và xử lý em chủ yếu là vì sự kiêu ngạo và tự thị của em, việc em gây nhiễu loạn và phá hoại công tác của hội thánh, đó mới là điều đáng giận. Lãnh đạo muốn em thay đổi càng sớm càng tốt để bảo vệ công tác của hội thánh. Giọng điệu có chút nghiêm khắc là chuyện hết sức bình thường, và chị ấy đâu có cách chức của em. Những lời tỉa sửa và xử lý đó nhắm thẳng vào cốt lõi vấn đề và sự bại hoại của em và cho em ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề. Lòng em quá vô cảm và cứng nhắc, nếu lãnh đạo không làm thế, có lẽ em sẽ hoàn toàn bỏ qua những lời khuyên tốt đẹp và cứ tiếp tục mắc mãi lỗi lầm đó. Như thế em sẽ không bao giờ tiến bộ trong bổn phận. Em sẽ tiếp tục hành ác và quấy phá công tác của hội thánh. Mỗi lần em bị xử lý là mỗi lần những vấn đề và sai sót của em được sữa chữa ngay, ngăn cản em hành ác. Đó mới thực sự là điều hữu ích nhất với em. Nghĩ kỹ lại thì lúc em nhận được nhiều nhất lẽ thật nhất chính là những lần em thất bại và vấp ngã, bị xử lý và tỉa sửa. Em thạt sự cảm thấy rằng việc bị xử lý là cách hiệu quả nhất của Đức Chúa Trời để phán xét và làm tinh sạch chúng ta. Được trải nghiệm điều đó chính là sự ân đãi và phước lành từ Đức Chúa Trời, và đặc ân của Ngài dành cho em. Nhưng em lại không tìm kiếm lẽ thật hay tự phản tỉnh. Em cứ sống trong sự hiểu lầm Đức Chúa Trời, mải lo lắng cho tiền đồ và vận mệnh. Em quá vô lý và không biết điều gì là tốt cho mình.

Em đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời trong một lần hội họp và nó khiến em rất xúc động. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Nếu ai đó luôn mưu toan cho những lợi ích và triển vọng của riêng mình khi thực hiện bổn phận, mà không màng đến công tác của hội thánh hay những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì đây không phải là thực hiện bổn phận. Đây là chủ nghĩa cơ hội, làm mọi việc vì lợi ích của riêng mình và để được phước lành cho bản thân. Theo cách này, bản chất đằng sau việc thực hiện bổn phận của họ thay đổi. Đó chỉ là đổi chác với Đức Chúa Trời, và muốn sử dụng việc thực hiện bổn phận của mình để đạt được mục đích riêng. Cách làm việc này rất dễ gây phá vỡ công tác của nhà Đức Chúa Trời. Nếu nó chỉ gây ra những tổn thất nhỏ cho công tác của hội thánh thì vẫn có cơ hội chuộc lỗi và họ vẫn có thể được cho cơ hội thực hiện bổn phận của mình, thay vì bị thanh trừ; nhưng nếu nó gây tổn thất lớn cho công tác của hội thánh và hứng chịu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời cũng như mọi người thì họ sẽ bị vạch trần và bị đào thải, không còn cơ hội thực hiện bổn phận của mình nữa. Một số người bị bãi nhiệm và bị đào thải theo cách này. Tại sao họ bị đào thải? Các ngươi đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ chưa? Nguyên nhân gốc rễ là họ luôn cân nhắc được mất của bản thân, bị kích động bởi tư lợi, không thể từ bỏ xác thịt, và không hề có thái độ quy phục Đức Chúa Trời, vì vậy họ có xu hướng hành xử khinh suất. Họ tin Đức Chúa Trời chỉ để đạt được lợi ích, ân điển và phước lành, hơn là để đạt được chút lẽ thật nào, vì vậy đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời là thất bại. Đây là gốc rễ của vấn đề. Các ngươi có nghĩ rằng thật bất công khi họ bị vạch trần và bị đào thải không? Không hề bất công chút nào, đó hoàn toàn là do bản tính của họ quyết định. Bất cứ ai không yêu lẽ thật hoặc không mưu cầu lẽ thật cuối cùng đều sẽ bị vạch trần và đào thải(Chỉ bằng cách tìm kiếm nguyên tắc của lẽ thật thì mới có thể làm tròn bổn phận của mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời phán, nếu chúng ta luôn quan tâm và trù tính về lợi ích và tiền đồ trong bổn phận, tính chất của việc ta làm đã thay đổi, và đó không còn là thực hiện bổn phận nữa. Chắc chắn ta sẽ hành ác và quấy phá công tác của hội thánh, rồi sẽ bị cách chức và đào thải. Em mới làm lãnh đạo và không hiểu nhiều nguyên tắc, chủ yếu chỉ làm theo ý riêng mình. Em không ăn năn sau khi bị xử lý, mà cứ quan tâm đến tiền đồ vận mệnh và sợ bị điều chuyển. Rõ ràng em thấy vấn đề, nhưng để bảo vệ bản thân, tránh mắc lỗi, em thà để công tác bị trì hoàn còn hơn là nói ra. Đây không phải là thực hiện bổn phận; mà là phá hoại công tác của hội thánh và hành ác. Em thấy một số người bị cách chức và đào thải vì luôn bảo vệ lợi ích bản thân trong bổn phận. Sau khi phát sinh vấn đề và bị xử lý, họ không cố gắng tìm hiểu nguyên tắc lẽ thật, mà cứ cố gắng che đậy bản thân, trở nên đề phòng Đức Chúa Trời và các lãnh đạo. Họ không ngừng lo lắng về việc bị cách chức và đào thải, mãi sống trong vòng luẩn quẩn của sự ác này. Mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời không bình thường và họ không bao giờ đạt kết quả trong bổn phận. Một số còn hành ác và quấy phá công tác của hội thánh, rốt cuộc bị phơi bày và đào thải. Từ thất bại của họ em thấy rằng động cơ và xuất phát điểm của một người trong đức tin và bổn phận, cùng với con đường họ chọn hết sức quan trọng. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết cục và đích đến của họ. Tình trạng, biểu hiện của em và con đường em đi đều giống như những người đó. Luôn sợ mắc lỗi và bị xử lý, em sợ sệt và đề phòng Đức Chúa Trời, cứng nhắc bám lấy lợi ích và tiền đồ của mình, nhưng lại không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật để giải quyết những vấn đề mà lãnh đạo chỉ ra. Nếu còn tiếp diễn như thế, không những em sẽ không tiến bộ trong bổn phận, mà nó còn gây hại đến công tác và em sẽ gây ra vi phạm. Tính chất và hậu quả của việc đó rất nghiêm trọng. Sẽ không phải là Đức Chúa Trời phơi bày và loại bỏ em nữa, mà chính em tự hủy hoại tiền đồ của mình. Lúc đó em nhận ra điều em cần làm nhất lúc đó không phải là lo lắng liệu mình có bị cách chức và bị đào thải hay không, mà phải thực sự phản tỉnh những vấn đề lãnh đạo đã chỉ ra, nỗ lực tìm kiếm và suy xét nguyên tắc lẽ thật, cố gắng tuân thủ nguyên tắc. Nếu em vẫn làm không tốt khi đã cố gắng hết sức, và bị cách chức, thì em nên quy phục sự an bài của Đức Chúa Trời.

Sau đó em tìm được thêm một số lời Đức Chúa Trời để thực hành và bước vào. Lời Đức Chúa Trời phán: “Đích đến và số phận của các ngươi là rất quan trọng với các ngươi – chúng là mối lo ngại sâu sắc của các ngươi. Các ngươi tin rằng nếu các ngươi không làm mọi sự một cách rất cẩn trọng, thì sẽ có nghĩa rằng ngươi không có được đích đến, rằng ngươi đã hủy hoại số phận của chính mình. Nhưng các ngươi đã bao giờ mảy may nghĩ rằng nếu một người nỗ lực chỉ vì đích đến của mình, thì họ đang luống công vô ích không? Những nỗ lực đó chẳng chân thật, chúng chỉ là giả tạo và dối trá. Nếu là thế, thì những kẻ dốc công sức chỉ vì đích đến của mình sắp bước vào thất bại chung cuộc của họ, bởi sự thất bại trong niềm tin vào Đức Chúa Trời của một người là bởi sự dối trá. Ta đã từng phán trước đây rằng Ta không thích được tâng bốc hay nịnh bợ, hay được đối đãi nhiệt tình. Ta thích những người trung thực đối mặt với lẽ thật và những kỳ vọng của Ta. Hơn thế nữa, Ta thích khi con người có thể thể hiện sự quan tâm và cân nhắc tột độ đến tấm lòng của Ta, và khi họ còn có khả năng từ bỏ mọi sự vì Ta. Chỉ có cách này, lòng Ta mới khuây khỏa(Về đích đến, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Đối với Đức Chúa Trời và đối với bổn phận của mình, con người phải có một tấm lòng trung thực. Nếu họ như vậy, họ sẽ là người kính sợ Đức Chúa Trời. Những người có lòng trung thực đối với Đức Chúa Trời có loại thái độ gì? Chí ít, họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, một tấm lòng vâng phục Đức Chúa Trời trong mọi sự, họ không chất vấn hoạ phúc, không bàn điều kiện, mà quy phục sự an bài của Ngài – đây là những người có lòng trung thực(Chỉ bằng cách tìm kiếm nguyên tắc của lẽ thật thì mới có thể làm tròn bổn phận của mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời phán những người luôn quan tâm đến tiền đồ và đích đến trong bổn phận, trong lòng chỉ biết nghĩ đến tư lợi thì không chân thành với Đức Chúa Trời, mà chỉ đang lợi dụng và lừa gạt Ngài. Họ khiến Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét. Đức Chúa Trời thích người trung thực, không quan tâm phúc hay họa, vô điều kiện và chân thành trong bổn phận. Người như thế mới được Đức Chúa Trời chấp thuận. Khi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, em đã tìm được con đường thực hành. Trong bổn phận, em phải tập trung nỗ lực làm người trung thực, mở lòng với Đức Chúa Trời, từ bỏ chuyện thiệt hơn cá nhân. Khi bị xử lý tỉa sửa, dù thái độ của lãnh đạo với em có như thế nào đi nữa, và dù em có bị cách chức hay không, em cũng nên tìm kiếm nguyên tắc để thực hiện tốt bổn phận – đó mới là điều quan trọng. Nghĩ lại, trong thời gian đó, lãnh đạo chủ yếu xử lý em vì đã quá kiêu ngạo, tự thị và tùy tiện làm theo ý mình. Nếu không giải quyết vấn đề đó, em chắc chắn sẽ vẫn tiếp diễn như thế. Cho nên em đã tổng kết từng vấn đề phát sinh, lần lượt đối chiếu chúng với nguyên tắc. Nếu không rõ điều gì, em sẽ tìm kiếm các anh chị em để thông công. Khi gặp chuyện em thấy không chắc chắn, em không vội vàng tin tưởng vào bản thân, và không tùy tiện làm việc theo ý mình. Em cầu nguyện Đức Chúa Trời và tĩnh tâm tìm kiếm nguyên tắc. Em cũng bàn bạc mọi việc với các đồng sự đến khi cùng nhất trí. Làm như thế một thời gian, sai sót phát sinh trong bổn phận ngày càng ít đi. Khi gặp khó khăn không thể giải quyết, em sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ lãnh đạo cấp trên. Có lần khi em đang tìm hiểu một vấn đề, em vẫn cảm thấy không chắc lắm sau khi lãnh đạo cấp trên thông công xong. Em thấy mình vẫn còn một số câu hỏi và muốn nói ra, nhưng em sợ nếu mấy câu hỏi đó không hợp lý, lãnh đạo sẽ nói em không có tố chất và thiếu hiểu biết. Khi đang do dự chưa quyết, em bỗng nhận ra mình lại đang lo lắng chuyện thiệt hơn. Em liền cầu nguyện Đức Chúa Trời, nguyện thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Dù thấy chính xác vấn đề hay không, em nguyện sửa đổi động cơ và làm cho sáng tỏ phương diện lẽ thật này. Cuối cùng, em đã lấy hết dũng khí để đưa ra câu hỏi. Nghe xong, lãnh đạo nói đó đích thực là vấn đề. Anh ấy còn thông công, “Nếu vẫn có điều gì chưa rõ ràng, chưa được giải quyết thỏa đáng, thì cần phải nói ra ngay. Việc đó có lợi cho công tác của hội thánh”. Nghe lãnh đạo nói thế, em vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời, cảm thấy an tâm, đồng thời từ bỏ được tư lợi và làm người trung thực.

Qua những trải nghiệm này, em đã hiểu việc bị xử lý có ích với chúng ta như thế nào. Bị xử lý có thể khó chấp nhận trong giây lát, nhưng giờ em đã có thể tiếp nhận nó một cách đúng đắn, và em có thể quy phục, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, và giải quyết vấn đề. Nhờ đó em cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Sau cái chết của con trai tôi

Bởi Vương Lệ, Trung Quốc Một ngày tháng sáu năm 2014, con gái tôi bất ngờ gọi điện, và nói con trai tôi đã bị điện giật khi đi câu cá, Con...

Ẩn sau “Tình yêu thương”

Bởi Trần Dương, Trung Quốc Trước khi trở thành một tín hữu, tôi cứ nghĩ “Thấy lỗi của bạn chớ nói gì thì tình bạn trường tồn tốt đẹp”,...

Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban Nha Về những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Câu chuyện của Angel

Bởi An Kỳ, Myanmar Vào tháng 8 năm 2020, tôi gặp được chị Diệp Hương trên Facebook. Chị ấy bảo tôi rằng Đức Chúa Jêsus đã tái lâm, Ngài...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger