Đức tin là gì? làm sao sinh ra đức tin thật sự?

26/11/2020

Tác giả: Huafei

Điều mà Đức Chúa Trời đòi hỏi ở mỗi Cơ đốc nhân chúng ta là phải có đức tin chân chính. Có nhiều ví dụ được ghi lại trong Kinh Thánh về những người có thể thấy được những việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời và được Ngài ban phước vì đức tin của mình. Môi-se tin vào Đức Chúa Trời và nhờ sự dẫn dắt của Ngài, ông đã vượt qua được vô số trở ngại và kìm kẹp của Pha-ra-ôn, dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên di cư thành công khỏi Ai Cập. Áp-ra-ham có đức tin nơi Đức Chúa Trời và sẵn sàng hy sinh đứa con trai duy nhất của mình là Y-sác cho Đức Chúa Trời, và cuối cùng Đức Chúa Trời đã ban phước cho ông, để cho dòng dõi của ông sinh sôi nảy nở và trở thành những quốc gia vĩ đại. Gióp cũng tin vào Đức Chúa Trời và có thể đứng ra làm chứng cho Ngài qua hai lần thử luyện; Đức Chúa Trời thậm chí còn ban phước cho ông nhiều hơn, hiện ra từ cơn bão nói chuyện với ông. Là Cơ đốc nhân, chúng ta bắt buộc phải hiểu lẽ thật liên quan đến thứ gọi là đức tin chân chính, để mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống , ví dụ như gia đình bất hạnh, sự tinh luyện của bệnh tật, vì đức tin gặp phải sự bắt bớ hoạn nạn, ngồi tù chịu khổ, v.v., ta đều có thể dựa vào đức tin và kiên quyết theo Chúa, làm chứng vang dội cho Ngài và cuối cùng được Ngài chấp thuận.

Chúng ta có đức tin chân chính nơi Chúa không?

Đức tin là gì,Đức tin

Có thể một số anh chị em, khi nghe thảo luận về đức tin, sẽ tự tin tuyên bố rằng họ có đức tin. “Tôi có niềm tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời. Tôi luôn thừa nhận sự tồn tại của Ngài và điều này chứng tỏ tôi là người có đức tin đối với Đức Chúa Trời.” “Tôi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế của chúng ta, và Ngài đã bị đóng đinh để chuộc tội cho chúng ta. Chỉ cần cầu nguyện và xưng tội với Chúa, chúng ta sẽ luôn được Ngài xá tội. Đó chẳng phải là có đức tin nơi Chúa sao?” “Tôi đã là một tín đồ nhiều năm qua; Tôi đã từ bỏ sự nghiệp, gia đình để dâng mình và công tác cho Chúa. Tôi đã thành lập các hội thánh ở khắp nơi và phải chịu rất nhiều khổ đau mà không bao giờ phàn nàn. Đây đều là những biểu hiện của việc có đức tin nơi Đức Chúa Trời”. Không thể phủ nhận rằng chúng ta tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và thực tế là chúng ta hăng hái làm việc và dâng mình cho Chúa, chịu khổ đau và trả giá cho Ngài. Nhưng làm như vậy thì có nghĩa là thực sự tin vào Đức Chúa Trời sao? Vấn đề này đáng để tất cả chúng ta, các anh chị em, những người thực sự tin Chúa và khao khát lẽ thật, tìm hiểu và thông công.

Ví dụ như tôi chẳng hạn. Kể từ khi trở thành một Cơ đốc nhân, tôi luôn tích cực tham gia các buổi họp mặt, chia sẻ phúc âm với mọi người và đề nghị hỗ trợ cho các anh chị em đang yếu đuối. Chẳng khó khăn nào ngăn được tôi làm những việc này cả. vì vậy tôi nghĩ mình là người yêu kính Chúa, hết lòng với Ngài và có đức tin nơi Ngài. Tuy nhiên, khoảng thời gian trước khi tôi và các thành viên trong gia đình bị bệnh rất nặng, lúc đầu tôi còn có thể cầu nguyện với Chúa, cảm thấy đây là sự thử luyện của Chúa đối với tôi, sau một khoảng thời gian thấy bệnh tình cũng không được cải thiện, tôi trở nên chán nản và thất vọng với Đức Chúa Trời, thậm chí còn phàn nàn Chúa, trong lòng nghĩ: Sau khi tin Chúa, tôi luôn dâng mình và từ bỏ, làm việc vất vả cho Chúa, sao Chúa không bảo vệ gia đình chúng tôi chứ? Sự nhiệt tình trước đây cũng không còn nữa. Sự thật đã vạch trần rõ ràng rằng tôi hoàn toàn thiếu đức tin chân chính, và đức tin của tôi chỉ dựa trên nền tảng của sự êm ấm trong gia đình và không bị bệnh tật hoặc tai biến. Tuy nhiên, vóc giạc thực sự của tôi đã tỏ lộ ngay khi có chuyện không mong muốn xảy ra. Chỉ sau đó tôi mới thấy đức tin vào Đức Chúa Trời của mình nhỏ bé đến mức thảm hại. Hầu hết các anh chị em xung quanh cũng đều giống như tôi. Có những anh chị em hăng hái tham gia vào mọi khía cạnh công việc của hội thánh khi được Chúa ban phước, nhưng khi có điều gì tồi tệ xảy ra trong gia đình hoặc gặp thất bại trong công việc, họ sẽ sống trong sự hiểu lầm và phàn nàn về Chúa. Có những anh chị em trong hoàn cảnh thuận lợi còn có thể đi theo và thờ phượng Chúa, nhưng vì tin Chúa bị ĐCS bắt bớ, đuổi bắt, hoặc là bị người đời phỉ báng, sự chối bỏ của người nhà, thì mất đi đức tin đối với Chúa, hoặc thậm chí quay lưng lại với Đức Chúa Trời.

Từ những gì chúng ta thể hiện và sống trọn hằng ngày, có thể thấy rằng đức tin của chúng ta đơn giản là không thể chịu đựng được những thử thách thực tế. Chúng ta chỉ thừa nhận rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời thật và tin rằng Ngài là Đấng Cứu Thế của chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thực sự tin vào Đức Chúa Trời. Đặc biệt, điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ phủ nhận hoặc từ bỏ Ngài cho dù đang ở trong hoàn cảnh nào. Đó là bởi vì đức tin của chúng ta không được hình thành dựa trên nền tảng hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời, mà dựa trên nền tảng của việc liệu chúng ta có nhận được các phước lành và lời hứa của Đức Chúa Trời hay không, và liệu chúng ta có thể đạt được lợi ích gì hay không. Đó là lý do tại sao niềm tin vào Đức Chúa Trời của chúng ta hoàn toàn là giả. Vậy thì đức tin chân chính là gì, và đức tin chân chính được thể hiện như thế nào?

Thứ gọi là đức tin chân chính thực sự

Lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Bất kể Đức Chúa Trời hoạt động ra sao, và bất kể môi trường của ngươi, ngươi đều có thể theo đuổi sự sống tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm kiến thức về công tác của Đức Chúa Trời, và có được sự hiểu biết về những hành động của Đức Chúa Trời, cũng như ngươi đều có thể hành động theo lẽ thật. Làm như vậy là có đức tin thật sự, và làm như vậy cho thấy ngươi đã không mất đức tin vào Đức Chúa Trời. Ngươi chỉ có thể có đức tin thật sự vào Đức Chúa Trời nếu ngươi có thể kiên trì theo đuổi lẽ thật thông qua sự tinh luyện, nếu ngươi có thể thực sự yêu Đức Chúa Trời và không nảy sinh những hoài nghi về Ngài, nếu bất luận Ngài làm gì, ngươi vẫn thực hành lẽ thật để làm thỏa lòng Ngài, và nếu ngươi có thể tìm kiếm sâu thẳm ý muốn của Ngài và quan tâm đến ý muốn của Ngài(Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện). Từ những lời của Đức Chúa Trời, có thể hiểu được rằng đức tin chân chính ám chỉ việc duy trì được lòng tôn kính và tuân phục Đức Chúa Trời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù là đang gặp khó khăn, sự tinh luyện, trở ngại, thất bại, cũng như bất kể khổ đau về xác thịt hay tinh thần nào. Chúng ta phải có khả năng tìm kiếm lẽ thật, hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời và tiếp tục hết lòng với Ngài trong hoàn cảnh mà Ngài đã sắp đặt. Chỉ loại người đó mới được coi là người có đức tin chân chính. Bây giờ chúng ta hãy xem xét trải nghiệm của Áp-ra-ham và Gióp để có thể hiểu rõ hơn đức tin chân chính là gì.

1. Đức tin của Áp-ra-ham

Khi Áp-ra-ham được một trăm tuổi, Đức Chúa Trời hứa sẽ ban cho ông một đứa con trai – Y-sác. Nhưng khi Y-sác lớn lên, Đức Chúa Trời nói với Áp-ra-ham rằng ông phải dâng con mình làm của lễ. Nhiều người có thể cảm thấy rằng việc làm này của Đức Chúa Trời quá khác biệt với quan niệm của con người, hoặc thậm chí họ có thể cảm thấy rằng nếu loại thử thách đó xảy ra với chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ cố gắng tranh cãi với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi Áp-ra-ham rơi vào tình cảnh này, phản ứng của ông hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta mong đợi. Ông không những không tranh cãi với Đức Chúa Trời, mà còn có thể thật sự vâng phục Ngài, thành thật và thực sự trao trả Y-sác cho Đức Chúa Trời. Cậu chuyện được ghi lại trong Kinh thánh như sau: “Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem hai đầy tớ và con mình, là Y-sác, cùng đi; người cũng chặt củi để dùng về của lễ thiêu, rồi đi đến nơi mà Ðức Chúa Trời đã truyền dạy… Họ đến chốn Ðức Chúa Trời đã phán dạy; tại đó, Áp-ra-ham lập bàn thờ, chất củi lên, trói Y-sác con mình lại, để lên đống củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình” (Sách sáng thế 22:3, 9-10). Áp-ra-ham có thể có thể tuân theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời một cách tuyệt đối, nén đau vứt bỏ những thứ yêu thích cũng muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, là vì ông biết rằng ngay từ đầu Ngài đã ban Y-sác cho ông, rồi sau đó lại bắt con ông đi. Nên việc ông vâng lời cũng là điều chính đáng, đức tin của Áp-ra-ham nơi Đức Chúa Trời có thể đứng vững trước sự kiểm nghiệm của sự thật! Như vậy mới là đức tin thật sự. Cuối cùng, đức tin chân chính và sự vâng phục của Áp-ra-ham đối với Đức Chúa Trời đã giành được sự chấp thuận và ban phước của Ngài. Đức Chúa Trời cho phép ông trở thành tổ tiên của nhiều quốc gia; dòng dõi của ông đã phát triển mạnh và sinh sôi nảy nở trở các thành quốc gia vĩ đại.

2. Đức tin của Gióp

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng nhà Gióp rất giàu. Ông có mười người con và nhiều tôi tớ; ông được những người cùng địa vị nể trọng và đánh giá cao. Tuy nhiên, trước sự cám dỗ và tấn công của Sa-tan, Gióp mất hết tài sản và con cái chỉ trong vòng một ngày, và sau đó mình ông còn đầy lở loét. Sự thử luyện đó đã biến Gióp từ một người vĩ đại nhất trở thành một người bần cùng nhất Phương Đông, đồng thời ông cũng bị gia đình và bạn bè phán xét và công kích. Ngay cả khi phải đối mặt với sự thử luyện lớn như vậy, Gióp vẫn không hề thốt lên một lời phàn nàn nào với Đức Chúa Trời, ông còn tôn kính phủ phục trước Đức Chúa Trời và nói rằng: “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21), và “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Trải qua thử luyện mà Gióp vẫn có thể kiềm chế để không phạm tội bằng lời, cũng như đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Điều này cho thấy trong lòng ông có Đức Chúa Trời, ông có đức tin chân chính vào Đức Chúa Trời. Ông tin rằng mọi sự trên đời đều do Đức Chúa Trời cai quản, và tất cả những tình cảnh ông phải đối mặt đều đã được Ngài chấp thuận chứ không phải do con người tạo ra. Sống nhiều năm trên đời, điều mà Gióp thấu hiểu được là mọi thứ ông có đều đến từ sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời; sự giàu có của ông đều do Ngài ban cho chứ không phải do sức lao động. Vì vậy, nếu Đức Chúa Trời muốn lấy đi những gì Ngài đã từng ban, thì đó cũng là lẽ đương nhiên và đúng đắn. Là một loài thọ tạo, ông phải vâng phục khi Đức Chúa Trời lấy những thứ đó đi. Ông không nên tranh cãi với Đức Chúa Trời và đặc biệt là không được phàn nàn với Ngài – thậm chí nếu có bị tước đi mạng sống, ông biết mình vẫn không nên thốt ra một lời phàn nàn nào. Việc làm chứng của Gióp đã làm Sa-tan hoàn toàn bẽ mặt, và sau đó, Đức Chúa Trời hiện ra từ giữa cơn bão trước mặt Gióp và ban cho ông nhiều phước lành hơn nữa.

Từ trải nghiệm của Áp-ra-ham và Gióp, có thể thấy rằng, để đạt được đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời, trước hết ta phải có hiểu biết thực sự về sự tể trị của Đức Chúa Trời và phải tin rằng mọi sự trên đời đều hoàn toàn nằm trong tay Ngài. Chúng ta cũng phải hiểu rõ vị trí loài thọ tạo của mình và có lý trí mà một kẻ bề tôi nên có. Dù gặp thử luyện hay gian khó thế nào, chúng ta cũng không thể đổ lỗi hay từ bỏ Đức Chúa Trời, mà phải tiếp tục tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và đứng về phía Ngài, kiên quyết đi theo Ngài. Dù phải chịu đựng đau khổ bao nhiêu, chúng ta vẫn phải kiên vững đứng ra làm chứng cho Đức Chúa Trời. Chỉ những người làm được như vậy mới có đức tin chân chính vào Đức Chúa Trời. Cũng giống như các anh chị em đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc vô thần bắt bớ và bách hại, thậm chí bị tra tấn dã man và kết án tù nhiều năm, nhưng họ chưa từng phủ nhận hoặc từ bỏ Đức Chúa Trời – đó mới là đức tin chân chính vào Đức Chúa Trời. Có những anh chị em bị gia đình và bạn bè chối bỏ sau khi trở thành tín đồ, hoặc gia đình họ gặp những điều không may, nhưng họ không bao giờ phàn nàn với Đức Chúa Trời, mà vẫn có thể tiếp tục theo Ngài và dâng mình cho Ngài – đây cũng là biểu hiện của đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời.

Cách để xây dựng đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời

Nếu muốn có đức tin chân chính, chúng ta nên tìm kiếm để nhận ra sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với tất cả mọi người, sự kiện, những điều chúng ta gặp hằng ngày, và dù hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt có phù hợp với quan niệm của chúng ta hay không, hoặc liệu bề ngoài chúng có mang lại lợi ích cho chúng ta hay không, chúng ta cũng phải biết vị trí loài thọ tạo của mình và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời bằng lòng tôn kính. Chúng ta phải hiểu ý định nghiêm túc, tỉ mẩn của Đức Chúa Trời đằng sau hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt để chúng ta có thể đạt được điều gì đó từ mọi thứ mà mình đã trải qua, và chúng ta có thể nhận ra những việc làm của Đức Chúa Trời trong mọi sự mà Ngài an bài. Khi đó, đức tin của chúng ta vào Đức Chúa Trời sẽ ngày càng trở nên chân thật hơn. Đức tin đó cũng giống như đức tin của Gióp – nó không phải là thứ sinh ra ông đã có, mà từ từ lớn mạnh khi trải nghiệm sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời ông và tìm kiếm sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta có thể noi gương Gióp, tập trung trải nghiệm và thực sự tìm hiểu sự tể trị của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của mình, để đạt được sự hiểu biết chân chính về Đức Chúa Trời, thì khi đó chúng ta mới có thể phát triển đức tin chân chính nơi Đức Chúa Trời. Và sau đó, dù gặp phải những khó khăn hay thử luyện thế nào và phải chịu đau khổ về thể xác hoặc tinh thần ra sao, chúng ta đều có thể đối mặt với điều đó nhờ đức tin của mình, tích cực tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và đòi hỏi của Ngài đối với chúng ta, vâng phục sự tể trị và sắp xếp của Ngài, cũng như làm chứng cho Ngài.

Tạ ơn sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Amen!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Những phép màu của cuộc sống

Bởi Yangli, Trung Quốc Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Sinh lực của Đức Chúa Trời có thể lấn át bất cứ sức mạnh nào; hơn thế nữa, nó vượt...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger