Tôi đã buông bỏ cảm xúc thù hận như thế nào

30/05/2024

Tôi và Lý Hân đều phụ trách công tác văn bản. Sau này, Lý Hân bị cách chức vì không làm được công tác thực tế. Chị ấy không chấp nhận được sự thật đó, cứ tiếp tục tranh danh đoạt lợi và ganh đua với tôi. Có thể thấy thái độ của Lý Hân đối với tôi không tốt lắm, chị ấy phớt lờ khi tôi đang nói chuyện, cũng không tích cực khi thảo luận công tác, kết quả là một số dự án đã bị chậm tiến độ. Lý Hân còn chế nhạo khi nhìn thấy những thiếu sót trong công tác của tôi. Trước mặt tôi, chị ấy cố tình khoe khoang về việc trước đây đã làm việc với tôi thế nào, lại còn chỉ ra một số biểu hiện bại hoại của tôi, kèm theo những nhận xét chê bai. Tôi cảm thấy bị kìm kẹp, nhưng chỉ nghĩ rằng mình quá bận tâm đến thể diện, cảm thấy mình làm việc không tốt bằng Lý Hân và không thích hợp làm trưởng nhóm. Thế là tôi hơi tiêu cực, thậm chí còn định từ chức, để Lý Hân làm trưởng nhóm. Sau đó, nhờ lãnh đạo thông công và giúp đỡ, tình trạng của tôi đã cải thiện, nhưng tôi vẫn cảm thấy bị kìm kẹp khi làm việc với Lý Hân. Sau đó, khi biết Lý Hân cứ tùy ý trong bổn phận và thường tranh danh đoạt lợi, có biểu hiện đả kích và bài xích người khác, lãnh đạo đã mổ xẻ và vạch trần vấn đề của chị ấy. Lúc đầu, tôi có thể đối xử với Lý Hân một cách đúng đắn, giúp đỡ bằng tình yêu thương, hướng dẫn chị ấy phản tỉnh về những vấn đề của bản thân. Nhưng sau đó, khi đọc được những gì chị ấy viết khi phản tỉnh, tôi không thể giữ bình tĩnh được nữa. Không chỉ trực tiếp đả kích và bài xích tôi, mà sau lưng, chị ấy còn chỉ trích tôi trước mặt lãnh đạo và các thành viên khác. Tôi cảm thấy rất khó chịu và bực mình, tự hỏi sao chị ấy có thể đối xử với tôi như vậy? Chẳng phải chị ấy đang lén hủy hại danh dự của tôi sao? Khi Lý Hân tiêu cực và yếu đuối, tôi đã giúp đỡ, thông công với chị ấy bằng tình yêu, vậy mà giờ lại bị đối xử như thế này, thật quá đáng hết sức! Lúc đó tôi nghĩ mình đã quá ngu ngốc khi bao dung và kiên nhẫn với chị ấy, nên chỉ phản tỉnh về bản thân mình, và bắt đầu nảy sinh chút hận thù đối với Lý Hân. Tại sao tôi luôn tha thứ cho người khác như vậy? Chẳng phải làm vậy khiến tôi trông như một kẻ kém cỏi và dễ bắt nạt hay sao? Lần này tôi không thể tha thứ cho Lý Hân dễ dàng như vậy nữa, phải cho chị ấy biết tôi cũng có thể cứng rắn, để chị ấy thấy rằng tôi không phải kẻ dễ bị ức hiếp.

Suốt hai ngày trời, tôi cảm thấy ức chế và đau khổ, chìm trong cảm xúc hận thù và phẫn nộ, không thoát ra được. Những lúc Lý Hân chủ động trao đổi về công việc với tôi, tôi muốn giao tiếp bình thường với chị ấy như trước đây, nhưng rồi ký ức về tất cả những chuyện xảy ra trước đó lại ùa về trong tâm trí, khiến tôi quyết tâm tự nhủ với lòng rằng: “Mình không thể thỏa hiệp dễ dàng như vậy, phải cứng rắn lên. Người lành bị bắt nạt, ngựa lành thì bị cưỡi. Mình không được tỏ ra quá nhiệt tình hay thân thiện với chị ấy. Chị ấy đối xử với mình như vậy, sao mình lại không thể cho chị ấy nếm mùi đau khổ một chút?”. Sau đó, khi Lý Hân nói chuyện với tôi, tôi sẽ trả lời bình thường nhưng vẻ mặt có chút lạnh lùng, giọng điệu cũng hơi cộc lốc, và còn cố ý tránh nhìn vào mắt chị ấy. Trong thời gian đó, tôi cảm thấy vô cùng bất an và chỉ muốn được yên tĩnh một mình, cố gắng không nghĩ về chuyện này, nhưng vẫn không thể gạt bỏ những suy nghĩ đó ra khỏi đầu. Sau đó, dù cố gắng kiềm chế cảm xúc tiêu cực và bàn công việc với Lý Hân một cách bình thường, nhưng tôi vẫn luôn muốn trút hết sự bất mãn, tức giận và căm ghét của mình lên chị ấy. Tôi cảm thấy đau đớn và khó chịu, không biết phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Tôi chỉ có thể giãi bày nỗi lòng mình với Đức Chúa Trời, cầu nguyện hết lần này đến lần khác: “Lạy Đức Chúa Trời, sau những gì Lý Hân đã làm với con, con rất tức giận và căm ghét chị ấy, thậm chí còn muốn trả thù. Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn sống theo tâm tính bại hoại, mà muốn tương tác bình thường với Lý Hân, nhưng con thực sự không làm được, vóc giạc con quá nhỏ bé, xin Ngài giúp đỡ và dẫn dắt con”.

Sau đó, tôi thấy đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ai đó từng làm tổn thương ngươi, và ngươi đối xử lại với họ bằng thủ đoạn mà họ đã dùng để đối xử với ngươi, như vậy thì có tương hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Nếu vì họ làm tổn thương ngươi, tổn thương rất sâu sắc, cho nên ngươi cố dùng mọi cách có thể để trả đũa và trừng trị họ, đối với những người ngoại đạo, như thế là hợp tình hợp lý, không có gì để chê trách, nhưng đây là dạng hành động gì? Đây là sự nóng nảy. Họ làm tổn thương ngươi, hành động này là sự bộc lộ của bản tính Sa-tan bại hoại, nhưng nếu ngươi trả đũa họ, vậy thì hành động của ngươi chẳng phải cũng giống họ hay sao? Tâm lý, xuất phát điểm và nguồn cơn đằng sau hành động trả đũa của ngươi cũng như họ, chẳng có gì khác biệt. Vậy nên, tính chất hành động của ngươi chắc chắn là nóng nảy, dựa theo bản tính tự nhiên và thuộc về Sa-tan. Thấy đây là nóng nảy và thuộc về Sa-tan, chẳng phải ngươi nên thay đổi hành động này sao? Liệu nguồn cơn, ý định và động cơ đứng sau hành động của ngươi có nên thay đổi không? (Thưa, có.) Ngươi phải thay đổi chúng như thế nào? Nếu như chỉ gặp phải một chuyện nhỏ, dù nó khiến ngươi không thoải mái, nhưng nếu nó không ảnh hưởng đến lợi ích của ngươi, không làm tổn thương ngươi nặng nề, không khiến ngươi hận nó, không khiến ngươi liều cả tính mạng để trả đũa, vậy thì ngươi có thể gạt bỏ thù hận, không dùng đến sự nóng nảy, thay vào đó ngươi có thể dựa vào lý tính và nhân tính để xử lý chuyện này một cách bình tĩnh và đúng đắn. Ngươi có thể nói thẳng và chân thành giải thích vấn đề này với người đó và hóa giải mối thù hận của mình. Nhưng nếu mối thù hận này quá sâu sắc, đến nỗi ngươi muốn trả đũa và cảm thấy thù hận cay đắng trong lòng, vậy thì ngươi vẫn có thể nhẫn nại được không? Khi ngươi có thể không dựa vào sự nóng nảy mà bình thản nói: ‘Mình phải có lý tính. Mình phải sống theo lương tâm và lý trí, sống theo các nguyên tắc lẽ thật. Mình không thể lấy ác báo ác, mà phải đứng vững trong lời chứng và hạ nhục Sa-tan’, đây chẳng phải là một tình trạng khác biệt sao? (Thưa, phải.) Trước đây, các ngươi có những dạng tình trạng nào? Nếu ai đó trộm thứ gì đó của ngươi, ăn món gì đó của ngươi, thì không đến nỗi khiến ngươi ôm thâm thù huyết hận, nên ngươi nghĩ không cần thiết phải tranh cãi với họ đến mức đỏ mặt tía tai vì chuyện này, làm vậy không xứng tầm với ngươi, không đáng để ngươi làm vậy. Trong tình huống này, ngươi có thể xử lý vấn đề một cách có lý tính. Có thể xử lý vấn đề một cách có lý tính tương đương với thực hành lẽ thật sao? Tương đương với có thực tế lẽ thật trong chuyện này sao? Tuyệt đối là không. Có lý tính và thực hành lẽ thật là hai chuyện khác biệt nhau. Nếu gặp phải chuyện khiến ngươi cực kỳ căm phẫn, nhưng ngươi có thể xử lý nó một cách có lý tính và điềm tĩnh, không bộc lộ sự nóng nảy hay bại hoại – đây là điều không thể làm được nếu không hiểu các nguyên tắc lẽ thật và cậy dựa vào sự khôn ngoan mà xử lý. Trong trường hợp như vậy, nếu ngươi không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không tìm kiếm lẽ thật, thì sự nóng nảy dễ trỗi dậy nơi ngươi, thậm chí là cả bạo lực. Nếu ngươi không tìm kiếm lẽ thật mà chỉ áp dụng các phương thức của con người, xử lý vấn đề theo ý mình, vậy thì ngươi không thể giải quyết nó bằng cách giảng chút đạo lý hoặc ngồi xuống thổ lộ tâm tình của mình. Không đơn giản như thế(Chỉ khi giải quyết tâm tính bại hoại của mình thì mới có thể chuyển biến thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, trong lòng tôi có chút tự trách. Cảm thấy bị tổn hại danh dự khi Lý Hân chỉ trích tôi trước mặt người khác, nên tôi muốn trả thù và làm khó dễ chị ấy. Tôi làm vậy thì có khác gì với Lý Hân chứ? Chẳng phải tôi đang hành động dựa trên cảm xúc và tâm tính bại hoại của mình sao? Chẳng phải đều xuất phát từ Sa-tan sao? Làm vậy không phải là thực hành lẽ thật! Bình thường, tôi luôn cảm thấy mình là người lương thiện và khoan dung với người khác, không hay nhỏ mọn, tính toán với mọi người. Nhưng lời Đức Chúa Trời giúp tôi nhận ra đây không phải vóc giạc thực sự của tôi. Chỉ khi đối mặt với những vấn đề ít ảnh hưởng đến lợi ích của mình thì tôi mới không nhỏ mọn. Ví dụ với những chuyện tầm thường và nhỏ nhặt, tôi sẽ cảm thấy không cần phải quan tâm quá nhiều. Nếu quan tâm quá nhiều, người ta sẽ nghĩ tôi nhỏ mọn và hẹp hòi. Nên với những chuyện nhỏ thì tôi có thể giải quyết một cách lý trí, thể hiện bản thân là người độ lượng và khoan dung. Giống như lúc đầu, khi thấy thái độ của Lý Hân đối với tôi không tốt lắm, tôi vẫn có thể cư xử đúng đắn và thấu hiểu cho chị ấy, nghĩ rằng chị ấy thể hiện sự bại hoại là chuyện bình thường. Lúc đó tôi thấy mình rất khoan dung, độ lượng. Nhưng khi biết Lý Hân chỉ trích tôi trước mặt lãnh đạo và các thành viên trong nhóm, tôi xem đó là một sự sỉ nhục lớn đối với tôn nghiêm và phẩm giá của mình, nên không thể chịu đựng được nữa. Tôi sống trong sự phẫn nộ và hận thù, không thể thoát ra được. Xem ra tôi không thực sự có lòng bao dung và nhẫn nại. Lời Đức Chúa Trời phán: “Nếu gặp phải chuyện khiến ngươi cực kỳ căm phẫn, nhưng ngươi có thể xử lý nó một cách có lý tính và điềm tĩnh, không bộc lộ sự nóng nảy hay bại hoại – đây là điều không thể làm được nếu không hiểu các nguyên tắc lẽ thật và cậy dựa vào sự khôn ngoan mà xử lý(Chỉ khi giải quyết tâm tính bại hoại của mình thì mới có thể chuyển biến thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi thầm nghĩ: “Bây giờ mình cần hiểu những lẽ thật nào để có thể buông bỏ cảm xúc hận thù này đây?”.

Trong lúc tìm kiếm, tôi thấy lời Đức Chúa Trời phán: “Tấn công và trả đũa là một loại hành động và sự bộc lộ đến từ bản tính hiểm độc của Sa-tan. Đó cũng là một dạng tâm tính bại hoại. Mọi người nghĩ như thế này: ‘Người bất nhân thì ta bất nghĩa! Nếu người không đối xử với tôi bằng nhân phẩm, tại sao tôi lại phải đối xử với người bằng nhân phẩm?’. Kiểu suy nghĩ này là gì vậy? Đó không phải là một cách suy nghĩ mang tính trả đũa hay sao? Theo nhìn nhận của một người bình thường, chẳng phải đây là một quan điểm hợp lệ sao? Chẳng phải nó có căn cứ sao? ‘Người không phạm ta thì ta không phạm người. Người mà phạm ta chắc chắn ta phải phạm người’, và ‘Gậy ông đập lưng ông’ – những người ngoại đạo thường nói những điều như vậy; trong số họ, đây đều là những điều hợp lý và hoàn toàn phù hợp với quan niệm của con người. Tuy nhiên, những người tin Đức Chúa Trời và theo đuổi lẽ thật nên nhìn nhận những lời này như thế nào? Những suy nghĩ và quan điểm này có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao chúng không đúng? Chúng nên được phân định như thế nào? Những điều này bắt nguồn từ đâu? (Thưa, từ Sa-tan.) Chúng bắt nguồn từ Sa-tan, điều này không có gì phải nghi ngờ. Chúng đến từ tâm tính nào của Sa-tan? Chúng đến từ bản tính hiểm độc của Sa-tan; chúng chứa đựng sự độc ác, và chúng chứa đựng bộ mặt thật của Sa-tan trong tất cả sự hiểm độc và xấu xa của nó. Chúng chứa đựng loại thực chất bản tính này. Tính chất của các quan điểm, suy nghĩ, bộc lộ, lời nói và thậm chí hành động chứa đựng loại thực chất bản tính đó là gì? Chắc chắn, đó là tâm tính bại hoại của con người, là tâm tính của Sa-tan. Những thứ này của Sa-tan có phù hợp với lời Đức Chúa Trời không? Chúng có phù hợp với lẽ thật không? Chúng có cơ sở nào trong lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Chúng có phải là những hành động mà người theo Đức Chúa Trời nên làm, và những suy nghĩ và quan điểm mà họ nên sở hữu không? Những suy nghĩ và hành động này có tương hợp với lẽ thật hay không? (Thưa, không.) Đã biết những thứ này không tương hợp với lẽ thật, vậy chúng có tương hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường hay không? (Thưa, không.) Giờ các ngươi có thể thấy rõ những chuyện này không tương hợp với lẽ thật hay nhân tính bình thường. Trước đây các ngươi có nghĩ những hành động và suy nghĩ này là thích đáng, chấp nhận được và đứng vững được không? (Thưa, có.) Những suy nghĩ và lý luận của Sa-tan chiếm vị trí chủ đạo trong lòng người, dẫn dắt suy nghĩ, quan điểm, cách hành xử, hành động và các tình trạng khác nhau của họ, vậy người ta có thể hiểu được lẽ thật hay không? Tuyệt đối là không. Ngược lại, người ta thực hành và tuân giữ những điều họ nghĩ là đúng như thể chúng là lẽ thật, không phải vậy sao? Nếu những điều này là lẽ thật, vậy tại sao tuân giữ chúng không giải quyết được những vấn đề thực tế của ngươi? Tại sao tuân giữ chúng không đem lại sự thay đổi thực sự nơi ngươi kể cả ngươi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm? Tại sao ngươi không thể dùng lời Đức Chúa Trời để phân định những triết lý phát xuất từ Sa-tan này? Ngươi vẫn bám chặt vào những triết lý Sa-tan như thể chúng là lẽ thật sao? Nếu ngươi thật sự có sự phân định, vậy chẳng phải ngươi tìm ra căn nguyên vấn đề rồi sao? Bởi vì điều mà ngươi đang bám vào không bao giờ là lẽ thật, đúng hơn đó là những lý luận sai lầm và triết lý của Sa-tan, vấn đề nằm ở đó. Các ngươi đều phải đi theo con đường này để kiểm điểm và xem xét bản thân mình, xem có điều gì trong các ngươi mà các ngươi nghĩ là đứng vững được, điều gì tương hợp với thường thức và đạo lý đối nhân xử thế, điều gì mà các ngươi có thể đưa ra công khai – là những suy nghĩ, quan điểm, hành động và căn cứ không đúng đắn mà ngươi đã xem như là lẽ thật trong lòng mình, điều mà ngươi không nghĩ là tâm tính bại hoại(Chỉ khi giải quyết tâm tính bại hoại của mình thì mới có thể chuyển biến thật sự, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng những gì tôi bộc lộ chính là tâm tính hung ác và ác độc. Tôi cảm thấy thật quá quắt khi Lý Hân chỉ trích tôi trước mặt các anh chị em khác, làm tổn hại danh dự, địa vị của tôi. Tục ngữ có câu: “Người lành bị bắt nạt, ngựa lành thì bị cưỡi”. Nếu tôi dễ dàng bỏ qua chuyện này, người khác chắc chắn sẽ nói tôi hèn nhát và dễ bị bắt nạt, ai muốn đối xử với tôi thế nào cũng được. Tôi không muốn ngậm đắng nuốt cay như thế, mà chỉ muốn trả thù Lý Hân và phớt lờ chị ấy. Tôi cảm thấy rằng: Lý Hân đối xử tệ với tôi trước, tôi đáp trả thế nào cũng đều không quá đáng, ít nhất phải cho chị ấy biết cảm giác bị tổn thương là như thế nào, để tôi trút được sự bất mãn và ức chế. Cái này gọi là “mắt đền mắt, răng đền răng”, “ngươi đã bất nhân thì đừng trách ta bất nghĩa”. Nhờ sự mặc khải của lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra những suy nghĩ và quan điểm của mình đều bắt nguồn từ sự nóng nảy, triết lý Sa-tan và tâm tính bại hoại. Tôi muốn công kích và trả thù bất cứ ai tổn hại hoặc xúc phạm tôi. Nếu tôi buồn thì đối phương cũng không được phép vui. Tôi nhận ra mình thật xấu xa và ác độc. Khi cho phép tâm tính bại hoại chi phối cuộc đời mình, tôi chỉ nghĩ cách để giúp bản thân được vui vẻ và hài lòng, luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của mình, không quan tâm liệu hành động của mình có phù hợp với lẽ thật hay không, có gây tổn hại cho Lý Hân hay không. Tôi đã quá ích kỷ và hẹp hòi. Lý Hân đã có thể phản tỉnh bản thân và cũng cảm vạch trần sự bại hoại của chính mình, đây là biểu hiện của việc sẵn sàng thực hành lẽ thật và ăn năn. Lẽ ra tôi nên đối xử đúng đắn và gạt bỏ thành kiến về chị ấy. Nhưng chẳng những không động viên chị ấy, tôi còn khắc ghi sự bại hoại của chị ấy và muốn trả thù. Tôi là người đúng, nhưng lại chẳng có tí rộng lượng nào. Suy nghĩ đến đây, tôi cảm thấy bản thân có nhân tính xấu. Nghĩ lại khoảng thời gian sống chìm đắm trong thù hận, mặc dù đã thỏa mãn mong muốn trả thù, nhưng tôi không lại hề cảm thấy bình yên hay vui vẻ, ngược lại còn đau khổ hơn, lương tâm cắn rứt và thấy có lỗi. Tôi đã trực tiếp trải nghiệm việc sống theo tâm tính bại hoại sẽ khiến bản thân đau khổ và tổn thương người khác như thế nào. Tôi không nên hành động như vậy. Tôi nhận ra quan điểm của mình giống hệt như quan điểm của những người ngoại đạo, tưởng rằng phải lấy ác báo ác thì mới có thể tự bảo vệ mình. Trong thế giới trần tục, người thành thật thì thường bị bắt nạt. Họ chỉ có thể nhẫn nhịn và thỏa hiệp. Nhưng trong nhà của Đức Chúa Trời, không có chuyện bắt nạt hay bị bắt nạt. Bất kể điều gì xảy ra, người khác đối xử với ta thế nào đều do Đức Chúa Trời cho phép cả, ta phải rút ra bài học từ những điều đó và thực hành lẽ thật. Tôi nên tiếp nhận điều này từ Đức Chúa Trời và đối xử với Lý Hân theo lời Ngài.

Sáng hôm sau, khi nghĩ đến vấn đề này, tôi vẫn cảm thấy khá khó chịu, không biết phải cư xử với Lý Hân như thế nào. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con biết mình không nên đối xử với Lý Hân dựa trên triết lý Sa-tan, nhưng hiểu biết của con về vấn đề này quá nông cạn, vẫn không có được cảm giác nhẹ nhõm, không biết phải đối mặt với Lý Hân như thế nào, Lạy Đức Chúa Trời, xin hãy dẫn dắt con”. Sau đó, tôi tìm thấy một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời phẫn nộ, không khoan nhượng cho bất kỳ sự xúc phạm nào – điều này không có nghĩa rằng Đức Chúa Trời giận dữ mà không phân biệt căn nguyên hay không theo các nguyên tắc; chỉ con người bại hoại mới độc quyền nổi giận một cách vô cớ và ngẫu nhiên, một kiểu nổi giận không phân biệt các nguyên cớ. Khi một con người có địa vị, họ thường khó kiểm soát tâm trạng của mình, và vì vậy họ sẽ muốn mượn cớ để trút bỏ sự bất mãn và giải toả cảm xúc; họ sẽ thường xuyên nổi giận vô cớ, để thể hiện khả năng của mình và cho người khác biết địa vị và thân phận của mình là khác với những người bình thường. Tất nhiên, những người bại hoại không có bất kỳ địa vị nào cũng sẽ thường xuyên mất kiểm soát. Họ thường tức giận vì lợi ích cá nhân mình bị tổn hại. Để bảo vệ địa vị và tôn nghiêm của chính mình, họ sẽ thường xuyên giải tỏa cảm xúc và thể hiện bản tính kiêu ngạo của họ. Con người sẽ nổi giận và trút bỏ cảm xúc để bao biện cho tội lỗi, và những hành động này là cách mà con người thể hiện sự bất mãn của mình. Những hành động này đầy những sự bất khiết; chúng đầy những toan tính và mưu mô; chúng đầy sự tà ác và bại hoại của con người; và hơn hết, chúng đầy những tham vọng và ham muốn cuồng loạn của con người(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi thấy thật xấu hổ. Tôi nhận ra thực chất của Đức Chúa Trời là công chính và thánh khiết, và Ngài làm việc rất có nguyên tắc. Sự thịnh nộ và lòng thương xót của Đức Chúa Trời vô cùng thuần khiết, không có bất kỳ sự uế tạp nào. Chẳng hạn như thái độ của Đức Chúa Trời đối với các thành Sô-đôm và Ni-ni-ve. Người dân hai thành đều chối bỏ Đức Chúa Trời, họ tà ác và dâm loạn. Từ lâu Ngài đã biết những việc ác của họ, tùy theo mức độ hành ác của họ mà tất cả đều đáng bị hủy diệt. Khi người dân hai thành nhìn thấy các sứ giả của Đức Chúa Trời, họ lại thể hiện thái độ hoàn toàn khác nhau. Người dân Sô-đôm bách hại các sứ giả một cách cực kỳ hung ác và họ căm ghét những điều tích cực. Cuối cùng, họ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời, bị hủy diệt bởi mưa diêm sinh và lửa. Ngược lại, người dân thành Ni-ni-ve tin và tuân theo lời tuyên bố của Giô-na, cả thành đến trước mặt Đức Chúa Trời để ăn năn và xưng tội. Sau cùng, Đức Chúa Trời đã hồi tâm chuyển ý và tha thứ cho dân thành Ni-ni-ve. Đức Chúa Trời rất có nguyên tắc khi đối xử với con người. Nếu một người ngoan cố không chịu ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ lên án và hủy diệt họ. Còn khi con người thực sự ăn năn và nhận tội, Đức Chúa Trời sẽ thu lại cơn thịnh nộ và rũ lòng thương xót họ. Từ thái độ của Đức Chúa Trời đối với con người, tôi nhận ra mình đã không hề có nguyên tắc khi làm việc và đối xử với mọi người, mà đều dựa trên tâm tính bại hoại. Khi nhìn thấy Lý Hân bộc lộ sự bại hoại nhưng không tổn hại nhiều đến lợi ích của tôi, thì tôi không chỉ ra và giúp đỡ, mà chỉ mặc kệ chị ấy. Khi lợi ích của tôi bị tổn hại nghiêm trọng và không thể chịu đựng được nữa, thì tôi liền nóng giận và muốn trả thù. Cả khi chị ấy muốn ăn năn, tôi cũng không thể nào tha thứ, chìm đắm trong cảm giác căm ghét và mang trong mình mối hận thù sâu sắc. Tôi nhận ra trong cả hai trường hợp, tôi đã đối xử với Lý Hân dựa trên tâm tính bại hoại của mình, hành động dựa trên sự được mất của cá nhân. Tôi nóng nảy và muốn trả thù chỉ để giữ gìn thể diện, địa vị và sự tự tôn của mình, trút hết sự bất mãn của mình lên đầu Lý Hân. Cơn phẫn nộ và hận thù của tôi đều ích kỷ, hẹp hòi và thuộc về Sa-tan, đều bộc lộ tâm tính bại hoại!

Sau đó, tôi lại đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu chuyện gì đó xảy ra khơi dậy lòng hận thù trong ngươi, ngươi sẽ nhìn nhận nó như thế nào? Ngươi nhìn nhận nó dựa trên cơ sở nào? (Thưa, dựa trên lời Đức Chúa Trời.) Đúng vậy. Nếu ngươi không biết cách nhìn nhận những điều này theo lời Đức Chúa Trời, thì ngươi chỉ có thể ‘có thể tha cho người thì nên tha’, kìm nén sự phẫn nộ, nhượng bộ và chờ thời cơ trả thù – đây là con đường ngươi sẽ đi. Nếu muốn mưu cầu lẽ thật, ngươi phải nhìn nhận con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời, tự hỏi bản thân: ‘Tại sao người này lại đối xử với mình như vậy? Sao chuyện này có thể xảy ra với mình? Tại sao có thể có kết cục như vậy?’. Những điều như vậy nên được nhìn nhận theo lời Đức Chúa Trời. Việc đầu tiên cần làm là có thể chấp nhận chuyện này từ Đức Chúa Trời, đồng thời tích cực chấp nhận rằng nó đến từ Đức Chúa Trời và là điều hữu ích, có lợi cho ngươi. Để chấp nhận chuyện này từ Đức Chúa Trời, trước tiên ngươi phải coi chuyện này là do Đức Chúa Trời sắp đặt và cai quản. Mọi việc xảy ra trên đời, tất cả những gì ngươi có thể cảm nhận, tất cả những gì ngươi có thể nhìn thấy, tất cả những gì ngươi có thể nghe thấy – mọi thứ đều xảy ra dưới sự cho phép của Đức Chúa Trời. Sau khi ngươi chấp nhận chuyện này từ Đức Chúa Trời, đánh giá nó dựa trên lời Đức Chúa Trời, và tìm hiểu xem người đã làm việc này, bất kể là ai, là loại người nào và thực chất chuyện này là gì, cho dù những gì họ nói hoặc làm có làm tổn hại ngươi hay không, cho dù cảm xúc của ngươi có bị giáng một đòn hoặc cho dù nhân cách của ngươi có bị chà đạp hay không. Trước tiên, hãy xem người đó là kẻ ác hay một người bại hoại bình thường, đầu tiên phân định họ là ai theo lời Đức Chúa Trời, sau đó phân định và xử lý chuyện này theo lời Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là những bước thực hiện đúng đắn sao? (Thưa, phải.) Trước tiên, hãy chấp nhận chuyện này từ Đức Chúa Trời, và nhìn nhận những người liên quan trong chuyện này theo lời Ngài, để xác định xem họ là anh chị em bình thường, kẻ ác, kẻ địch lại Đấng Christ, người không tin, tà linh, ma quỷ ô uế, hay gián điệp của con rồng lớn sắc đỏ, và liệu những gì họ làm là biểu hiện chung của sự bại hoại, hay một việc làm xấu xa chủ đích làm nhiễu loạn và gián đoạn. Tất cả những điều này phải được xác định bằng cách đối chiếu với lời Đức Chúa Trời. Đánh giá mọi sự theo lời Đức Chúa Trời là cách chính xác và khách quan nhất. Phải phân biệt con người và xử lý mọi chuyện theo lời Đức Chúa Trời. Ngươi phải suy ngẫm: ‘Biến cố này đã làm tổn thương sâu sắc cảm xúc của mình và để lại một vết gợn trong mình. Nhưng việc xảy ra biến cố này đã có tác dụng gì trong việc xây dựng cho mình bước vào sự sống? Tâm ý của Đức Chúa Trời là gì?’. Điều này dẫn ngươi đến mấu chốt của vấn đề mà ngươi nên tìm ra và hiểu được – đây là đi đúng đường. Ngươi phải tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời bằng cách suy nghĩ: ‘Biến cố này đã gây sang chấn trái tim và tâm hồn mình. Mình cảm thấy xót xa, đau đớn, nhưng mình không được tiêu cực và oán trách. Điều quan trọng nhất là phải nhận định, phân biệt và quyết định xem biến cố này có thực sự có ích cho mình hay không theo lời Đức Chúa Trời. Nếu nó đến từ sự sửa dạy của Đức Chúa Trời và có lợi cho lối vào sự sống cũng như hiểu biết về bản thân của mình, thì mình nên tiếp nhận và quy phục; nếu đó là sự cám dỗ từ Sa-tan, thì mình nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và đối phó khôn ngoan với nó’. Tìm kiếm và suy nghĩ như thế này có phải là sự bước vào tích cực không? Đây có phải là nhìn nhận con người và sự việc theo lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, phải.) Tiếp theo, bất kể ngươi đang giải quyết chuyện gì, hoặc bất kể vấn đề gì nảy sinh trong khi giao thiệp với mọi người, ngươi đều nên tìm kiếm những lời Đức Chúa Trời liên quan để giải quyết(Mưu cầu lẽ thật là gì (9), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). “Nếu như ngươi lựa chọn con đường đúng đắn, thì khi có người nói ra những lời làm tổn thương đến hình tượng và thể diện của ngươi, làm nhục nhân cách và tôn nghiêm của ngươi, ngươi vẫn có thể lựa chọn bao dung, không cần dùng bất kỳ lời nói nào để tranh cãi với đối phương, cũng không cố ý phân bua cho mình và phản bác, công kích đối phương, gây nảy sinh thù hận. Thực chất và ý nghĩa của sự bao dung là gì? Ngươi nói: ‘Những chuyện anh ấy nói không phù hợp với sự thật, nhưng con người không hiểu lẽ thật khi chưa được cứu rỗi thì đều như vậy, trước đây tôi cũng như vậy. Bây giờ tôi đã hiểu rõ lẽ thật, không đi theo con đường của người ngoại đạo để tranh cãi đúng sai và đấu tranh triết lý, tôi chọn bao dung và đối đãi bằng lòng yêu thương. Những chuyện anh ấy nói không phù hợp với sự thật thì tôi không để tâm làm gì, những gì tôi có thể ý thức được, có thể lĩnh hội được thì tôi tiếp nhận. Tôi tiếp nhận từ Đức Chúa Trời, đem chuyện đó đến cầu nguyện trước mặt Ngài, cầu xin Ngài sắp đặt hoàn cảnh để tỏ lộ tâm tính bại hoại của tôi, để tôi nhận thức được thực chất của những tâm tính bại hoại này và có cơ hội bắt tay vào giải quyết những vấn đề này, từng bước khắc phục những vấn đề này và bước vào thực tế lẽ thật. Về phần ai nói những lời làm tổn thương đến tôi, họ nói có đúng không, ý định của họ là gì, một mặt tôi sẽ tiến hành phân định, mặt khác tôi sẽ bao dung’. Nếu như đó là một người tiếp nhận lẽ thật, thì có thể bình tĩnh hòa nhã ngồi xuống cùng nhau thông công; nếu đó không phải là người tiếp nhận lẽ thật, là kẻ ác, vậy thì không cần để ý đến hắn, chờ đến lúc hắn diễn kịch đủ nhiều thì khi đó tất cả anh chị em đều phân định thấu đáo hắn, ngươi cũng phân định được hắn, lãnh đạo và chấp sự phải thanh trừ và xử lý hắn, vậy thì ngày Đức Chúa Trời muốn giải quyết hắn đã đến, đương nhiên trong lòng ngươi cũng vui mừng, hân hoan. Nhưng con đường ngươi lựa chọn tuyệt đối không phải là khẩu chiến, tranh cãi, biện giải gì với kẻ ác, mà là lựa chọn khi xảy ra bất cứ chuyện gì thì cũng dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà thực hành. Bất kể là đối xử với người làm tổn thương ngươi hay là đối xử với người không làm tổn thương ngươi mà lại làm lợi cho ngươi, thì nguyên tắc thực hành đều giống nhau(Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (15), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, lòng tôi đã sáng tỏ hơn nhiều và có được một vài con đường thực hành. Tôi thấy rằng mọi chuyện xảy ra đều có sự cho phép của Đức Chúa Trời, chúng ta phải rút ra bài học từ chúng. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đối xử với người khác một cách có nguyên tắc. Khi đối xử với những người đã làm tổn thương ta, thì đừng liên tục bấm bụng nuốt giận, ép dạ cầu toàn, cũng không nên sống trong hận thù và tìm cách trả đũa, mà phải tiếp nhận từ Đức Chúa Trời và tìm kiếm ý muốn của Ngài, đối xử theo các nguyên tắc của lẽ thật. Nếu đối phương bộc lộ tâm tính bại hoại, vô tình làm tổn thương chúng ta bằng lời nói hoặc hành động, thì ta nên bao dung và nhẫn nại một cách yêu thương, đồng thời dùng những lời chỉ trích của họ để phản tỉnh về các vấn đề của bản thân, chú trọng lối vào sự sống của mình. Nếu đối phương có ý định sai trái trong lời nói và hành động, chỉ trích và công kích sau lưng chúng ta, vậy thì ta không chỉ nên phản tỉnh bản thân, mà còn phải phân định được đối phương là loại người gì và họ có ý định gì, đồng thời chỉ ra vấn đề của họ. Nếu đối phương sẵn sàng tiếp nhận lẽ thật, ăn năn và thay đổi, thì ta nên đối xử với họ như anh chị em, thông công và giúp đỡ. Nếu họ hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, thuộc loại người hành ác và địch lại Đấng Christ, vậy thì ta nên phân định, vạch trần, phơi bày và tố giác họ dựa trên lẽ thật, khinh ghét và vứt bỏ họ. Đây mới là cách đối xử với mọi người theo nguyên tắc của lẽ thật. Nghĩ lại thì, mặc dù Lý Hân có tâm tính khá bại hoại, nhưng chị ấy đã sẵn sàng tiếp nhận lẽ thật, sẵn sàng ăn năn và thay đổi, tôi nên đối xử đúng đắn với chị ấy, có lòng bao dung, nhẫn nại và tha thứ cho chị ấy vì đã làm tổn thương tôi. Đồng thời, đối với những vấn đề mà Lý Hân chưa nhận ra, tôi nên chỉ ra và giúp đỡ chị ấy, hướng dẫn chị ấy biết mình và giải quyết tâm tính bại hoại. Ngoài ra, nhờ trải nghiệm lần này, tôi đã phản tỉnh và hiểu rõ hơn về bản thân. Tôi thấy mình có vóc giạc quá nhỏ bé, lại ham muốn danh dự và địa vị. Khi lời nói hoặc hành động của Lý Hân đe dọa đến thể diện và địa vị của tôi, tôi liền nóng nảy, muốn trả thù chị ấy, mất đi lý trí mà một người bình thường nên có. Lời chỉ trích của Lý Hân tuy có những chỗ chưa khách quan, nhưng cũng đã chỉ ra chính xác một vài vấn đề của tôi. Ví dụ, khi thực hiện bổn phận, tôi chỉ tập trung vào công việc chứ không chú trọng trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, trong công việc, tôi không phân rõ việc gì quan trọng hơn, vân vân. Đây đều là những thiếu sót của tôi. Dù có hơi mất mặt một chút, nhưng những lời chỉ trích đã giúp tôi nhìn rõ hơn các vấn đề. Chúng có ích cho lối vào sự sống của tôi. Vậy tại sao tôi phải oán trách và căm hận Lý Hân chứ? Càng nghĩ theo cách đó, tôi càng cảm thấy xúc động, và xóa bỏ được những định kiến về Lý Hân.

Sau đó, trong một buổi hội họp, tôi đã mở lòng với Lý Hân về sự bại hoại và lối vào sự sống của mình. Khi thực hành theo cách đó, căng thẳng giữa tôi và Lý Hân cũng hoàn toàn biến mất, tôi đã có thể đối xử đúng đắn với chị ấy. Sau đó, khi cộng tác với Lý Hân, tôi thấy thói tranh danh đoạt lợi của chị ấy đã trở nên trầm trọng, đến bản thân chị cũng chẳng nhận ra. Đôi khi chị ấy đánh giá tôi một cách thiếu khách quan. Một mặt, tôi tiếp nhận từ Đức Chúa Trời và phản tỉnh về những vấn đề của bản thân, chứ không nóng nảy trả thù Lý Hân. Mặt khác, tôi tập trung phân định và quan sát. Khi thấy tâm tính bại hoại của Lý Hân quá nghiêm trọng, nhân tính cũng không tốt lắm, nhiều lần không thực sự ăn năn, gây ra sự quấy nhiễu và gián đoạn, tôi đã báo cáo vấn đề của chị ấy với lãnh đạo. Cuối cùng, Lý Hân đã bị cách chức. Thực hành theo cách đó, tôi cảm thấy bình tĩnh và nhẹ nhõm hơn nhiều. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Sau trải nghiệm lần này, tôi nhận ra rằng chỉ khi thực hành lẽ thật và sống theo lời Đức Chúa Trời, ta mới có thể thực sự sống thể hiện ra hình tượng con người.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Xóa bỏ sự đề phòng

Bởi Chuyên Nhất, Hàn Quốc Cách đây không lâu, chúng tôi phải vẽ một số bức ảnh cho công tác làm phim của hội thánh. Cộng sự của tôi là anh...

Con đường truyền bá Phúc âm

Tôi nhớ khi mới tập sự chia sẻ phúc âm, tôi tình cờ gặp anh Từ ở Hồ Bắc, thuộc Hội thánh Đại Tán. Không lâu sau, chúng tôi bắt đầu nói...

Chọn lựa đau lòng

Bởi Trần Mẫn, Tây Ban Nha Tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào năm 1999, và không lâu sau đã bắt đầu phục...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger