Bài học rút ra từ việc chăm tưới tín hữu mới

02/12/2022

Bởi Diệp Trành, Trung Quốc

Vào tháng Giêng năm nay, tôi làm việc chăm tưới người mới trong hội thánh. Vợ chồng chị Lưu là hai người mới mà tôi phụ trách. Người giám sát bảo tôi rằng chồng chị Lưu chỉ vừa mới tìm hiểu công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời, mới đến dự vài buổi hội họp, cần được nâng đỡ và chăm tưới thêm.

Cả hai lần tôi đến nhà chị Lưu, đều thấy vợ chồng họ cãi nhau. Khi tìm hiểu, tôi mới biết là chị Lưu xem thường chồng mình vì chạy theo trào lưu thế tục và không phải là tín hữu sốt sắng. Tôi thấy chị ấy đang có những đòi hỏi phi thực tế, và nếu chị ấy làm quá với chồng khi anh ấy chỉ vừa mới bắt đầu tìm hiểu con đường thật, thì chỉ gây trở ngại cho sự tiến bộ của anh ấy. Có lần, tôi đã thông công với chị về cách đối xử khoan dung kiên nhẫn với người khác. Không ngờ rằng, chị ấy thấy mếch lòng và bảo là chị ấy đã kiên nhẫn rồi. Chị ấy còn nói: “Nếu anh ấy không muốn thì mặc kệ vậy đi. Ít ra anh ấy sẽ không làm ảnh hưởng tình trạng của tôi”. Nghe chị ấy nói thế, tôi rất lo chồng chị có thể sẽ từ bỏ hội thánh. Trong lòng tôi thầm trách móc: “Chị này thật quá sức kiêu ngạo. Chị chỉ quan tâm bản thân, muốn giải tỏa cho mình, mà chẳng hề quan tâm cảm nhận của người khác. Mình phải thông công thật nghiêm túc với chị, chọ chị biết tình trạng này nghiêm trọng đến thế nào”. Nhưng khi tôi nói ra, chị Lưu liền cãi lại: “Tôi đâu muốn nổi giận. Nhưng anh ấy suốt ngày cứ đi xã giao, chơi mạt chược, mà chẳng đọc lời Đức Chúa Trời. Tôi nói bao nhiêu lần, anh ấy cũng chẳng nghe”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi hơi giận. Tôi nghĩ: “Rõ ràng chị đang có biểu hiện bại hoại thế mà chị chỉ biết chỉ trích chồng mình. Chị chẳng biết mình chút nào!”. Vậy là tôi đọc cho chị nghe lời Đức Chúa Trời mặc khải về tâm tính kiêu ngạo của con người và diễn giải rằng cơn giận của chị là kết quả của ham muốn địa vị quá độ. Giận dữ và mất kiểm soát để khiến chồng chị phải chiều theo mỗi khi anh ấy không chịu nghe lời chị, đấy chính là tâm tính bại hoại và phải được chỉnh đốn. Lúc đó, chị ấy miễn cưỡng thừa nhận mình quá kiêu ngạo, nhưng sau đó, chị ấy vẫn chứng nào tật nấy, chẳng có chút thay đổi gì. Sau đó, tôi thông công với chị ấy thêm mấy lần, thúc giục chị ấy đối xử công bằng với chồng, đừng có bới lỗi anh ấy và phải biết mình. Nhưng chị ấy vẫn cứ viện cớ. Tôi chẳng biết phải làm gì. Ban đầu tôi định cho chồng chị tham gia hội họp thêm để giúp anh bén rễ trên con đường thật, nhưng bất ngờ, mọi buổi hội họp đều bị hủy.

Lúc đó, tôi cứ phàn nàn và phán xét chị Lưu: “Chị ấy quá kiêu ngạo, cứ làm dữ với chồng mình. Chẳng phải chị ấy có nhân tính kém sao? Mình đã thông công với chị ấy nhiều lần, nhưng chị ấy chẳng thực hành lẽ thật, chẳng giúp cải thiện việc hội họp, mình thật sự không muốn chăm tưới chị ấy nữa”. Một lần nọ, tôi nói chuyện này với chị cộng sự, trút ra nỗi bất bình. Chị ấy bảo tôi nên xem một video làm chứng trải nghiệm này. Trong video đó, có một đoạn lời Đức Chúa Trời thật sự nói đúng vấn đề của tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Phải cẩn thận, thận trọng và dựa trên tình yêu thương khi đối xử những người đang tìm hiểu con đường thật. Đó là bởi tất cả những người tìm hiểu con đường thật đều là người ngoại đạo – ngay cả những người theo đạo trong số họ cũng ít nhiều là người ngoại đạo – và họ đều dễ lung lay: nếu bất cứ điều gì không phù hợp với quan niệm của họ, họ rất dễ phủ nhận, nếu bất kỳ cụm từ nào không đúng ý họ, họ rất dễ tranh cãi. Do đó, việc rao truyền Phúc Âm cho họ đòi hỏi chúng ta phải khoan dung. Nó đòi hỏi tình yêu thương tột độ từ phía chúng ta, và đòi hỏi một số phương pháp cũng như cách tiếp cận. Tuy nhiên, điều quan trọng là đọc lời Đức Chúa Trời cho họ, truyền đạt cho họ mọi lẽ thật Đức Chúa Trời đã bày tỏ để cứu rỗi con người, và cho họ nghe tiếng Đức Chúa Trời cũng như lời của Đấng Tạo Hóa. Nhờ đó, họ sẽ thu được lợi ích(Truyền bá Phúc Âm là bổn phận mà mọi tín đồ đều phải thực hiện, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải đối xử với các đối tượng phúc âm bằng sự ân cần trìu mến, và phải giúp đỡ, hỗ trợ họ bằng tình yêu và lòng kiên nhẫn sâu sắc, thông công với họ về lẽ thật và đưa họ đến trước Đức Chúa Trời. Đây là những trách nhiệm và bổn phận của mỗi một người rao truyền phúc âm. Trong mọi câu từ của lời Đức Chúa Trời, tôi có thể thấy sự ân cần trìu mến của Ngài dành cho sự sống của con người. Chính vì thế mà Ngài mới yêu cầu ta những điều này. Khi suy ngẫm về tình yêu thương và sự thấu hiểu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại, tôi cảm thấy thật hổ thẹn. Tôi nghĩ về cách mình đối xử với chị Lưu. Khi đã thông công với chị ấy mấy lần về chuyện nổi nóng với chồng mà chị ấy vẫn không cải thiện, tôi liền thấy giận dữ, tìm ra những đoạn lời Đức Chúa Trời để tùy tiện chỉ trích chị, phân tích vấn đề của chị, trút sự bực dọc lên chị, và không hề nghĩ chút gì đến cảm giác hay vóc giạc của chị. Tôi còn nói với cộng sự rằng chị có nhân tính kém. Lòng yêu thương của tôi đâu mất rồi? Chị Lưu chỉ mới tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời có sáu tháng, vẫn chưa hiểu nhiều về lẽ thật… nên khi gặp vấn đề, chị ấy bộc lộ tâm tính bại hoại cũng là chuyện thường. Tôi chẳng những không dẫn dắt bằng yêu thương để giúp chị thực hành lẽ thật, mà còn thật sự khinh thị chị. Tôi thật là thiếu nhân tính. Suy ngẫm chuyện này, tôi nhận ra lý do tôi thông công mấy lần với chị Lưu mà chẳng có kết quả gì chính là vì tôi đã không thông công bằng yêu thương, không dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề của chị. Thay vào đó, tôi lại kiêu ngạo khinh thị và hạn định chị, chì chiết chị vì nóng giận. Làm như thế, mà tôi lại mong sẽ giúp chị hiểu ra lẽ thật và cải thiện tình trạng được sao? Tôi đã tìm đến trước Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện, sẵn sàng chỉnh đốn những ý định của mình và không đối xử với chị Lưu theo tâm tính bại hoại của tôi nữa.

Một hôm nọ, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Ngươi cần phải hiểu về nhiều trạng thái mà con người sẽ có khi Đức Thánh Linh thực hiện công tác trên họ. Cụ thể là, những ai phối hợp trong việc phục vụ Đức Chúa Trời thậm chí còn phải nắm chắc hơn nữa về những trạng thái này. Nếu ngươi chỉ nói về rất nhiều trải nghiệm hoặc các cách để đạt được lối vào, thì điều đó cho thấy trải nghiệm của ngươi còn quá phiến diện. Không biết trạng thái thực sự của ngươi và nắm bắt các nguyên tắc của lẽ thật, thì không thể đạt được một sự thay đổi trong tâm tính. Không biết các nguyên tắc công tác của Đức Thánh Linh hay hiểu được hoa trái mà nó sinh ra, thì ngươi sẽ khó phân biệt được công việc của các tà linh. Ngươi phải vạch trần công việc của các tà linh, cũng như các quan niệm của con người, và thâm nhập thẳng vào trọng tâm của vấn đề; ngươi cũng phải chỉ ra nhiều sai lệch trong sự thực hành của mọi người và những vấn đề mà họ có thể có trong đức tin của mình vào Đức Chúa Trời, hầu cho họ có thể nhận ra chúng. Ít nhất, ngươi không được khiến họ cảm thấy tiêu cực hoặc thụ động. Tuy nhiên, ngươi phải hiểu những khó khăn tồn tại một cách khách quan đối với hầu hết mọi người, ngươi không được vô lý hoặc ‘cố gắng dạy lợn biết hát’; đó là một hành vi ngu ngốc. Để giải quyết nhiều khó khăn mà mọi người trải qua, trước tiên, ngươi phải thông tỏ động lực trong công tác của Đức Thánh Linh; ngươi phải hiểu Đức Thánh Linh thực hiện công tác trên những người khác nhau như thế nào, ngươi phải hiểu được những khó khăn mà mọi người gặp phải và những thiếu sót của họ, và ngươi phải nhìn thấu những điều then chốt của vấn đề và xử lý ngọn ngành của nó, mà không đi trệch hướng hay phạm phải bất kỳ sai sót nào. Chỉ có loại người này mới đủ tư cách để phối hợp phục vụ Đức Chúa Trời(Một người chăn chiên phù hợp nên được trang bị những gì, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Nghĩ về lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng dù là việc rao truyền phúc âm hay chăm tưới người mới, chúng ta phải luôn nhận thức được vấn đề và tình trạng thực sự của họ, thông công những lẽ thật có liên quan để thực sự giải quyết vấn đề của họ. Nếu ta không hiểu khó khăn của họ và cứ thông công theo những gì ta tin, thì chẳng giải quyết được vấn đề của họ, lại còn có khả năng khiến họ bị tổn thương hoặc xúc phạm. Có những lúc người mới thể hiện sự bại hoại và tiêu cực, được thông công mấy lần rồi vẫn không cải thiện, thì ta nên phản tỉnh về chuyện ta có thông công lẽ thật về vấn đề của họ một cách rõ ràng không. Nếu vấn đề của họ vẫn chưa được giải quyết vì ta không thông công lẽ thật cho rõ ràng, thì ta chưa thực hiện bổn phận, chưa làm tròn trách nhiệm rồi. Tôi không khỏi nghĩ đến cách mình đối xử với chị Lưu. Trong thời gian qua, tôi đã thấy chị Lưu nổi nóng với chồng, tôi cứ cho là chị ấy kiêu ngạo và đàn áp chồng mình, nên tôi liên tục chỉ trích chị ấy, ép chị ấy nhận ra tâm tính bại hoại của mình, nhưng cuối cùng, các vấn đề của chị ấy vẫn chưa được giải quyết. Chỉ sau khi tĩnh tâm và suy ngẫm về vấn đề này, tôi mới nhận ra chị Lưu cứ liên tục nổi nóng chỉ là vì mong chồng mình nhanh đặt nền tảng trên con đường thật, bắt đầu dự hội họp đều đặn, và được Đức Chúa Trời bảo vệ khi gặp vấn đề. Vậy nên khi thấy chồng cứ đi xã giao hoặc chơi mạt chược, mà chẳng đọc lời Đức Chúa Trời, thì chị chị thấy giận dữ. Tôi đã không thông công với chị về vấn đề này, nên chẳng thu được kết quả gì. Trong thực tế, vấn đề chính nằm ở chỗ tôi. Tôi đã không xác định được vấn đề của người mới để thông công với chị, thậm chí còn phán xét chị có nhân tính kém và không tiếp nhận lẽ thật, còn chẳng muốn chăm tưới cho chị. Tôi đã không biết mình và không có chút tình yêu nào dành cho người khác. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy hổ thẹn và có lỗi. Tôi phải chỉnh đốn thái độ của mình với chị Lưu, thông công với chị về tình trạng thực sự của chị và dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề cho chị.

Qua ngày hôm sau là đến giờ hội họp của chúng tôi. Khi tôi đến nơi, chị Lưu bắt đầu phàn nàn rằng chồng minh đã nói rõ là sẽ dự hội họp, thế mà giờ vẫn chưa về đến nhà. Chị ấy còn xác định anh ấy không chịu mưu cầu và muốn buông tay với anh ấy. Vậy là tôi dựa trên tình trạng của chị mà thông công với chị rằng: “Bảo chồng mình hội họp và đọc lời Đức Chúa Trời là ý định tốt, nhưng ta không được đặt kỳ vọng quá cao với anh ấy. Nếu chị nổi nóng khi anh ấy không nghe chị, thì anh ấy càng không chịu làm theo ý chị. Con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại và không yêu mến lẽ thật, nên việc mưu cầu lẽ thật và lối vào sự sống đến rất chậm. Phải cần nhiều thông công, kinh nghiệm và thậm chí là vấp ngã mới đạt được chút thấu suốt hay hiểu biết. Vậy nên ta cần hỗ trợ họ bằng tình yêu thương và cho họ thời gian để thay đổi. Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi con người thay đổi tâm tính của họ, nhưng Ngài không hề ép con người, cũng không đặt ra kỳ vọng phi thực tế. Khi thấy ta sống theo tâm tính bại hoại và không thuận theo lời Ngài, Ngài đâu có trút thịnh nộ hay ruồng rẫy chúng ta, thay vào đó, Ngài soi sáng và dẫn dắt chúng ta bằng lời Ngài, cho chúng ta trải nghiệm từng chút một và dần hiểu ra lẽ thật, đạt được sự biến đổi. Chúng ta thấy được cách đối đãi của Ngài thật ân cần. Muốn người thân của mình dự hội họp và đọc thêm lời Đức Chúa Trời để đặt nền tảng càng sớm càng tốt, là ý định đúng đắn, nhưng chúng ta phải cảm thông cho khó khăn của họ, dẫn dắt và hỗ trợ họ bằng lòng kiên nhẫn. Chỉ khi đó họ mới thể thuận theo”. Nghe tôi nói vậy, chị Lưu thở dài đáp rằng: “Tôi luôn muốn chồng mình dự hội họp và đọc lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, tôi nghĩ đấy là điều tốt nhất cho anh ấy và cố khiến anh ấy làm theo ý tôi. Khi anh ấy không làm như tôi bảo, tôi nổi nóng với anh ấy. Đối xử như thế đúng là rất dễ làm anh ấy tổn thương. Tôi đã sai rồi. Sau này, tôi sẽ thực hành theo lời Đức Chúa Trời và không đối xử với chồng theo tâm tính bại hoại của tôi nữa”. Tôi cũng thấy rất mừng khi chị Lưu đã có được nhận thức và nở được một nụ cười. Sau đó, chúng tôi cùng nhau đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Ngươi đối đãi với người khác như thế nào đều được tỏ rõ hay ám chỉ rõ trong lời Đức Chúa Trời; thái độ mà Đức Chúa Trời dùng để đối đãi với nhân loại là thái độ mà con người nên dùng để đối đãi với nhau. Đức Chúa Trời đối đãi với mỗi một người như thế nào? Một số người có vóc giạc còn non nớt; hay trẻ dại; hay chỉ mới tin Đức Chúa Trời được một thời gian ngắn; hay không xấu về bản tính và thực chất, mà chỉ hơi ngu dốt hay thiếu tố chất. Hay họ đang chịu quá nhiều sự ràng buộc, chưa hiểu lẽ thật, chưa bước vào sự sống, do đó họ khó tránh khỏi làm những điều dại dột hay thực hiện những hành động ngu dốt. Nhưng Đức Chúa Trời không chấp nhất những sự ngu ngốc đã qua của con người; Ngài chỉ nhìn vào lòng họ. Nếu họ quyết tâm theo đuổi lẽ thật, thì họ đúng, và khi đây là mục tiêu của họ, thì Đức Chúa Trời đang quan sát họ, chờ đợi họ, và cho họ thời gian cùng cơ hội để cho phép họ bước vào. Đức Chúa Trời sẽ không giết chết họ chỉ vì một lần vi phạm. Đó là điều con người thường làm; Đức Chúa Trời không bao giờ đối xử với con người như vậy. Nếu Đức Chúa Trời không đối xử với con người theo cách đó, thì tại sao con người lại đối xử với người khác theo cách đó? Chẳng phải điều này cho thấy tâm tính bại hoại của họ sao? Đây chính là tâm tính bại hoại của họ. Ngươi phải nhìn vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với những người ngu dốt và ngốc nghếch, cách Ngài đối đãi với những người có vóc giạc còn non trẻ, cách Ngài đối đãi với những biểu hiện bình thường của tâm tính bại hoại của nhân loại, và cách Ngài đối đãi với những người hiểm độc. Đức Chúa Trời đối xử với những người khác nhau theo những cách khác nhau, và Ngài cũng có những cách khác nhau để kiểm soát vô vàn tình trạng khác nhau của con người. Ngươi phải hiểu những lẽ thật này. Một khi ngươi đã hiểu những lẽ thật này, thì khi ấy ngươi sẽ biết cách trải nghiệm những vấn đề và đối xử với mọi người phù hợp với nguyên tắc(Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự vật, sự việc xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi đọc xong, chị Lưu bảo rằng đoạn này quá hay và nhờ tôi thông công thêm với chị. Tôi mới thông công với chị rằng: “Khi tiếp xúc với người khác và thấy họ có thiếu sót hay vấn đề, thì ta có thể nêu ra theo cách yêu và điềm tĩnh, đừng kỳ vọng quá nhiều nơi họ. Ta phải cho họ thời gian để tiếp nhận lẽ thật và chờ họ dần cải thiện. Đức Chúa Trời biết chúng ta bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc, và có nhiều khó khăn chướng ngại trong việc tiếp nhận và thực hành lẽ thật, Nhiều lúc, dù đã hiểu lẽ thật, nhưng chúng ta không thể thực hành ngay. Đức Chúa Trời phải thông công với chúng ta nhiều lần. Có lúc, Ngài lo chúng ta sẽ không hiểu, nên Ngài kiên nhẫn cho chúng ta những ví dụ, dùng đủ loại phương pháp để dẫn dắt chúng ta có được hiểu biết. Có lúc, Ngài dẫn dắt bằng lời Ngài, có lúc Ngài dùng góp ý của các anh chị em. Lại có những lúc chúng ta quá u mê và phản nghịch, thông công bao nhiêu cũng vô ích, nên Đức Chúa Trời sắp đặt những hoàn cảnh thực tế để sửa phạt, sửa dạy, tỉa sửa và xử lý chúng ta, khơi dậy lòng chúng ta. Đức Chúa Trời làm việc rất ân cần và yêu thương, Ngài không áp đặt gì cả. Thậm chí và những lúc Ngài nghiêm khắc sửa phạt, sửa dạy, phán xét và phơi bày chúng ta, chúng ta vẫn cảm nhận được tình yêu và lòng thương xót của Ngài. Qua trải nghiệm, chúng ta thấy được Đức Chúa Trời đối xử với con người rất có nguyên tắc và không hề hấp tấp từ bỏ chúng ta vì chúng ta không cải thiện sau khi đã nghe quá nhiều lẽ thật. Đức Chúa Trời có tình yêu thương và kiên nhẫn vô bờ với nhân loại và Ngài thật tâm sâu sắc muốn cứu rỗi nhân loại”.

Sau khi thông công với chị Lưu, tôi chợt nghĩ: “Mình đã thực hành được bao nhiêu điều Đức Chúa Trời yêu cầu? Mình chỉ thông công với chị Lưu về cách đối xử đúng đắn với chồng, nhưng mình đâu đối xử đúng đắn với chị Lưu! Khi thấy chị Lưu nổi giận với chồng và dù được thông công nhiều lần vẫn không cải thiện, mình đã thầm phán xét chị ấy là kiêu ngạo, thiếu nhân tính, chỉ nói mà không làm, vân vân”. Nghĩ về những biểu hiện của mình, tôi cảm thấy rất hổ thẹn. Chị Lưu là người mới, chưa có nhiều trải nghiệm, thế mà tôi ép chị ấy nhìn nhận mình có bản tính kiêu ngạo và đòi chị ấy phải thay đổi. Khi chị ấy không có biến đổi gì, tôi hạn định chị ấy là người không mưu cầu và tiếp nhận lẽ thật, thậm chí còn phán xét chị ấy là có nhân tính kém. Rõ ràng tôi chẳng nắm bắt tình trạng của chị Lưu và chẳng thông công về vấn đề này, thế mà tôi cứ ép chị ấy tiếp nhận, quy phục và thay đổi. Tôi thật sự kiêu ngạo và vô lý. Lúc đó, tôi mới nhận ra mình mình đã có những biểu hiện của tâm tính kiêu ngạo… Tình trạng của chị Lưu chỉ là vấn đề nhỏ để giúp tôi thấy được sự bại hoại của mình. Chị ấy mới tin Đức Chúa Trời được nửa năm, nên không thể phản tình và biết mình là chuyện thường. Tôi đã tin nhiều năm và thường thông công lẽ thật với người khác để giải quyết, nhưng tôi thực sự đã thực hành được bao nhiêu lẽ thật? Chẳng phải tôi nói năng hoành tráng mà không thực hành, thì hệt như những người Pha-ri-si chỉ biết nói giáo điều sao? Lúc đó, tôi bỗng nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Một số người trang bị cho mình lẽ thật chỉ để làm việc và thuyết giảng, chu cấp cho người khác, chứ không phải để giải quyết những vấn đề của chính mình, không bao giờ bận tâm đến việc đưa lẽ thật vào thực hành. Mối thông công của họ có thể là sự hiểu biết thuần khiết và phù hợp với lẽ thật, nhưng họ không soi bản thân mình vào đó, cũng không thực hành hay trải nghiệm nó. Vấn đề ở đây là gì? Họ đã thực sự tiếp nhận lẽ thật như sự sống của mình chưa? Chưa. Giáo lý một người thuyết giảng, dù có thuần khiết đến đâu, cũng không có nghĩa là người đó đã có thực tế của lẽ thật. Để được trang bị lẽ thật, trước tiên phải tự mình bước vào nó, và khi đã hiểu thì đưa nó vào thực hành. Nếu không tập trung vào lối vào của chính mình, mà ra ngoài phô trương bằng cách thuyết giảng lẽ thật cho người khác, thì ý định của mình sai. Có rất nhiều lãnh đạo giả làm việc như vậy, không ngừng thông công với người khác về những lẽ thật mình hiểu, chu cấp cho những tín hữu mới, dạy người ta thực hành lẽ thật, làm tròn bổn phận của mình, không được tiêu cực. Những lời này đều hay ho, tốt đẹp – thậm chí đầy yêu thương – nhưng tại sao những người nói ra chúng lại không thực hành lẽ thật? Tại sao họ không có lối vào sự sống? Thực sự thì điều gì đang xảy ra ở đây? Một người như thế này có thực sự yêu lẽ thật không? Khó nói lắm. Đây là cách những người Pha-ri-si của Y-sơ-ra-ên giảng Kinh Thánh cho người khác, nhưng bản thân họ lại không thể tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Jêsus xuất hiện và làm công tác, họ nghe tiếng Đức Chúa Trời nhưng chống đối Chúa. Họ đã đóng đinh Đức Chúa Jêsus vào cây thập tự và bị Đức Chúa Trời rủa sả. Do đó, tất cả những ai không tiếp nhận hay thực hành lẽ thật đều sẽ bị Đức Chúa Trời kết tội. Khốn thay cho họ! Nếu giáo lý câu chữ mà họ thuyết giảng có thể giúp ích cho người khác, thì tại sao lại không thể giúp ích cho chính họ? Chúng ta nên gọi một người như vậy là đạo đức giả không có thực tế. Họ chu cấp cho người khác các câu chữ của lẽ thật, họ bắt những người khác thực hành nó, nhưng bản thân họ lại không thực hành một chút nào. Chẳng phải một người như vậy thật trơ trẽn sao? Họ không có thực tế của lẽ thật, ấy thế mà khi thuyết giảng những câu chữ giáo lý cho người khác, họ giả vờ có. Chẳng phải đây là cố ý lừa dối và làm hại người sao? Nếu một người như vậy bị vạch trần và loại bỏ, họ chỉ có thể trách bản thân mình. Họ không đáng được thương hại(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời mô tả chính xác tình trạng của tôi. Nghĩ về thời gian chăm tưới cho chị Lưu, tôi đã sống tâm tính bại hoại và không đối xử công bằng với chị ấy. Tôi chỉ thấy cách chị Lưu thể hiện tâm tính kiêu ngạo và không tiếp nhận lẽ thật, mà chẳng phản tỉnh xem bản thân mình đã bộc lộ sự bại hoại gì. Tôi chẳng nhận ra bộ mặt xấu xí của mình, và trơ trẽn chỉ trích chị Lưu bằng lời Đức Chúa Trời, đòi hỏi chị ấy phải cải thiện. Tôi làm như thể người khác cần phải phản tỉnh về sự bại hoại của mình, còn bản thân tôi thì không bại hoại nên không cần phản tỉnh. Tôi chẳng biết mình chút nào, thật quá vô liêm sỉ! Tôi đã dùng lời Đức Chúa Trời để thông công và giải quyết vấn đề cho người khác, mà chẳng phản tỉnh hay đạt được chút lối vào nào. Như thế thì có khác gì những người Pha-ri-si giả vờ ngoan đạo? Làm sao tôi có thể giúp ích cho ngời khác khi thực hiện bổn phận như thế?

Sau đó, khi chồng chị Lưu về, chị ấy bảo chồng rằng: “Người chị em đã đọc cho em vài đoạn lời Đức Chúa Trời và em nhận ra mình đã sai rồi. Em đã ép anh bằng tâm tính kiêu ngạo của mình. Sau này, em sẽ thực hành theo lời Đức Chúa Trời và sẽ không dùng tâm tính bại hoại mà đối xử với anh nữa”. Thấy chị Lưu có thể thực hành lời Đức Chúa Trời, tôi càng hổ thẹn hơn. Trước đây, tôi đã hạn định chị ấy là người không tiếp nhận lẽ thật, nhưng giờ thực tế của chuyện này như cái tát giáng thẳng vào mặt tôi. Trên đường về, tôi cứ nghĩ về việc mình đã hạn định và xét đoán chị Lưu như thế nào, trong lòng thấy có lỗi vô cùng. Tôi nghĩ đến đoạn lời Đức Chúa Trời: “Nếu trong lòng ngươi, ngươi thực sự hiểu được lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách thực hành lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời, và đương nhiên sẽ dấn bước trên con đường theo đuổi lẽ thật. Nếu con đường ngươi bước đi là con đường đúng và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, thì công tác của Đức Thánh Linh sẽ không rời khỏi ngươi – như thế sẽ có ngày càng ít nguy cơ ngươi phản bội Đức Chúa Trời. Không có lẽ thật, rất dễ làm điều ác, và ngươi sẽ làm điều đó dù bản thân không muốn vậy. Chẳng hạn, nếu ngươi có một tâm tính kiêu ngạo và tự phụ, thì việc bảo ngươi đừng đối nghịch với Đức Chúa Trời sẽ chẳng kết quả gì, ngươi không thể cưỡng lại, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ngươi. Ngươi sẽ không chủ tâm làm điều đó; ngươi sẽ làm điều đó dưới sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của mình. Sự kiêu ngạo và tự phụ của ngươi sẽ khiến ngươi coi thường Đức Chúa Trời và xem Ngài là tầm thường; chúng sẽ khiến ngươi tự đề cao bản thân, không ngừng khoe khoang về bản thân; chúng sẽ khiến ngươi coi khinh những người khác, sẽ khiến ngươi không có ai trong lòng ngoài bản thân mình; chúng sẽ cướp vị trí của Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, và cuối cùng sẽ khiến ngươi ngồi vào chỗ của Đức Chúa Trời và đòi hỏi mọi người phải quy phục mình, khiến ngươi sùng bái suy nghĩ, ý tưởng và quan niệm của mình như là lẽ thật. Bao nhiêu sự ác được thực hiện bởi những người chịu sự chi phối của bản tính kiêu ngạo và tự phụ của họ! Để giải quyết vấn đề hành ác, trước tiên họ phải giải quyết bản tính của họ. Nếu không có thay đổi trong tâm tính, sẽ không thể mang lại một giải pháp cơ bản cho vấn đề này(Chỉ có theo đuổi lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi càng thấy rõ hơn tâm tính bại hoại của mình. Nghĩ về thời gian chăm tưới cho chị Lưu, khi đã thông công nhiều lần mà chị ấy không cải thiện, tôi chẳng hề phản tỉnh bản thân, lại còn nghĩ rằng mình đã xác định chính xác vấn đề và có thể thông công, giải quyết tình trạng của chị ấy. Nếu chị Lưu không làm theo, thì là vì chị ấy không tiếp nhận lẽ thật. Tôi chỉ mới gặp chị Lưu có vài lần và chưa hề biết rõ chị ấy, thế mà lại bừa bãi phán xét và hạn định chị ấy, như thể tôi đã nắm bắt quá rõ lẽ thật rồi, như thể tôi có thể nhìn thấu thực chất người khác chỉ sau vài lần gặp mặt. Sau khi bị phơi bày hết lần này đến lần khác, tôi nhận ra rằng mình chẳng nắm bắt được căn nguyên và thực chất vấn đề của người khác, cũng không đối xử với mọi người dựa trên hành vi tổng thể, bản tính và thực chất của họ. Tôi thật sự chẳng hiểu lẽ thật, thế mà lại vô cùng tin tưởng bản thân và bám chặt vào niềm tin của mình. Tôi chẳng biết mình một chút nào. Tôi nhận ra nếu mình cứ đối xử với người mới theo tâm tính kiêu ngạo, thì nhẹ nhất là tôi sẽ nảy sinh thành kiến với họ, và có khả năng kìm hãm, gây hại cho họ, trì hoãn lối vào sự sống của họ. Tệ nhất là tôi có thể phán định và hạn định họ, có khi còn bất cẩn bỏ rơi họ. Như thế tôi sẽ mang nọ họ rất nhiều. Nhận ra điều này, tôi thấy hơi kinh hãi, nhưng cũng nhẹ nhõm. Khi tôi thể hiện những dấu hiệu bại hoại, người cộng sự đã chỉ ra cho tôi, để tôi có thể nhận ra vấn đề của mình và thay đổi kịp thời. Đây chính là sự bảo vệ của Đức Chúa Trời! Sau đó, tôi phải tạm rời hội thánh do yêu cầu công tác. Một tháng sau, khi tôi gặp lại chị Lưu, chị ấy bảo tôi rằng chị ấy đã trải nghiệm và làm chứng về lời Đức Chúa Trời khi rao truyền phúc âm. Chị ấy lại thờ dài, kể tiếp rằng: “Nhưng gần đây, khi đi rao truyền phúc âm, tôi đã thấy mọi người, ai cũng có những quan niệm khác nhau về Đức Chúa Trời. Thật không dễ để người ta tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời và đến trước Ngài. Trước đây, tôi luôn nghĩ rằng chồng tôi không chịu tìm kiếm, và đòi hỏi anh ấy phải hạn chế nhiều chuyện. Tôi đã yêu cầu quá nhiều nơi anh ấy, tôi đã sai. Lời Đức Chúa Trời thật sự tuyệt vời và tôi vẫn cần được trải nghiệm thêm”. Khi nghe thấy thế, tôi rất mừng cho chị ấy, nhưng cũng thấy hổ thẹn và xúc động. Thật sự phải cần nhiều thời gian và trải nghiệm thì người ta mới tiếp nhận lẽ thật. Sau đó, khi chăm tưới mà thấy người mới thể hiện dấu hiệu bại hoại, thì tôi sẽ tập trung xác định căn nguyên vấn đề của họ, và tìm các nguyên tắc liên quan để giải quyết vấn đề. Trong thời gian đó, tôi cũng thấy ra rằng đến trước Đức Chúa Trời và đặt nền tảng là tiến trình cần có thời gian. Trong tiến trình chăm tưới và nâng đỡ họ, tôi cũng phản tỉnh bản thân và khắc phục những tình trạng không ổn của mình, nâng đỡ họ với tình yêu thương, giúp họ có được nền tảng và đến trước Đức Chúa Trời nhanh nhất có thể. Thực hiện bổn phận như thế này khiến tôi thật sự thấy bình an và thanh thản.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Chọn lựa đau lòng

Bởi Trần Mẫn, Tây Ban Nha Tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng vào năm 1999, và không lâu sau đã bắt đầu phục...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger