Hậu quả của việc “dụng nhân bất nghi”
Năm ngoái, tôi là người phụ trách trong hội thánh, chủ yếu lo công tác chăm tưới và phúc âm của hội thánh. Vì chỉ mới nhận việc nên tôi chưa quen với nhiều chi tiết trong công tác, nên đã quá ỷ lại vào các trưởng nhóm. Tôi nghĩ họ tinh thông nghiệp vụ và giỏi hơn tôi về mọi mặt, cho nên tôi phải học hỏi từ họ, nhất là chị Lily, người có tố chất rất cao, năng lực công tác rất tốt, Chị ấy hay chủ trì khi thảo luận công tác ở các buổi hội họp và công tác phúc âm của nhóm chị ấy hiệu quả hơn các nhóm khác. Cho nên tôi đặc biệt đánh giá cao và tin tưởng chị ấy. Đối với công tác mà chị ấy phụ trách, tôi chỉ mới hiểu sơ sài và chưa từng tìm hiểu cặn kẽ, vậy mà đã vô cùng tin tưởng vào chị ấy. Lúc đó các anh chị em đã nhắc nhở tôi nên dành thời gian mỗi tuần để kiểm tra công tác của Lily, và dù đồng ý làm vậy nhưng tôi nghĩ: “Đôi lúc Lily hơi cứng đầu thật, nhưng chị ấy làm rất tốt trong mọi phương diện công tác và là người giỏi nhất trong lĩnh vực này, nên chị ấy có lẽ sẽ không có vấn đề gì lớn. Nếu cứ hay dò hỏi công tác của chị ấy, thì sẽ giống như tôi không tin tưởng chị ấy vậy”. Nghĩ như thế, tôi đã không đếm xỉa đến ý kiến của các anh chị em. Một hôm, có hai chị bảo tôi rằng Lily không thực hiện công tác thực tế. Họ nói chị ấy không thường xuyên theo dõi công tác của nhóm, cũng không thông công để giải quyết vấn đề và khó khăn mà các anh chị em gặp phải trong bổn phận, kể cả khi thỉnh thoảng chị ấy kiểm tra thì cũng không có tác dụng mấy, nên công tác phúc âm của nhóm trở nên kém hiệu quả. Tôi rất hoang mang khi nghe nói vậy. Sao Lily lại không thực hiện công tác thực tế chứ? Chị ấy bảo tôi là đang theo dõi công tác của nhóm, và mỗi lần tôi hỏi, chị ấy đều nói không có vấn đề gì. Vậy tại sao các anh chị em lại nói chị ấy không theo dõi công tác của họ? Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Nhìn chung hiệu quả công tác của nhóm mà Lily phụ trách đang rất tốt, có lẽ mấy chị này không hiểu toàn bộ câu chuyện, không thể chỉ dựa vào mỗi lời nói của họ được. Hơn nữa, bản thân mấy chị phản ánh chuyện này cũng có vấn đề – cho dù Lily có vấn đề trong bổn phận đi chăng nữa cũng là chuyện bình thường. Nhân vô thập toàn mà!”. Thế là tôi không nghĩ quá nhiều về lời phản ánh của họ và chỉ nhắc nhở riêng Lily mấy lời, bảo chị ấy sau này chú tâm theo dõi công tác nhóm, chỉ thế mà thôi, rồi coi như xong việc. Không ngờ không lâu sau đó, nhiều vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong công tác của Lily.
Một hôm, một lãnh đạo nói rằng Lily lại bị anh chị em phản ánh vì không thực hiện công tác thực tế. Chị ấy không theo dõi công tác phúc âm, kể cả khi nó không tiến triển tốt, chị ấy không phản hồi kịp thời cho các anh chị em trong nhóm khi họ có vấn đề về chia sẻ phúc âm. Chị ấy cũng không hiểu rõ mọi việc khi thực hiện công tác – chị ấy vạch ra kế hoạch trong các cuộc họp nhưng sau đó lại không theo dõi, nên họ không thể thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác phúc âm. Nghe vậy, một lần nữa tôi rất hoang mang – tôi biết Lily có một số vấn đề trong bổn phận, nhưng lại không biết chúng nghiêm trọng thế này. Chị ấy có tố chất tốt và rất tích cực trong bổn phận, sao chị ấy lại không thực hiện công tác thực tế nào chứ? Tôi không thể nào tin đây là sự thật. Sau đó, lãnh đạo đã thông công và chỉ điểm vấn đề của chị ấy. Tôi nghĩ từ đó, chị ấy sẽ phản tỉnh và rút ra bài học, nhưng không ngờ, chị ấy không hề phản tỉnh bản thân, cũng không có thái độ tiếp nhận và quy phục. Chị ấy nói mình không phù hợp làm nhóm trưởng và đề nghị từ chức. Chị ấy không những không thực hiện công tác thực tế mà còn không chấp nhận việc bị xử lý. Cuối cùng chiếu theo nguyên tắc, chị ấy được cho là không phù hợp làm trưởng nhóm và đã bị điều chuyển bổn phận. Sau đó tôi cảm thấy rất tệ. Sao tôi lại không phát hiện một trưởng nhóm không thực hiện công tác thực tế chứ? Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, nói rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã quá mù quáng. Xin hãy khai sáng và dẫn dắt con để tìm ra nguyên nhân cho thất bại của mình”.
Một hôm trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các lãnh đạo giả sẽ không nhìn vào những người giám sát không làm công việc thực tế, hoặc những người đang lơ là trách nhiệm của mình. Họ nghĩ họ chỉ cần chọn một người giám sát và mọi thứ sẽ ổn; sau đó, người giám sát sẽ xử lý tất cả các vấn đề công việc, và tất cả những gì họ cần làm là tổ chức nhóm họp thỉnh thoảng, họ sẽ không cần phải để mắt đến công việc hay hỏi xem mọi việc diễn ra thế nào, họ cứ thế có thể rảnh tay. Nếu ai đó báo cáo vấn đề về một người giám sát, người lãnh đạo giả sẽ nói: ‘Đó chỉ là một vấn đề nhỏ, không sao cả. Các người có thể tự xử lý được mà. Đừng hỏi tôi’. Người báo cáo vấn đề có thể nói: ‘Người giám sát đó là một kẻ lười biếng tham ăn. Họ không làm gì khác ngoài việc ăn uống và giải trí, và họ là kẻ lười chảy thây. Họ không muốn chịu khổ dù chỉ một chút khi làm bổn phận, và họ luôn tìm cách để gian dối và nghĩ ra những cái cớ để trốn tránh công việc và trách nhiệm của mình. Họ không đủ tư cách để làm một người giám sát’. Người lãnh đạo giả sẽ trả lời: ‘Lúc được chọn làm giám sát thì họ ổn mà. Những gì anh đang nói là không đúng sự thật, hoặc cho dù có đúng như vậy, thì đó cũng chỉ là một biểu hiện tạm thời’. Lãnh đạo giả không cố gắng và tìm hiểu thêm về tình hình của người giám sát, mà phán xét và xác định vấn đề dựa trên những ấn tượng trước đây của họ về người đó. Bất kể ai báo cáo vấn đề về người giám sát, lãnh đạo giả đều phớt lờ. Người giám sát không đủ khả năng, họ không đủ năng lực hoàn thành công việc và đã gần như làm rối tung hết lên – nhưng lãnh đạo giả không quan tâm. Việc họ làm ngơ khi ai đó báo cáo vấn đề của người giám sát đã đủ tệ hại. Nhưng điều gì đáng khinh bỉ nhất? Khi người ta nói với họ về những vấn đề thực sự nghiêm trọng mà người giám sát đang có, họ không cố gắng giải quyết, thậm chí còn viện ra đủ thứ lý do: ‘Tôi biết người giám sát này mà, họ thực sự tin Đức Chúa Trời, họ sẽ không bao giờ có bất kỳ vấn đề nào đâu. Kể cả họ có đi chăng nữa, Đức Chúa Trời cũng sẽ bảo vệ và sửa dạy họ. Nếu họ mắc bất kỳ sai lầm nào, đó là việc giữa họ và Đức Chúa Trời – chúng ta không cần quan ngại’. Đây là cách các lãnh đạo giả làm việc: theo những quan niệm và sự tưởng tượng của riêng họ. Họ giả vờ hiểu lẽ thật và giả vờ có đức tin – kết quả là họ làm rối tung công việc của hội thánh, hoặc thậm chí khiến nó đi vào bế tắc, trong khi họ luôn giả vờ không biết gì. Chẳng phải họ chỉ là người chạy bàn giấy sao? Các lãnh đạo giả không có khả năng làm công việc thực tế, cũng không tiếp cận công việc của các trưởng nhóm và giám sát với bất kỳ sự nghiêm túc nào. Cái nhìn của họ về mọi người chỉ dựa trên những ấn tượng và sự tưởng tượng của riêng họ. Thấy ai làm tốt một thời gian, họ tin rằng người này sẽ mãi mãi tốt, rằng người này sẽ không thay đổi; họ không tin bất cứ ai nói rằng có vấn đề với người này, họ phớt lờ khi có người chỉ ra điều gì đó ở người này. … Các lãnh đạo giả cũng có một thiếu sót lớn: họ nhanh chóng tin người dựa trên những sự tưởng tượng của riêng họ. Và điều này là do không hiểu lẽ thật, không phải sao? Lời Đức Chúa Trời phơi bày thực chất của nhân loại bại hoại thế nào? Tại sao họ nên tin người trong khi Đức Chúa Trời thì không tin họ? Thay vì phán xét con người qua vẻ bề ngoài, Đức Chúa Trời liên tục quan sát lòng họ – vậy tại sao các lãnh đạo giả lại tùy tiện như vậy khi đánh giá người khác và đặt niềm tin vào họ? Những lãnh đạo giả quá tự phụ, không phải sao? Họ nghĩ là: ‘Mình đã không sai khi phát hiện ra người này. Không gì có thể trở nên tồi tệ cả; họ chắc chắn không phải là người hay gây rối, thích vui vẻ và ghét công việc nặng nhọc. Họ tuyệt đối có thể cậy dựa và đáng tin. Họ sẽ không thay đổi; nếu họ có như vậy, thì điều đó có nghĩa là mình đã sai về họ, phải không?’. Đây là loại lôgic gì vậy? Ngươi có phải là một dạng chuyên gia không? Ngươi có thị lực xuyên thấu không? Đây có phải là kỹ năng đặc biệt của ngươi không? Ngươi có thể sống với người này trong một hoặc hai năm, nhưng liệu ngươi có thể nhìn thấy họ thực sự là ai nếu không có một môi trường thích hợp để bóc trần hoàn toàn bản tính và bản chất của họ không? Nếu họ không bị Đức Chúa Trời vạch trần, ngươi có thể sống bên cạnh họ trong ba, hay thậm chí năm năm, và vẫn sẽ khó mà thấy được chính xác họ có dạng bản tính và bản chất gì. Và điều đó còn đúng hơn đến mức nào nữa khi ngươi hiếm khi nhìn thấy họ, hiếm khi ở bên họ? Ngươi hoàn toàn tin tưởng họ dựa trên ấn tượng thoáng qua hoặc đánh giá tích cực của ai đó về họ, và dám giao phó công tác của hội thánh cho những người như vậy. Về việc này, chẳng phải ngươi cực kỳ mù quáng sao? Chẳng phải ngươi bốc đồng sao? Và khi làm việc như vậy thì chẳng phải các lãnh đạo giả cực kỳ vô trách nhiệm sao?” (Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra mọi người đều có tâm tính bại hoại, trước khi họ đạt được lẽ thật và thay đổi tâm tính, họ đều không đáng tin và không nên tin ai cả. Nhưng các lãnh đạo giả không hiểu lẽ thật, họ không phân định được thực chất của mọi người, họ tùy tiện tin tưởng người khác, không giám sát hay theo dõi công tác của những người đó trong một thời gian dài. Họ đặc biệt kiêu ngạo và vô trách nhiệm. Tôi đã có biểu hiện y hệt như thế. Lý do chính khiến tôi đã không giám sát hay kiểm tra công tác của Lily là vì tôi đã quá tin tưởng chị ấy. Tôi thấy chị ấy có tố chất tốt, có kinh nghiệm và hiệu quả trong việc chia sẻ phúc âm, nên tôi đã hoàn toàn tin tưởng và đánh giá cao chị ấy, không thèm giám sát, kiểm tra công tác của chị ấy. Khi các anh chị em phản ánh về vấn đề của chị ấy, tôi không hề bận tâm, lại còn nghĩ những người phản ánh mới là người có vấn đề. Kết quả là nhiều vấn đề lớn phát sinh trong công tác mà tôi không hay biết. Tôi không nhìn người và việc bằng lời Đức Chúa Trời, tôi chỉ tin vào mắt mình, cứ như tôi là bậc cao nhân, có thể nhìn thấu sự tình mọi việc vậy. Tôi đúng là đã quá tự phục. Thực ra, không thể hoàn toàn tin tưởng bất cứ con người bại hoại nào – không ai biết đến một lúc nào đó mình sẽ làm gì. Chỉ vì họ thành công trong một thời gian và thực hiện một số công tác thực tế, không có nghĩa là họ hoàn toàn đáng tin. Mọi người đều có tâm tính bại hoại, nên họ có thể cư xử theo ý mình và vi phạm nguyên tắc trong bổn phận, họ có thể gian xảo chểnh mảng, ứng phó chiếu lệ, và gây tổn hại tới công tác. Hơn nữa, tôi mới chỉ biết Lily một thời gian ngắn và không thực sự hiểu chị ấy, nhưng tôi đã quá tin tưởng chị ấy, nghĩ rằng chị ấy giỏi về mọi mặt và không cần có người giám sát mới có thể công tác tốt. Tôi đúng là quá kiêu ngạo và mù quáng! Tôi chưa từng nghĩ rằng Lily lại ích kỷ như vậy. Chị ấy là trưởng nhóm, nhưng chỉ quan tâm đến việc bản thân thu phục được nhiều người, mà chẳng đếm xỉa đến công tác của nhóm. Khi người khác gặp vấn đề trong công tác, chị ấy không thông công để giải quyết chúng. Chị ấy không thực hiện bất cứ công tác nào của một người trưởng nhóm. Tôi luôn nghĩ chị ấy có tố chất cao, năng lực công tác tốt, có thể thực hiện công tác thực tế, nên tôi đã rất coi trọng chị ấy. Lúc này tôi mới biết đó không phải sự thật. Bản tính Lily ích kỷ, chị ấy chỉ quan tâm đến công tác của mình, không bảo vệ lợi ích chung của hội thánh. Chị ấy chỉ phù hợp với việc rao truyền phúc âm, chứ không phải làm trưởng nhóm. Vì tôi đã mù quáng tin tưởng Lily nên không kiểm tra công tác của chị ấy, không kịp thời nắm bắt các sai lệch và thiếu sót trong đó. Kết quả là công tác phúc âm bị trì hoãn. Với tư cách người phụ trách, việc này là không thể bào chữa. Càng phản tỉnh, tôi càng cảm thấy tội lỗi nên đã cầu nguyện Đức Chúa Trời, muốn thực sự phản tỉnh, thay đổi tình trạng và quan điểm sai lầm của mình.
Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời. “Có thể nói rằng hầu hết mọi người đều xem câu ‘Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng’ là lẽ thật, và họ bị câu này lừa dối, ràng buộc. Họ bị nó làm nhiễu loạn và ảnh hưởng khi lựa chọn hoặc bổ nhiệm người, và thậm chí để nó chi phối hành động của họ. Kết quả là, nhiều lãnh đạo và người làm công luôn gặp khó khăn và nghi ngại bất cứ khi nào họ kiểm tra công tác của hội thánh và đề bạt, bổ nhiệm người. Cuối cùng, tất cả những gì họ có thể làm là tự an ủi mình bằng những lời ‘Đã dùng người thì đừng nghi ngờ, đã nghi ngờ thì đừng dùng người’. Bất cứ khi nào họ kiểm tra hoặc hỏi thăm về công việc, họ nghĩ: ‘“Đã dùng người thì đừng nghi ngờ, đã nghi ngờ thì đừng dùng người”. Mình nên tin tưởng các anh chị em của mình, và xét cho cùng, Đức Thánh Linh quan sát mọi người, vì vậy mình không nên luôn nghi ngờ và theo dõi người khác’. Họ đã bị ảnh hưởng bởi câu này, phải không? Sự ảnh hưởng của câu nói này mang lại những hậu quả gì? Trước hết, điều ngươi trung thành không phải là với lời Đức Chúa Trời, không phải với sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời dành cho ngươi, và không phải với Đức Chúa Trời, mà là trung thành với triết lý sống Sa-tan và lô-gic Sa-tan. Ngươi tin Đức Chúa Trời trong khi ngang nhiên phản bội Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, phải không? Thứ hai, đây không chỉ là không tuân giữ lời Đức Chúa Trời và bổn phận của ngươi, mà đây còn là xem các mưu đồ và triết lý sống của Sa-tan như thể chúng là lẽ thật, làm theo và thực hành chúng. Ngươi đang vâng phục Sa-tan và sống theo triết lý của Sa-tan, không phải sao? Làm điều này có nghĩa rằng ngươi không phải là người vâng phục Đức Chúa Trời, càng không phải là người tuân theo lời Đức Chúa Trời. Ngươi là một kẻ vô lại. Gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên, thay vào đó lấy một câu tà ác và thực hành nó như lẽ thật, là phản bội lẽ thật và Đức Chúa Trời! Ngươi làm việc trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng lại hành động theo lô-gic và triết lý sống của Sa-tan, ngươi là hạng người gì vậy? Đây là kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời và là kẻ khiến Đức Chúa Trời vô cùng xấu hổ. Bản chất của hành động này là gì? Công khai lên án Đức Chúa Trời và công khai phủ nhận lẽ thật. Chẳng phải đó là bản chất của nó sao? Ngoài việc không theo ý muốn của Đức Chúa Trời, ngươi còn để cho những lời ngụy biện và triết lý sống tà ác của Sa-tan tràn lan trong hội thánh. Khi làm điều này, ngươi trở thành đồng phạm của Sa-tan và hỗ trợ cho các hành động của Sa-tan trong hội thánh. Bản chất của vấn đề này thật nghiêm trọng, không phải sao?” (Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Bài bàn thêm 1). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra câu nói “Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng” không phải là lẽ thật, không hề tích cực. Nó chính là triết lý xử thế của Sa-tan. Lý do tôi tin tưởng Lily và không giám sát công tác của chị ấy chủ yếu là vì tôi sống theo triết lý này và quá tin tưởng chị ấy. Kể cả khi muốn kiểm tra chị ấy, tôi cũng lo rằng nếu tôi quá sát sao thì Lily sẽ nghĩ tôi không tin tưởng chị ấy. Suy cho cùng, chị ấy thực hiện bổn phận này cũng đã lâu và có nhiều kinh nghiệm, chị ấy giỏi hơn tôi về nhiều mặt và có hiệu quả công tác tốt. Một người như thế thì có thể có vấn đề lớn gì chứ? Tôi nghĩ mình không cần truy cứu những chuyện vặt vãnh, rằng nếu tôi đã phân công thì nên tin tưởng chị ấy, sẽ không có vấn đề gì cả. Vì tôi bị triết lý sống này của Sa-tan làm chủ, nên không bao giờ giám sát hay kiểm tra công tác của chị ấy. Kể cả khi có người báo cáo vấn đề về chị ấy, tôi cũng không tin họ, không tìm hiểu kĩ hơn. Kết quả là công tác phúc âm bị tổn hại, thiệt hại tôi gây ra là không thể bù đắp. Thực ra Đức Chúa Trời yêu cầu các lãnh đạo và nhân viên giám sát và theo dõi công tác để chúng ta có thể kịp thời nắm bắt phương hướng và giải quyết vấn đề. Việc này có lợi cho cả bổn phận của mọi người và công tác của hội thánh. Nhưng thay vào đó, tôi lại sống theo triết lý Sa-tan “Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng” nên không giám sát hay kiểm tra nhân sự sau khi phân công cho họ, chứ đừng nói đến hướng dẫn hay hỗ trợ họ. Tôi đã quá hời hợt trong bổn phận và không thực hiện công tác thực tế – đây là biểu hiện của một lãnh đạo giả. Tôi đã tin dùng một trưởng nhóm không thực hiện công tác thực tế, việc này không những không giúp ích cho công tác của hội thánh mà còn gây phá hoại nghiêm trọng. Tôi đích thực đã làm việc tà ác! Lúc đó tôi mới thấy rằng quan điểm Sa-tan “Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng” này vô cùng gây hại cho con người. Nếu cứ luôn sống theo quan điểm đó, có khả năng chúng ta sẽ làm trì hoãn công tác của hội thánh. Càng phản tỉnh, tôi càng thấy ân hận, nên đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Con không muốn đối đãi với mọi người và bổn phận theo triết lý Sa-tan nữa. Con nguyện ý phấn đấu thực hiện bổn phận theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Con không muốn làm bất cứ việc gì để phải hối hận nữa”.
Sau đó, tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời và tìm ra con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi có tin câu ‘Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng’ là đúng không? Câu này có phải là lẽ thật không? Tại sao người ta lại sử dụng câu này trong công tác của nhà Đức Chúa Trời và trong việc thực hiện bổn phận của họ? Vấn đề ở đây là gì? Đây rõ ràng là những lời của những người ngoại đạo, những lời đến từ Sa-tan – vậy tại sao họ lại coi chúng như lẽ thật? Tại sao họ không thể biết chúng đúng hay sai? Đây rõ ràng là những lời của con người, những lời của nhân loại bại hoại, chúng đơn giản không phải là lẽ thật, chúng hoàn toàn trái ngược với lời Đức Chúa Trời, và không nên dùng làm tiêu chuẩn cho hành động, cách cư xử và sự thờ phượng Đức Chúa Trời của con người. Vậy câu này nên được tiếp cận như thế nào? Nếu ngươi thực sự có khả năng phân biệt, ngươi nên sử dụng loại tiêu chí nào thay thế để làm nguyên tắc thực hành? Tiêu chí phải là ‘thực hiện bổn phận bằng cả tấm lòng, bằng cả tâm hồn, và bằng cả khối óc’. Hành động bằng cả tấm lòng, bằng cả linh hồn, bằng cả tâm trí chính là không bị kiềm chế bởi ai cả; là một lòng một dạ, không được hai lòng. Đây là trách nhiệm và bổn phận của ngươi, và ngươi nên làm tròn, như là điều thiên kinh địa nghĩa. Bất kể gặp phải vấn đề gì, ngươi cũng nên hành động theo các nguyên tắc. Hãy xử lý chúng theo cách ngươi phải làm; nếu cần tỉa sửa và xử lý, thì cứ tỉa sửa và xử lý, và nếu cần cách chức, thì cứ cách chức. Hãy hành động dựa trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Chẳng phải đây là nguyên tắc sao? Chẳng phải điều này hoàn toàn trái ngược với câu ‘Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng’ sao? Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng có nghĩa là gì? Nghĩa là nếu đã sử dụng người thì không nên nghi ngờ họ. Nếu ngươi đã sử dụng người thì nên thả lỏng, đừng giám sát họ, và để họ muốn làm gì thì làm; và nếu ngươi nghi ngờ họ, thì ngươi không nên sử dụng họ. Chẳng phải ý nghĩa là như vậy sao? Điều này sai khủng khiếp. Nhân loại đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc. Mỗi người đều có tâm tính Sa-tan, và có khả năng phản nghịch Đức Chúa Trời và chống đối Đức Chúa Trời. Ngươi có thể nói rằng không ai đáng tin cậy cả. Ngay cả khi một người thề sống thề chết, thì điều đó cũng vô ích bởi vì con người bị hạn chế bởi tâm tính bại hoại và không thể kiểm soát hành động của mình. Họ phải chấp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời thì mới có thể giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại của mình, và giải quyết triệt để vấn đề họ chống đối và phản bội Đức Chúa Trời – giải quyết tận gốc tội lỗi của con người. Tất cả những ai chưa trải qua sự phán xét và làm tinh sạch của Đức Chúa Trời, chưa đạt được sự cứu rỗi đều không đáng tin cậy. Họ không đáng tin. Do vậy, khi sử dụng ai đó, ngươi phải giám sát, chỉ đạo, tỉa sửa, xử lý họ, và thường xuyên thông công về lẽ thật. Chỉ bằng cách này, ngươi mới có thể thấy rõ liệu họ có thể tiếp tục được sử dụng hay không. Nếu có một số người có thể tiếp nhận lẽ thật, chấp nhận bị tỉa sửa và xử lý, có thể trung thành thực hiện bổn phận của mình, và không ngừng tiến bộ trong sự sống, thì chỉ những người này mới thực sự là sử dụng được” (Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Bài bàn thêm 1). Nhờ đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm ra con đường thực hành. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta tận tâm tận ý với bổn phận. Với mọi công tác dưới sự giám sát của tôi, dù tôi có quen với người nào đó hay không, hay hình ảnh của họ trong lòng tôi có thế nào, tôi vẫn phải thực hiện bổn phận dựa vào nguyên tắc mà Đức Chúa Trời đề ra cho lãnh đạo và người làm công, và làm tất cả trong khả năng của mình, giám sát công tác của mọi người, hiểu thật cặn kẽ, phát hiện vấn đề và giải quyết kịp thời, xử lý và tỉa sửa những ai có vấn đề nghiêm trọng. Đó chính là các nguyên tắc trong bổn phận và là cách duy nhất để tôi thực hiện tốt bổn phận của mình. Nhận ra điều này, tôi đã cảm thấy sáng tỏ hơn và tìm ra phương hướng trong bổn phận.
Sau đó, hội thánh phân công Lily chăm tưới những người mới và chị ấy rất vui vẻ với việc đó. Tôi thầm nghĩ: “Có lẽ chị ấy có thể rút ra bài học từ việc bị tước bổn phận và lần này sẽ thực hiện tốt”. Nhưng không lâu sau, nhiều người mới do chị ấy chăm tưới không đến hội họp đều đặn. Tôi thấy chuyện này hơi lạ nên đã hỏi han về công tác của chị ấy, về nguyên nhân người mới không hội họp đều đặn. Không ngờ chị ấy viện cớ là không có thời gian theo dõi họ. Tôi rất bực mình khi nghe chị ấy nói thế. Tôi tưởng sau khi bị tước bổn phận, chị ấy sẽ phản tỉnh và làm công tác thực tế, nhưng hóa ra tôi đã nhầm. Tôi biết mình không thể tiếp tục nhìn người dựa vào quan niệm. Là một người phụ trách, tôi phải có cái nhìn bao quát, kiểm tra và chỉ đạo công tác, và làm tròn trách nhiệm được giao. Lúc đó tôi nhớ tới những lời của Đức Chúa Trời: “Hành động bằng cả tấm lòng, bằng cả linh hồn, bằng cả tâm trí chính là không bị kiềm chế bởi ai cả; là một lòng một dạ, không được hai lòng. Đây là trách nhiệm và bổn phận của ngươi, và ngươi nên làm tròn, như là điều thiên kinh địa nghĩa. Bất kể gặp phải vấn đề gì, ngươi cũng nên hành động theo các nguyên tắc. Hãy xử lý chúng theo cách ngươi phải làm; nếu cần tỉa sửa và xử lý, thì cứ tỉa sửa và xử lý, và nếu cần cách chức, thì cứ cách chức. Hãy hành động dựa trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật” (Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Bài bàn thêm 1). Đúng thế. Tôi phải thực hiện bổn phận theo lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi đã chỉ điểm và phơi bày tất cả vấn đề của Lily với chị ấy rồi thông công, mổ xẻ thái độ cẩu thả của chị ấy trong bổn phận và hậu quả nguy hiểm của nó. Khi đó Lily mới nhận ra vấn đề của mình. Về sau tôi thường xuyên hỏi han và kiểm tra công tác của Lily và nếu phán hiện vấn đề, tôi sẽ thông công với chị ấy để sửa đổi. Sau đó, Lily đã có chuyển biến, đạt hiệu quả tốt hơn trong việc chăm tưới người mới. Thấy kết quả như vậy, tôi thật sự rất mừng và cảm thấy rằng khi nhìn nhận và đối xử với người và việc theo lời Đức Chúa Trời thì sẽ thu được kết quả tốt nhất trong bổn phận. Tôi cũng cảm thấy thoải mái và an tâm hơn.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?