Tại sao Tôi lại không chịu hợp tác với Người khác?

01/12/2022

Bởi Diệp Nguyện, Myanmar

Một ngày nọ, có một cuộc bầu cử trong hội thánh để chọn ra người đảm trách công tác Phúc Âm. Ngạc nhiên thay, khi có kết quả, tôi thấy các anh chị em đã chọn tôi. Tôi hơi phấn khích. Tôi nghĩ việc được chọn tức là mình có tố chất tốt hơn và có năng lực hơn người khác. Tôi cũng hơi lo, sợ mình sẽ làm mất lòng tin của mọi người dành cho tôi nếu không làm tốt, lúc đó, họ sẽ nghĩ tôi không hợp lắm với chức vụ giám sát. Tôi không muốn làm các anh chị em thất vọng. Từ khi được bầu, tôi muốn chứng tỏ mình có tố chất tốt và có năng lực, có thể thúc đẩy công tác Phúc Âm của chúng tôi. Sau đó, tôi dốc hết tâm sức vào làm việc. Lúc đó, chị Vương đang giám sát công việc của tôi, nhưng tôi hầu như không thảo luận gì với chị ấy. Tôi đã không nói với chị ấy mình đang định làm gì, mà chỉ luôn tự mình làm lấy. Đôi lúc, khi muốn bàn chuyện công việc với tôi, chị ấy không thể liên lạc với tôi được, và khi chị ấy hỏi tôi đã đi đâu, tôi đã tìm đủ mọi cách để chị ấy không hỏi nữa, không nói cho chị ấy biết cụ thể việc tôi đã làm. Tôi nghĩ rằng khi nào có được chút thành công trong bổn phận thì tôi sẽ nói với chị ấy. Như vậy thì chị ấy sẽ khen ngợi tố chất và năng lực của tôi, và rằng tôi có thể làm tốt mà không cần sự giúp đỡ của ai khác. Các anh chị em sẽ nghĩ việc bầu chọn tôi là quyết định đúng đắn, rằng tôi có thể gánh vác công việc đó. Lúc đó, anh Vân Tường, thành viên trong nhóm của chúng tôi, thực sự rất hăm hở trong bổn phận và anh ấy thực hiện công tác Phúc Âm hiệu quả hơn tôi. Tôi cảm thấy bất an khi chị Vương khen anh ấy làm tròn bổn phận. Tôi là một người giám sát còn anh ấy chỉ là một thành viên nhóm Phúc Âm bình thường. Chủ động trong bổn phận như vậy, anh ấy định vượt trội hơn tôi sao? Mọi người có chọn anh ấy làm giám sát không? Như vậy thì mất mặt tôi lắm. Tôi thực sự không chấp nhận được chuyện này.

Có lần, chị Vương đã giao cho anh Vân Tường và tôi cùng lo một nhiệm vụ. Tôi không muốn đi cùng anh ấy, mà lại muốn tự làm một mình. Trước đó, người khác đã khen anh ấy hăng hái trong bổn phận, nên nếu anh ấy đi cùng tôi, thì một nửa thành quả của chúng tôi sẽ là của anh ấy, rồi các anh chị em có thể sẽ nể trọng anh ấy hơn. Nghĩ vậy, tôi đã đi làm việc đó một mình. Tôi muốn nâng cao thành tích của mình ngay lập tức, nghĩ rằng chỉ cần tôi làm tốt thì mọi người chắc chắn sẽ ngưỡng mộ và khen ngợi tôi. Sau đó, tôi đã dốc tâm sức vào thực hiện bổn phận. Nhưng dù tôi có chăm chỉ đến mấy, bỏ bao nhiêu công sức, thì cũng chẳng được kết quả gì. Tôi đã phàn nàn Đức Chúa Trời – tại sao dù tôi có chăm chỉ thế nào Ngài cũng không ban phước lành cho tôi? Tôi đã ở trong tình trạng rất tệ và không muốn thực hiện bổn phận nữa. Khi chị Vương biết chuyện, chị ấy đã thông công với tôi: “Chị đang không đạt được kết quả tốt trong bổn phận. Có vấn đề với cách làm việc của chị phải không? Chị cần tóm gọn những gì đang diễn ra và cải thiện đi. Chị luôn muốn làm việc một mình – đó không phải là cách chị nên làm. Chị phải hợp tác với người khác”. Tôi cảm thấy phản đối việc chị ấy chỉ ra vấn đề của tôi. Có vấn đề với cách làm việc của tôi sao? Trước kia tôi cũng làm việc như thế và đã làm rất tốt. Nghĩa là phương pháp của tôi là đúng – chẳng có vấn đề gì cả! Sau đó tôi cũng dùng cùng một cách làm việc. Trong thời gian đó, dù người khác có thông công thế nào với tôi về con đường tốt để thực hành, tôi cũng không muốn nghe và không sẵn sàng chấp nhận. Tôi nghĩ nếu mình làm theo cách họ nói, thì khi đạt được chút thành quả, họ có thể nói thành tựu của tôi là nhờ đã nghe lời khuyên của họ. Họ sẽ nhận hết công trạng – rồi ai sẽ khen tôi đây? Tôi rất ương ngạnh và muốn hành động một mình. Hai tuần nhanh chóng trôi qua, tôi vẫn không đạt được gì cả. Tôi thực sự rất khổ sở. Ngày nào tôi cũng làm việc không ngơi nghỉ, vậy tại sao tôi lại không đạt được kết quả gì? Tôi không biết căn nguyên vấn đề nằm ở đâu, mà vẫn không chịu tự kiểm điểm. Hai tuần sau, một người anh em đã hỏi và khiển trách tôi: “Chị là người giám sát mà lại không hợp tác với người khác – chị luôn hành động một mình. Thế thì làm sao chị đạt được kết quả gì? Chẳng phải như vậy sẽ làm đình trệ mọi việc sao?”. Tôi thấy bực khi nghe anh ấy nói vậy, nhưng sau đó tôi nhận ra anh ấy đã đúng, chính xác là thế. Các anh chị em đã nhiều lần nhắc nhở rằng tôi cần hợp tác với người khác, nhưng tôi cứ làm việc một mình, nên công việc chẳng mang lại kết quả và bị đình trệ. Tôi cảm thấy tội lỗi khi nhận ra điều đó và muốn thay đổi.

Sau đó, tôi đã mở lòng với lãnh đạo về vấn đề của mình. Chị ấy đã gửi cho tôi một đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Trong nhà Đức Chúa Trời, nếu mọi người sống theo các triết lý trần tục, và nếu họ dựa vào các quan niệm, khuynh hướng, ham muốn, động cơ ích kỷ, ân tứ và sự khôn khéo của bản thân để hòa hợp với nhau, thì đây không phải là cách để sống trước Đức Chúa Trời, và họ sẽ không có khả năng đạt được sự đoàn kết. Tại sao lại như vậy? Đấy là vì khi con người sống theo một tâm tính Sa-tan, họ không thể đạt được sự đoàn kết. Thế thì hậu quả cuối cùng của việc này là gì? Đức Chúa Trời không làm công tác trên họ. Khi không có công tác của Đức Chúa Trời, nếu con người dựa vào khả năng và sự khôn khéo ít ỏi của bản thân họ, vào chút chuyên môn cùng chút kiến thức và kỹ năng họ đã đạt được, thì họ sẽ khó được sử dụng tối đa trong nhà Đức Chúa Trời và cảm thấy rất khó hành động phù hợp với ý muốn của Ngài. Khi không có công tác của Đức Chúa Trời, ngươi không bao giờ có thể nắm được ý muốn của Đức Chúa Trời, những yêu cầu của Đức Chúa Trời hay các nguyên tắc thực hành. Ngươi sẽ không biết con đường và các nguyên tắc thực hiện bổn phận của mình, và sẽ không bao giờ biết cách hành động phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời hay những hành động nào vi phạm các nguyên tắc của lẽ thật và chống đối Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không rõ bất cứ điều nào trong số này, ngươi sẽ chỉ đơn thuần tuân thủ và làm theo các quy tắc một cách mù quáng. Khi ngươi thực hiện bổn phận của mình trong sự mơ hồ như vậy, chắc chắn ngươi sẽ thất bại. Ngươi sẽ không bao giờ được Đức Chúa Trời tán thành, ngươi chắc chắn sẽ khiến Đức Chúa Trời khinh ghét, loại bỏ, và ngươi sẽ bị loại trừ(Sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra tôi không thể thực hiện bổn phận một cách ích kỷ và làm theo ý mình, dựa vào kỹ năng và mấy trò tiểu xảo ranh mãnh của bản thân. Tôi phải làm việc hòa thuận với các anh chị em, thảo luận công việc, và đồng thuận với mọi người. Nếu không thì Đức Thánh Linh sẽ không hoạt động và bổn phận của tôi sẽ không được Đức Chúa Trời ban phước lành. Vậy mà tôi, từ khi được bầu làm người giám sát, tôi cảm thấy như thể mình đặc biệt lắm, và vậy tức là mình có một số điểm mạnh. Tôi đã hành động như một con sói đơn độc và không hợp tác với các anh chị em để mình nổi bật và có được sự ngưỡng mộ, chấp thuận của người khác. Ngoài ra, tôi cũng không thảo luận nhiều lắm về công việc của mình với người giám sát tôi và thậm chí ra ngoài thực hiện dự án mà không thèm nói với chị ấy. Tôi chỉ muốn nói với chị ấy sau khi đã đạt được chút gì đó để chị ấy sẽ khen tôi có tố chất và năng lực, và nghĩ tôi xứng đáng với chức danh giám sát viên. Nhưng bổn phận của tôi chẳng có kết quả gì vì tôi đã không tìm kiếm các nguyên tắc, và tôi thậm chí còn vô lý, tranh cãi với Đức Chúa Trời, trách Ngài vì không ban phước cho tôi. Tôi thậm chí còn muốn từ bỏ bổn phận. Tôi thật là ngu dốt! Cuối cùng tôi cũng nhận ra hành động một mình trong bổn phận để thỏa mãn ham muốn ích kỷ của mình, không tìm kiếm các nguyên tắc hay hợp tác với người khác, thì sẽ không bao giờ làm tốt bổn phận được. Hành vi của tôi cũng khiến Đức Chúa Trời ghê tởm, và Ngài sẽ bỏ rơi tôi nếu tôi không thay đổi kịp thời. Nhận ra điều này, tôi lập tức cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, giờ con có thể thấy rằng làm việc một mình và không hợp tác với người khác là điều Ngài không thích. Xin hãy dẫn dắt con và giúp con quay đầu kịp thời, để con hợp tác hòa thuận với người khác”.

Tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Những từ ‘phối hợp nhịp nhàng’, nghĩa đen thì dễ hiểu, nhưng lại khó đưa vào thực hành. Sống trọn khía cạnh thực tế của những từ này không dễ. Tại sao lại không dễ? (Con người có những tâm tính bại hoại.) Đúng vậy. Con người có những tâm tính bại hoại như kiêu ngạo, tà ác, cố chấp, v.v., và những tâm tính này ngăn cản việc thực hành lẽ thật của họ. Khi ngươi phối hợp với người khác, ngươi tỏ lộ đủ kiểu tâm tính bại hoại. Chẳng hạn ngươi nghĩ: ‘Anh bắt tôi phối hợp với người đó, nhưng họ có đủ khả năng không chứ? Chẳng phải mọi người sẽ coi thường tôi nếu tôi phối hợp với người thiếu tố chất sao?’. Và đôi khi, ngươi thậm chí còn nghĩ: ‘Người kia thật ngu ngốc, và họ chẳng hiểu mình nói gì!’ hoặc ‘Điều mình nói thật sâu sắc và sáng suốt. Nếu nói cho họ và để họ học hỏi, liệu mình có còn nổi bật không? Đề xuất của mình là hay nhất. Nếu cứ nói ra và để họ làm theo, ai mà biết đó là công lao của mình?’. Mọi người thường nghe và thấy những suy nghĩ, quan điểm đó – những lời hiểm độc đó. Nếu ngươi có những suy nghĩ và quan điểm như thế, ngươi có sẵn lòng phối hợp với người khác không? Ngươi có thể đạt được sự phối hợp nhịp nhàng không? Không dễ; có một mức độ thách thức trong đó! Những từ ‘phối hợp nhịp nhàng’ nói ra thì dễ – chỉ mở miệng là thốt ra được ngay. Nhưng đến lúc thực hành thì những trở ngại bên trong ngươi lù lù hiện ra. Ngươi nghĩ theo hướng này hướng khác. Thỉnh thoảng, khi tâm trạng tốt, ngươi vẫn có thể thông công một chút với người khác; nhưng nếu tâm trạng ngươi đang xấu và ngươi bị cản trở bởi một tâm tính bại hoại, ngươi sẽ hoàn toàn không thể thực hành điều đó. Một số người, là lãnh đạo, lại không thể phối hợp với bất kỳ ai. Họ luôn coi thường người khác, luôn khó tính với người khác, và khi bắt được khuyết điểm của người khác thì họ phán xét, công kích. Những lãnh đạo như vậy là con sâu làm rầu nồi canh, và họ bị thay thế. Họ không hiểu ý nghĩa của những từ ‘phối hợp nhịp nhàng’ sao? Thực ra, họ hiểu khá rõ, nhưng đơn giản là không thể đưa vào thực hành. Tại sao họ không thể đưa vào thực hành? Bởi vì họ quá coi trọng địa vị, và tâm tính họ quá ngạo mạn. Họ muốn thể hiện, và khi đã nắm giữ được địa vị, họ sẽ không buông vì sợ rơi vào tay người khác và bản thân họ không còn thực quyền. Họ sợ bị người khác cho ra rìa và không được coi trọng, sợ lời nói của họ không có sức mạnh hay uy quyền. Đó là điều họ lo sợ. Sự ngạo mạn của họ còn đi xa đến mức nào nữa? Họ mất lý trí và hành động tùy tiện, hấp tấp. Và kết quả là gì? Họ không chỉ thực hiện bổn phận kém, mà hành động của họ còn cấu thành sự phá vỡ và làm nhiễu loạn, và họ bị tái cơ cấu cũng như thay thế. Nói cho Ta xem, có nơi nào mà một người như vậy, với một tâm tính như vậy, phù hợp để thực hiện bổn phận không? Ta e rằng dù có được bố trí ở đâu đi nữa, họ cũng sẽ không thực hiện tốt bổn phận của mình. Họ không thể phối hợp với người khác – vậy có nghĩa là họ sẽ có thể tự mình làm tròn bổn phận được không? Chắc chắn là không. Nếu họ tự mình thực hiện bổn phận, họ sẽ càng thiếu kiềm chế, càng có khả năng hành động tùy tiện và hấp tấp hơn. Việc ngươi có thể làm tròn bổn phận của mình hay không không phải là vấn đề thuộc về năng khiếu, tố chất cao đẹp, nhân tính, khả năng hay kỹ năng của ngươi; nó phụ thuộc vào việc ngươi có phải là người tiếp nhận lẽ thật hay không và ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành hay không(Muốn thực hiện bổn phận một cách đúng đắn đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời phán rằng, việc không hợp tác với nhau trong bổn phận là do tâm tính kiêu ngạo. Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm việc hòa thuận để có thể giúp đỡ lẫn nau, người này bù đắp khuyết điểm cho người kia. Việc đó cũng giúp kiểm soát sự bại hoại của chúng ta, làm lợi cho chúng ta và công việc của chúng ta. Nhưng tôi đã quá tự cao. Tôi nghĩ mình không cần hợp tác với ai cả, rằng tôi có thể tự làm tốt một mình. Quan điểm của tôi là tôi phải làm việc một mình để mọi người thấy rõ năng lực của tôi, vì vậy, tôi không muốn làm việc với người khác hay chấp nhận bất cứ ý kiến đóng góp nào cả. Tôi muốn tỏa sáng một mình. Tôi đã thiếu định hướng trong bổn phận, nhưng vẫn không tìm cách để giải quyết điều đó. Khi chị Vương bảo tôi tại sao công việc của tôi lại không mang lại kết quả và tôi nên dùng phương pháp nào, tôi biết chị ấy nói đúng, nhưng tôi không muốn nghe chị ấy. Tôi sợ nếu mình làm vậy và bắt đầu có kết quả tốt hơn, thì người khác sẽ nhận công trạng và chẳng ai khen ngợi tôi cả. Khi chị Vương chỉ định anh Vân Tường làm việc với tôi, tôi sợ anh ấy sẽ cướp mất hào quang của mình và rồi khi chúng tôi đạt được gì đó, người khác sẽ nể trọng anh ấy và cảm thấy tôi thiếu năng lực làm giám sát, rằng tôi không giỏi bằng một thành viên nhóm bình thường. Để duy trì danh tiếng và địa vị, tôi không muốn làm việc với người khác, mà làm một mình. Tôi đã thể hiện rằng mình đang thực hiện bổn phận nhưng thực ra là đang theo đuổi địa vị, chỉ muốn phô trương. Đó là đang thể hiện tâm tính kiêu ngạo.

Sau đó, tôi đã đọc được thêm một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời: “Là một nhà lãnh đạo hay người làm công, nếu ngươi luôn nghĩ mình hơn người khác, và miệt mài với bổn phận của mình như một quan chức chính phủ, luôn vui thú trong những cạm bẫy địa vị của mình, luôn lập ra những kế hoạch của riêng mình, luôn quan tâm và vui thích danh vọng, của cải và địa vị của riêng mình, luôn hoạt động theo ý mình, luôn tìm cách đạt được địa vị cao hơn, quản lý và kiểm soát nhiều người hơn, và mở rộng phạm vi quyền lực của mình, thì đây là điều rắc rối. Thật nguy hiểm khi coi một bổn phận quan trọng như một cơ hội để tận hưởng vị trí của ngươi như thể ngươi là một quan chức chính phủ. Nếu ngươi luôn hành động như vậy, không muốn làm việc với người khác, không muốn bớt đi quyền lực của mình và chia sẻ nó với bất kỳ ai khác, không muốn bất kỳ ai khác chiếm thế thượng phong, chiếm mất sự nổi trội của ngươi, nếu ngươi chỉ muốn tận hưởng quyền lực riêng mình, thì ngươi là một kẻ địch lại Đấng Christ(Mục 8. Họ sẽ khiến người khác chỉ vâng phục mình chứ không phải lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 3 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Tôi đã đối xử với bổn phận như thể đó là một chức vụ trong cơ quan chính phủ. Khi nắm vai trò giám sát, tôi chỉ muốn tận hưởng ánh hào quang của địa vị của mình. Tôi không muốn hợp tác với ai để có thể tận hưởng sự ngưỡng mộ và chấp thuận của người khác, để họ nói tôi có tố chất và có năng lực làm việc. Sợ họ sẽ đánh cắp vinh quang của tôi và cướp mất hào quang của tôi, tôi muốn tự mình làm hết tất cả mọi thứ để có được mọi công trạng khi đạt được gì đó và trong mắt mọi người sẽ có tôi. Với hy vọng bảo vệ danh tiếng và địa vị, tôi đã không nghĩ cho kết quả công việc chung của chúng tôi và chấp nhận sự giúp đỡ của người khác. Tôi thật quá ngạo mạn! Tôi là một kẻ bại hoại, nên chắc chắn sẽ có nhiều sai phạm và vấn đề trong công việc của tôi, và nhiều khía cạnh tôi không nghĩ đến. Nhưng tôi lại ngạo mạn, nghĩ mình quan trọng hơn người khác, cho rằng mình chẳng có gì sai cả, và không muốn hợp tác với người khác. Nếu cứ như thế thì việc này có thể sẽ cản trở công tác của hội thánh, và nếu tôi tiếp tục không chịu ăn năn, thì tôi sẽ trở thành một kẻ địch lại Đấng Christ. Nhận ra điều này khiến tôi thấy sợ. Tôi thực sự muốn thay đổi, buông bỏ ham muốn địa vị của mình và làm tròn bổn phận.

Sau đó, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời. “Đừng có lúc nào cũng làm mọi việc vì cớ ngươi, và đừng có lúc nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình; đừng quan tâm đến những lợi ích của con người, và đừng nghĩ đến sự kiêu hãnh, danh tiếng hay địa vị của riêng ngươi. Trước hết, ngươi phải nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và đặt chúng lên hàng đầu. Ngươi phải quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời và bắt đầu bằng việc suy ngẫm xem liệu ngươi có bất khiết trong việc thực hiện bổn phận của mình hay không, liệu ngươi đã trung thành, đã hoàn thành trách nhiệm, và dốc hết sức lực của ngươi hay chưa, cũng như liệu ngươi đã hết lòng nghĩ về bổn phận của ngươi và công tác của hội thánh hay chưa. Ngươi cần phải cân nhắc những điều này. Hãy nghĩ về chúng thường xuyên và tìm hiểu chúng, và ngươi sẽ dễ dàng thi hành bổn phận của mình hơn. Nếu ngươi có tố chất kém, nếu kinh nghiệm của ngươi còn ít ỏi, hoặc nếu ngươi không thành thạo công việc chuyên môn của mình, thì trong công việc có thể mắc phải một số sai sót hoặc thiếu sót, và kết quả có thể không được tốt lắm – nhưng ngươi cũng đã nỗ lực hết mình. Trong mọi việc ngươi làm, ngươi không đáp ứng những ham muốn ích kỷ hay những sự ưu tiên của riêng mình. Thay vào đó, ngươi luôn cân nhắc đến công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi có thể không làm tròn bổn phận của mình, nhưng lòng ngươi đã được sửa chữa; nếu, trên hết, ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề trong bổn phận của mình, thì bổn phận của ngươi sẽ đạt tiêu chuẩn và ngươi sẽ có thể bước vào sự thực tế của lẽ thật. Đây là làm chứng(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời phán rất rõ rằng bổn phận không phải là một doanh nghiệp cá nhân, và không nên thực hiện nó để thỏa mãn tư lợi, hay ham muốn danh vọng và địa vị, mà nên dốc hết tâm huyết vào đó, làm gì cũng nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và không bị vấy bẩn những động cơ cá nhân. Nhưng tôi lại chỉ nghĩ đến danh tiếng và địa vị, và làm việc vì địa vị của mình, nghĩa là tôi đang ngày càng làm việc kém hiệu quả và làm đình trệ công tác Phúc Âm. Tôi biết mình phải thôi làm việc vì thể diện và địa vị, và làm gì cũng phải nghĩ cho lợi ích của hội thánh. Sau đó, tôi đã nỗ lực gạt danh tiếng và địa vị của mình sang một bên, hợp tác tốt với người khác, chân thành nghĩ cách làm tốt công việc và làm tròn trách nhiệm của mình. Sau khi đưa điều đó vào thực hành, tôi cảm thấy thanh thản hơn.

Có lần, tôi ra ngoài chia sẻ Phúc Âm với hai người chị em khác, và những người tiếp nhận Phúc Âm tiềm năng rất háo hức tìm kiếm. Tôi nghĩ nếu tôi đi một mình, các anh chị em sẽ khen ngợi tôi có khả năng thông công. Tôi thực sự thấy tiếc vì đã đi với hai chị em đó. Nhưng khi nghĩ như vậy, tôi biết đó không phải là lối suy nghĩ đúng đắn. Tôi lại đang nghĩ đến danh vọng và địa vị, muốn hành động một mình. Vì vậy, tôi đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, sẵn sàng không quan tâm đến tư lợi nữa. Dần dần, cảm xúc của tôi đã dịu lại và tôi đã tập trung hết mình vào cách để thông công và làm chứng cho Đức Chúa Trời. Dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, bảy, tám người đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời. Tôi đã rất xúc động và nhớ Đức Chúa Jêsus từng phán: “Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ(Ma-thi-ơ 18:19-20). Lúc đó, tôi nhận ra rằng không ai hoàn hảo cả, mọi người đều có điểm mạnh và điểm yếu. Chúng ta phải hợp tác hòa thuận, thảo luận mọi việc với các anh chị em, bù đắp cho những điểm yếu của nhau để dần làm giảm bớt các sai lầm trong công việc và đạt được nhiều hơn trong bổn phận. Giờ khi thực hiện bổn phận với người khác, tôi có thể thấy rằng họ rất chi tiết trong công việc, và họ thực sự quan tâm đến những người tiếp nhận Phúc Âm tiềm năng. Đây là điểm mạnh mà tôi còn thiếu. Tôi đã học được khá nhiều điều từ họ. Khi thiếu định hướng trong bổn phận, tôi cùng họ tìm kiếm và thảo luận những gì mình nên làm, và ngày càng có kết quả tốt hơn trong công việc. Tạ ơn Đức Chúa Trời! Cá nhân tôi đã cảm nghiệm được rằng điều quan trọng là phải hợp tác với người khác trong bổn phận.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Gác lại việc học hành

Bởi Lâm Nhiên, Trung Quốc Khi em còn nhỏ bố mẹ thường bảo rằng vì nhà không có con trai, chỉ có hai đứa con gái, là em và chị em, nên họ...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger