Tại sao tôi trở nên quá kiêu ngạo và tự cho mình là đúng
Năm 2017, hội thánh sắp xếp cho tôi chăm tưới người mới là người ngoại quốc. Vì tôi có trình độ ngoại ngữ và từng chăm tưới người mới, nên tôi nghĩ việc này sẽ không khó khăn lắm. Nhưng tôi cũng biết rằng làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời không đơn thuần chỉ cần kỹ năng chuyên môn, tôi còn phải hiểu được lẽ thật và hành động theo nguyên tắc. Nên mới đầu, tôi khá là khiêm tốn. Tôi luôn tự nhắc nhở mình cầu nguyện thêm và cậy dựa vào Đức Chúa Trời khi có chuyện, và khi không hiểu điều gì, tôi tham vấn và tìm kiếm cùng người khác. Sau một thời gian, tôi thấy công tác của mình đạt được một số kết quả. Một vài người mới trước đây không hội họp đều đặn giờ bắt đầu tích cực tham gia hơn, thậm chí còn sẵn sàng làm bổn phận. Tôi còn đào tạo một số người mới sau này trở thành lãnh đạo hội thánh và trưởng nhóm. Chuyện này khiến tôi rất đỗi vui mừng và cảm thấy mình có tài trong việc này. Sau đó, ai gặp vấn đề khó nào cũng tìm đến tương giao với tôi, những quan điểm tôi nêu ra thường được áp dụng. Dần dà, tôi bắt đầu đánh giá cao bản thân. Tôi cảm thấy mình là người giỏi nhất trong nhóm, cả về ngoại ngữ lẫn việc chăm tưới, Không lâu sau đó, tôi được bầu làm giám sát, chuyện này càng khiến tôi nghĩ mình có tố chất trí tuệ và năng lực làm việc xuất chúng. Tôi bắt đầu trở nên kiêu ngạo mà chẳng nhận ra. Dù gặp vấn đề gì, tôi cũng cảm thấy nó thật đơn giản, và tôi làm ngay cách mà tôi nghĩ là tốt nhất. Tôi chẳng cầu nguyện và tìm kiếm, chẳng tham vấn với người khác. Có lần có vấn đề nảy sinh trong công tác, chị cộng sự của tôi bảo là muốn tìm kiếm nguyên tắc. Nhưng tôi lại rất khinh thị, cau mày bảo chị ấy: “Nó chỉ là một vấn đề quá đơn giản. Chị chỉ cần suy ngẫm một chút là nghĩ ra ngay. Tìm kiếm nguyên tắc không phải có hơi dư thừa sao?”. Sau đó, chị ấy nói chuyện với tôi rất cẩn trọng. Trong thời gian đó, một số anh chị em cũng nói rằng tôi quá kiêu ngạo, nhưng tôi chẳng hề quan tâm. Tôi cảm thấy mình có hơi kiêu ngạo, nhưng ai mà chẳng có vấn đề. Hơn nữa, người có tố chất trí tuệ sao mà không kiêu ngạo được? Tôi chẳng nghĩ nó là vấn đề lớn. Có lần, tôi muốn một người mới thực hành làm trưởng nhóm. Lãnh đạo của tôi thấy người mới này có đức tin chưa lâu, không có nền tảng, không làm được việc đó. Nghe vậy, tôi rất kháng cự, nghĩ bụng rằng: “Dù anh có là lãnh đạo cũng đâu hiểu người mới này bằng tôi. Nếu tôi cứ bận tâm như anh, khi nào ta mới đào tạo xong những người mới?”. Vậy là tôi tìm đủ mọi lý do để phản bác suy nghĩ của lãnh đạo. Sau đó, người mới đó được đề bạt thẳng làm trưởng nhóm. Không lâu sau, chị ấy bắt đầu cảm thấy việc này quá căng thẳng, chị ấy trở nên tiêu cực và suýt thì từ bỏ bổn phận. Lúc đó, tôi cũng rất buồn. Tôi hối hận vì đã không nghe lời lãnh đạo khuyên. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Nhân vô thập toàn, ai làm bổn phận mà không có sai lệch? Chỉ cần lần sau mình cố gắng hơn”. Sau đó, lãnh đạo cũng phơi bày và xử lý tôi vì kiêu ngạo, nói cứ tiếp tục như vậy sẽ nguy hiểm lắm. Nghe vậy, tôi có hơi khó chịu, nhưng tôi chẳng hề biết mình.
Sau đó, chị Diệp và tôi cùng nhau giám sát công tác của hội thánh. Chị ấy cẩn thận và nghiêm túc trong công việc hơn tôi, tập trung tìm kiếm nguyên tắc của lẽ thật. Khi chúng tôi thảo luận và ra quyết định về công tác, chị ấy tìm hiểu và xác nhận mọi chuyện nhiều lần mới quyết định. Tuy nhiên, tôi nghĩ chị ấy không hiệu quả cho lắm, nên bắt đầu khinh thường chị ấy. Sau đó, tôi tự ra nhiều quyết định và chẳng xem trọng chị ấy chút nào. Có lần, lãnh đạo hội thánh cần mua thêm ít đồ dùng, và vì việc này liên quan đến tiêu dùng của lễ, nên lãnh đạo liên tục bảo tôi phải thảo luận với cộng sự. Tôi hứa sẽ làm, nhưng lại nghĩ: “Mấy việc này đâu khó lắm, mình từng làm rồi. Mình có thể làm một mình. Sao phải cần cộng sự chứ?”. Khi cộng sự của tôi gửi tin nhắn hỏi vài chi tiết trong việc mua đồ, tôi không cần nghĩ mà trả lời ngay là tôi đã thu xếp và chị ấy khỏi cần lo. Kết quả là những món đồ tôi mua không đạt chuẩn, và tiền của lễ bị lãng phí. Lúc đó, tôi hoảng lên. Tôi nhận ra lãng phí của lễ là một vi phạm nặng. Đức Chúa Trời có bao giờ tha thứ cho tôi không? Tôi cảm thấy nặng nề như có khối đá đè lên ngực, không thể nào thở được. Tôi thường khóc thầm, ngày nào cũng buồn sầu và đau đớn. Tình trạng tôi ngày một tệ đi, bổn phận ngày một khó khăn hơn, và tôi không thể thấy rõ nhiều vấn đề.
Rồi lãnh đạo thông công với tôi, phơi bày và xử lý tôi, nói rằng tâm tính của tôi quá kiêu ngạo và tự cho mình là đúng, tôi đã hành động tùy tiện trong bổn phận, đã không cộng tác với người khác, không nghe đề xuất của người khác, nói rằng tôi phù hợp làm giám sát. Sau khi bị cách chức, tôi rất đau khổ. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời “Lạy Đức Chúa Trời, con không biết làm sao con lại đến nông nỗi này. Con biết trong việc con bị cách chức có ý muốn của Ngài, nhưng con không biết căn nguyên thất bại của mình. Xin khai sáng cho con và giúp con phản tỉnh bản thân cho đúng đắn”. Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Một số người không bao giờ tìm kiếm lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Họ chỉ làm theo ý mình, hành động theo tưởng tượng của chính mình, luôn tùy tiện và hấp tấp, và họ đơn thuần không bước đi con đường thực hành lẽ thật. ‘Tùy tiện và hấp tấp’ nghĩa là gì? Có nghĩa là, khi gặp một vấn đề, ngươi hành động theo bất cứ cách nào mình thấy phù hợp, không có quá trình suy nghĩ hay bất kỳ quá trình tìm kiếm nào. Bất cứ ai cũng không thể nói gì khiến ngươi động lòng hay thay đổi suy nghĩ của mình. Ngươi thậm chí không thể chấp nhận khi lẽ thật được thông công với ngươi, ngươi bám lấy ý kiến của riêng mình, không lắng nghe khi người khác nói bất cứ điều gì đúng đắn, tin rằng bản thân ngươi đúng và bám vào ý kiến của riêng mình. Ngay cả khi suy nghĩ của ngươi là đúng, thì ngươi cũng nên xem xét ý kiến của người khác, phải không? Và nếu ngươi không hề làm như vậy, thì chẳng phải đó là tự nên công chính vô cùng tận sao? Không dễ dàng gì để những người tự nên công chính và ương ngạnh vô cùng tận chấp nhận lẽ thật. … Nếu thái độ của ngươi là khăng khăng cố chấp, phủ nhận lẽ thật, bác bỏ những lời đề nghị của bất cứ ai, không tìm kiếm lẽ thật, chỉ tin vào bản thân mình và chỉ làm theo ý ngươi – nếu đây là thái độ của ngươi bất kể những gì Đức Chúa Trời làm hoặc yêu cầu, thì phản ứng của Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời không để ý đến ngươi, Ngài gạt ngươi ra. Chẳng phải ngươi ương ngạnh sao? Chẳng phải ngươi kiêu ngạo sao? Chẳng phải lúc nào ngươi cũng nghĩ rằng mình đúng sao? Nếu ngươi không vâng lời, nếu ngươi không bao giờ tìm kiếm, nếu lòng ngươi hoàn toàn khép kín và chống đối Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ không để ý đến ngươi. Tại sao Đức Chúa Trời không để ý đến ngươi? Bởi vì nếu lòng ngươi đóng chặt với Đức Chúa Trời, thì liệu ngươi có thể tiếp nhận sự khai sáng của Đức Chúa Trời không? Ngươi có thể cảm thấy khi Đức Chúa Trời khiển trách ngươi không? Khi con người cố chấp, khi bản tính Sa-tan và man rợ của họ bộc phát, họ không cảm nhận được bất cứ điều gì Đức Chúa Trời làm, tất cả đều vô ích – vì vậy Đức Chúa Trời không làm những việc vô ích. Nếu ngươi có thái độ ngang ngược ngoan cố kiểu này, tất cả những gì Đức Chúa Trời làm là ẩn đi khỏi ngươi, Đức Chúa Trời sẽ không làm những điều thừa thãi. Khi ngươi ngoan cố chống đối thế này, và khép kín thế này, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ làm điều gì một cách cưỡng bức nơi ngươi, hay ép buộc ngươi bất cứ điều gì, Ngài sẽ không bao giờ cứ cố gắng cảm thúc và khai sáng ngươi, hết lần này đến lần khác – Đức Chúa Trời không hành động theo cách này. Tại sao Đức Chúa Trời không hành động như vậy? Chủ yếu là bởi vì Đức Chúa Trời đã nhìn thấy một loại tâm tính nhất định nơi ngươi, một sự thú tính chán ghét lẽ thật và trơ lỳ với lý trí. Và ngươi có nghĩ rằng người ta có thể điều khiển thú hoang khi thú tính của nó bộc phát không? La hét và gào thét với nó có được gì không? Lý luận với nó hoặc dỗ dành nó thì có ích gì không? Người ta có dám đến gần nó không? Có một cách hay để mô tả điều này: Nó trơ lỳ với lý trí. Khi thú tính của con người bộc phát và họ trơ lỳ với lý trí, thì Đức Chúa Trời sẽ làm gì? Đức Chúa Trời không để ý đến họ. Đức Chúa Trời còn gì để nói với ngươi khi ngươi trơ lỳ với lý trí? Có nói bất cứ điều gì đi nữa cũng vô ích. Và khi Đức Chúa Trời không để ý đến ngươi, thì ngươi được ban phước, hay chịu khổ? Ngươi đạt được một chút lợi ích, hay chịu sự mất mát? Ngươi chắc chắn sẽ chịu sự mất mát. Và ai đã gây ra điều này? (Chúng con đã gây ra.) Ngươi đã gây ra. Không ai ép ngươi phải hành động như vậy, và ấy thế mà ngươi vẫn cảm thấy khó chịu. Chẳng phải ngươi đã tự mình chuốc lấy sao? Đức Chúa Trời không để ý đến ngươi, ngươi không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, có bóng tối trong lòng ngươi, sự sống của ngươi bị tổn hại – và ngươi đã tự mình chuốc lấy điều này, ngươi đáng bị như vậy!” (Phần 3, Lời xuất hiện trong xác thịt – Quyển 2). Lời của Đức Chúa Trời đã phơi bày tình trạng của tôi, nhất là đoạn: “Chẳng phải ngươi ương ngạnh sao? Chẳng phải ngươi kiêu ngạo sao? Chẳng phải lúc nào ngươi cũng nghĩ rằng mình đúng sao? Nếu ngươi không vâng lời, nếu ngươi không bao giờ tìm kiếm, nếu lòng ngươi hoàn toàn khép kín và chống đối Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ không để ý đến ngươi”. “Đức Chúa Trời không để ý đến ngươi, ngươi không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, có bóng tối trong lòng ngươi, sự sống của ngươi bị tổn hại – và ngươi đã tự mình chuốc lấy điều này, ngươi đáng bị như vậy!”. Đoạn này xuyên thấu tâm can tôi, như thể Đức Chúa Trời đang trực tiếp phơi bày tôi. Tôi đã thực hiện bổn phận một cách quá kiêu ngạo và tùy tiện. Vì tôi hiểu ngoại ngữ và có đôi chút hiệu quả trong bổn phận, nên tôi cảm thấy mình có tố chất và năng lực tốt. Khi được chọn làm giám sát, tôi cảm thấy mình rất giỏi giang, nên tôi bắt đầu xem thường và khinh miệt người khác, không xem trọng bất kỳ ai nữa. Khi có vấn đề trong công tác, tôi hiếm khi thảo luận với người khác và cứ muốn gì làm nấy. Khi các anh chị em nêu lên các đề xuất khác biệt, tôi chẳng tiếp nhận những điều đó từ Đức Chúa Trời. Thay vào đó, tôi cứ có thái độ: “Anh chị hiểu rõ chuyện này hơn tôi sao?”. Dù điều người khác nói có đúng, tôi cũng không tiếp nhận. Thay vào đó, tôi chống đối, bác bỏ và tìm đủ mọi cớ để bắt bẻ. Kết quả là chuyện gì cũng làm theo ý tôi, nghĩa là các anh chị em bị kìm hãm. Họ luôn lo ngại về suy nghĩ của tôi và không thể hòa hợp bình thường với tôi. Kể cả như thế, tôi cũng chẳng phản tỉnh. Khi tôi phụ trách công tác của hội thánh, tôi đã hành động tùy tiện không có nguyên tắc, gây lãng phí của lễ. Tâm tính của tôi quá kiêu ngạo. Dù người khác nói gì, tôi cũng chẳng chịu nghe. Tôi thật vô lý, đúng là một con lừa lì lợm. Hành vi và thái độ của tôi bị Đức Chúa Trời khinh ghét, và tôi hoàn toàn không có được công tác của Đức Thánh Linh. Mọi việc tôi làm đã gây nhiễu loạn và gián đoạn. Khi tôi thấy việc ác mình đã làm, tôi không khỏi muốn tự tát mình. Tôi hận mình vì cứ tự cho mình là đúng. Tại sao tôi không thể lắng nghe lời khuyên của người khác? Giờ hậu quả xảy ra rồi, hối hận cũng vô ích.
Sau đó, tôi bắt đầu tập trung phản tỉnh các vấn đề của mình. Khi tìm kiếm, tôi được được một vài đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi hiểu biết mới về bản thân. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Kiêu ngạo và tự nên công chính là tâm tính Sa-tan rõ ràng nhất của con người, và nếu họ không tiếp nhận lẽ thật thì không có cách nào để họ có thể được làm tinh sạch. Con người có tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính, họ luôn tin rằng họ đúng, và trong tất cả những gì họ nghĩ, nói và có ý kiến, họ luôn tin rằng quan điểm và suy nghĩ riêng của họ là đúng, rằng không có điều gì người khác nói là tốt hoặc đúng như những gì họ nói. Họ luôn khăng khăng với ý kiến của mình, không nghe bất cứ điều gì người khác nói; ngay cả khi những gì người khác nói là đúng, và phù hợp với lẽ thật, họ cũng không chấp nhận, họ chỉ có vẻ lắng nghe nhưng không chấp nhận bất cứ điều gì. Khi đến lúc hành động, họ vẫn đi theo cách của riêng của mình; họ luôn nghĩ rằng họ đúng và chính đáng. Ngươi có thể đúng và chính đáng, hoặc ngươi có thể đang làm điều đúng đắn, không có vấn đề gì, nhưng ngươi tỏ lộ tâm tính gì? Chẳng phải đó là kiêu ngạo và tự nên công chính sao? Nếu ngươi không thể bỏ đi tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính này, liệu điều này có ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của ngươi không? Liệu nó có ảnh hưởng đến khả năng đưa lẽ thật vào thực hành của ngươi không? Nếu ngươi không thể giải quyết loại tâm tính kiêu ngạo và tự nên công chính này, ngươi có khả năng gặp phải những thất bại lớn trong tương lai không? Chắn chắc là ngươi có khả năng như vậy, điều này là không thể tránh khỏi. Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy những điều được thể hiện nơi con người không? Ngài có thể nhìn thấy, cực kỳ rõ; Đức Chúa Trời không chỉ khảo sát bản chất sâu thẳm bên trong của con người, mà còn luôn theo dõi mọi lời nói và hành động của họ. Và Đức Chúa Trời sẽ nói gì khi Ngài thấy những điều này thể hiện nơi ngươi? Đức Chúa Trời sẽ nói: ‘Ngươi là kẻ cố chấp! Khăng khăng theo ý mình khi không biết mình sai là chuyện có thể hiểu được, nhưng nếu ngươi vẫn khăng khăng theo ý mình khi biết rõ mình sai và không chịu ăn năn hối cải thì ngươi là một tên ngu ngục cứng đầu, và ngươi đang gặp rắc rối. Nếu, cho dù đó là lời đề nghị của ai, ngươi cũng phản ứng với thái độ tiêu cực và chống đối, và không hề chấp nhận lẽ thật – nếu trong lòng ngươi không có gì khác ngoài sự chống đối, bảo thủ, cự tuyệt – thì ngươi thật lố bịch, một kẻ ngu ngốc ngớ ngẩn! Ngươi quá khó xử lý’. Điều gì khó xử lý ở ngươi? Điều khó khăn đối với ngươi là hành vi của ngươi không phải là một cách làm sai hoặc một kiểu ứng xử sai, mà đúng hơn là nó phơi bày một kiểu tâm tính nào đó. Nó phơi bày kiểu tâm tính gì? Ngươi chán ghét lẽ thật và căm ghét lẽ thật. Một khi ngươi bị xác định là căm ghét lẽ thật, thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi gặp rắc rối rồi; Đức Chúa Trời cự tuyệt ngươi, và không để ý đến ngươi. … Một người căm ghét lẽ thật sẽ căm ghét Đức Chúa Trời trong lòng. Tại sao Ta nói họ căm ghét Đức Chúa Trời? Người này có rủa sả Đức Chúa Trời không? Họ có chống đối Ngài trước mặt Ngài không? Họ có xét đoán hay lên án Ngài sau lưng Ngài không? Không hẳn. Vậy tại sao người ta nói rằng phơi bày một tâm tính như vậy – một tâm tính căm ghét lẽ thật – là căm ghét Đức Chúa Trời? Đây không phải là chuyện bé xé ra to; đây là thực tế. Giống như những người Pha-ri-si giả hình đóng đinh Đức Chúa Jêsus vào cây thập tự vì họ căm ghét lẽ thật, những hậu quả khi điều này diễn ra rất thảm khốc. Nói thế nghĩa là, khi một người có tâm tính chán ghét lẽ thật và thù nghịch lẽ thật, thì họ có khả năng phơi bày loại tâm tính này mọi lúc mọi nơi, và nếu họ tiếp tục sống trong tình trạng phụ thuộc vào nó, thì họ sẽ chống đối hay sẽ không chống đối Đức Chúa Trời? Khi họ gặp một vấn đề liên quan đến lẽ thật, liên quan đến những lựa chọn họ phải đưa ra, nếu họ không thể chấp nhận lẽ thật mà cứ sống trong tình trạng dựa vào tâm tính bại hoại của mình, thì họ đương nhiên sẽ chống đối Đức Chúa Trời và phản bội Ngài. Đó là bởi vì loại tâm tính bại hoại này không gì khác hơn là một tâm tính căm ghét Đức Chúa Trời và lẽ thật” (“Nếu ngươi không thể luôn sống trước Đức Chúa Trời thì ngươi là kẻ chẳng tin” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Chỉ sau khi đọc những lời của Đức Chúa Trời, tôi mới nhận ra rằng tâm tính của tôi không chỉ là kiêu ngạo, cái nghiêm trọng hơn nữa là tôi chán lẽ thật, ghét lẽ thật, và ghét Đức Chúa Trời. Quá nhiều anh chị em đã khuyên tôi, lãnh đạo đã xử lý và tỉa sửa tôi, nhưng tôi cứ trơ ra và không hề phản tỉnh chút nào. Nhiều lần, Đức Chúa Trời dùng sự thật để bẻ lại tôi, cho tôi thấy điều tôi nhất quyết là sai. Tôi chỉ toàn gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác, thế mà tôi chẳng phản tỉnh bản thân, cứ làm theo cách của mình. Nhiều lúc, khi các anh chị em khuyên nhủ, rõ ràng tôi thấy họ nói đúng và phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, nhưng tôi vẫn không vâng phục, tôi bác bỏ, ngoan cố đến cực cùng. Chẳng phải đây là tâm tính Sa-tan chán ghét lẽ thật sao? Đức Chúa Trời phán: “Một khi ngươi bị xác định là căm ghét lẽ thật, thì trong mắt Đức Chúa Trời, ngươi gặp rắc rối rồi”. “Một người căm ghét lẽ thật sẽ căm ghét Đức Chúa Trời trong lòng”. Điều này càng làm tôi đau buồn hơn nữa. Tâm tính Đức Chúa Trời là công chính và thánh khiết, thái độ của Đức Chúa Trời với con người dựa trên thái độ của chúng ta với lẽ thật và Ngài. Lẽ thật là điều mà Đức Chúa Trời bày tỏ, nhưng tôi lại thể hiện tâm tính chán ghét lẽ thật. Như thế chẳng phải là ghét Đức Chúa Trời sao? Dù tâm tính bại hoại của một người có thế nào, miễn họ có thể tiếp nhận lẽ thật, không gì là không thể khắc phục được, và họ đều có cơ hội thay đổi và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Nhưng nếu thực chất bản tính của một người là chán ghét lẽ thật, thì họ là địch thù của Đức Chúa Trời. Địch thù của Đức Chúa Trời làm sao mà được cứu rỗi chứ? Tôi nghĩ về mọi kẻ địch lại Đấng Christ đã bị khai trừ khỏi hội thánh. Chính là vị họ thù ghét và không tiếp nhận lẽ thật chút nào, cuối cùng họ bị vạch trần và loại bỏ.
Tôi rất lo sợ, và suốt thời gian dài sau đó, tôi cứ tự trách mình. Mỗi lần nghĩ đến thiệt hại tôi gây ra trong công tác, lòng tôi lại đau như bị dao đâm thâu, nên tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, thất bại này thật quá đau đớn với côn, nhưng không có thất bại như thế, con sẽ chẳng biết tâm tính bại hoại của mình nghiêm trọng đến vậy, lại càng không biết con đang ở bên bờ vực nguy hiểm. Con không muốn sống theo tâm tính bại hoại nữa. Xin Ngài dẫn dắt con làm người biết tiếp nhận lẽ thật và có thể tập trung thực hành lẽ thật trong bổn phận của con sau này”.
Sau đó, tôi thường tự vấn: “Điều gì khiến mình kiêu ngạo đến thế? Làm sao mình giải quyết được tâm tính bại hoại này?”. Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời đã đột ngột khai sáng cho tôi. Lời Đức Chúa Trời phán: “Những người có ân tứ và tài năng đặc biệt nghĩ rằng họ rất tài giỏi, rằng họ hiểu mọi thứ – nhưng họ không biết rằng các ân tứ và tài năng đặc biệt không đại diện cho lẽ thật, rằng những thứ này không có liên hệ gì với lẽ thật. Suy nghĩ và ý kiến của những người mà hành vi của họ được quyết định bởi những ân tứ và trí tưởng tượng của họ thường trái ngược với lẽ thật – nhưng họ không thể thấy được điều này, họ vẫn nghĩ rằng: ‘Hãy nhìn xem tôi thông minh đến mức nào; Tôi đã đưa ra những lựa chọn thông minh như thế! Những quyết định sáng suốt như thế! Không ai trong số các bạn có thể sánh được với tôi’. Họ mãi mãi sống trong trạng thái vị kỷ và tự tôn. Thật khó để họ lắng lòng và suy ngẫm về việc Đức Chúa Trời yêu cầu họ những gì, lẽ thật là gì và nguyên tắc của lẽ thật là gì. Thật khó để họ hiểu lẽ thật, và mặc dù họ thực hiện bổn phận nhưng họ không thể thực hành lẽ thật, và vì vậy, họ cũng rất khó bước vào hiện thực của lẽ thật” (“Chính xác thì mọi người đã và đang dựa vào điều gì để sống” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Liệu ngươi có nói thật khó khăn để thực hiện đầy đủ bổn phận của một người không? Thực ra, điều đó không khó; mọi người chỉ cần có thể có một thái độ khiêm nhường, sở hữu một chút ý thức và chọn một vị trí thích hợp. Cho dù ngươi có trình độ học vấn như thế nào, ngươi đã giành được những giải thưởng gì, hoặc ngươi đã thành tựu được bao nhiêu, và cho dù địa vị và thứ hạng của ngươi có thể cao đến đâu, thì ngươi cũng phải buông bỏ hết thảy những điều này – ngươi phải thôi nghĩ mình giỏi hơn người khác – toàn bộ những điều này không có giá trị gì cả. Trong nhà Đức Chúa Trời, dù những sự vẻ vang này có tuyệt vời đến cỡ nào, thì chúng cũng không thể cao hơn lẽ thật; bởi những thứ bề ngoài này không phải là lẽ thật và không thể thay thế lẽ thật. Ngươi phải rõ về vấn đề này. Nếu ngươi nói rằng: ‘Tôi rất có khiếu, tôi có đầu óc rất nhạy bén, tôi có phản xạ nhanh, tôi là người học hỏi nhanh và tôi có một trí nhớ cực kỳ tốt, do đó tôi đủ tư cách đưa ra quyết định sau cùng’. Nếu ngươi luôn sử dụng những thứ này làm vốn liếng, và xem chúng là quý giá và tích cực, thì đây là rắc rối; nếu lòng ngươi bị những thứ này chiếm đóng, nếu chúng đã bén rễ trong lòng ngươi, thì ngươi sẽ khó tiếp nhận lẽ thật – và hậu quả của điều đó là không tưởng. Vì vậy, trước tiên ngươi phải buông bỏ và phủ nhận những điều mà ngươi yêu thích, những điều có vẻ tốt đẹp, quý giá đối với ngươi. Những thứ đó không phải là lẽ thật; thay vào đó, chúng có thể ngăn ngươi bước vào lẽ thật” (“Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng giúp tôi hiểu ra rằng tôi quá kiêu ngạo và không thể tiếp nhận lẽ thật vì một lý do nữa là tôi luôn sống theo ân tứ của mình. Vì tôi biết ngoại ngữ và có kinh nghiệm công tác, và nhìn bên ngoài thì tôi có tố chất trí tuệ, có thể xử lý được các vấn đề trong công việc, tôi xem những ân tứ này là vốn liếng, không hề tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật và ý muốn của Đức Chúa Trời, đối xử với các anh chị em bằng sự coi thường và khinh thị, không hề nghe đề xuất của họ. Tôi xem ân tứ của mình cao hơn tất cả, sống trong tình trạng tự cao, ngày càng kiêu ngạo, và mù quáng tin vào bản thân như thể tôi không bao giờ sai, nhưng hết lần này đến lần khác, sự thật đã phơi bày rằng ý tưởng của tôi không tương hợp với nguyên tắc lẽ thật chút nào. Chúng đều sai lầm. Trong lúc đó, một số anh chị em bề ngoài bình thường và không có ân tứ, nhưng trong bổn phận, họ có thể tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật một cách thực tế, có thể thấy được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời nơi họ, và họ có thể đạt được kết quả tốt trong bổn phận. Sự thật cho tôi thấy rằng có ân tứ không có nghĩa là hiểu lẽ thật. Nếu chúng ta làm bổn phận mà không tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, và chỉ sống theo ân tứ của mình, thì chỉ có thể ngày càng thêm kiêu ngạo, đánh mất nhân tính và lý trí, bất tri bất giác chống đối Đức Chúa Trời. Để giải quyết tận gốc tâm tính kiêu ngạo, chúng ta phải buông bỏ cái vốn này, rồi học cách chối bỏ bản thân và tìm kiếm lẽ thật.
Sau đó, tôi tập trung vào việc thực hành như thế, nhưng khi gặp vấn đề và muốn nhờ các anh chị em giúp đỡ, nội tâm tôi vẫn cứ đấu tranh. Tôi cảm thấy ý tưởng của mình phù hợp, hỏi mọi người chỉ là việc thừa thãi. Tôi lo mình sẽ bị người khác xem thường vì việc đơn giản thế này mà cũng không làm được, nhưng khi nghĩ đến những vi phạm của mình lúc trước vì quá tin tưởng vào bản thân, tôi lại thấy hơi sợ, không dám bám vào ý tưởng riêng của mình nữa. Tôi đã có thể buông bỏ bản thân và thảo luận với mọi người. Không lâu sau, các anh chị em thấy tôi có hiểu mình và thay đổi đôi chút, nên tôi lại được bầu làm lãnh đạo hội thánh. Một lần nọ, hội thánh khuyết mất một chấp sự phúc âm. Tôi thấy chị Lý tích cực trong việc rao giảng phúc âm và hăng hái thông công khi hội họp, nên trong lòng tôi đã quyết định chị ấy là ứng viên hoàn hảo. Vừa lúc đó, chị cộng nhắc nhở tôi rằng bầu chấp sự trong hội thánh không phải là việc vặt, và tôi nên nhờ lãnh đạo hỗ trợ. Khi thấy vẻ e dè của chị ấy, tôi nghĩ: “Chị Lý luôn tích cực loan truyền phúc âm. Ngoài chị lý ra, có ứng viên nào phù hợp hơn sao? Hơn nữa, việc đề bạt chỉ là cơ hội để thực hành, nên nếu chị ấy không phù hợp, ta có thể thuyên chuyển đi. Sao tôi cần xin ý kiến lãnh đạo làm gì?”. Ngay khi vừa có ý chống đối, tôi đã nghĩ đến những lời của Đức Chúa Trời: “Ngay cả khi suy nghĩ của ngươi là đúng, thì ngươi cũng nên xem xét ý kiến của người khác, phải không? Và nếu ngươi không hề làm như vậy, thì chẳng phải đó là tự nên công chính vô cùng tận sao?”. Phải, vì chị ấy không chắc chắn, nên tôi phải tìm kiếm xem sao. Trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu, bất cứ khi nào ngươi có ý tưởng hay quan điểm, ngươi mù quáng khẳng định rằng đó là đúng, và là điều phải làm, thì ngươi đang kiêu ngạo và tự nên công chính. Nếu ngươi có ý tưởng hay quan điểm mà ngươi cảm thấy là đúng, nhưng ngươi không hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, và ngươi có thể xác minh bằng cách tìm kiếm và thông công, thì đây không phải là tự nên công chính. Có được sự đồng ý và chấp thuận của mọi người trước khi thực hiện là cách hợp lý để hành động” (“Nếu ngươi không thể luôn sống trước Đức Chúa Trời thì ngươi là kẻ chẳng tin” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Những lời của Đức Chúa Trời khiến tôi hiểu ra rằng kể cả khi ta nghĩ mình đúng, ta cũng phải học cách buông bỏ bản thân và tìm kiếm lẽ thật. Chỉ với thái độ này, ta mới đạt được sự khai sáng của Đức Thánh Linh và thực hiện bổn phận ngày càng tốt hơn. Nếu ta cứ kiêu ngạo bám vào bản thân và khinh rẻ lời nhắc nhở của người khác, nếu ta không buông bỏ bản thân và tìm kiếm lẽ thật, ta không thể nhận được sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Nghĩ như thế, sự chống đối trong lòng tôi dần tan biến. Sau đó, tôi đã cầu nguyện, giao phó việc này trong tay Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi. Và nếu chị Lý không phù hợp, tôi xin Ngài đưa đến con người, sự việc để cho tôi thấy ra. Đồng thời, tôi cũng tìm kiếm nguyên tắc bầu chọn và đề bạt nhân sự. Vài ngày sau, từ một người quen chị Lý, tôi biết được rằng dù chị lý có vẻ rất tích cực, nhưng chị ấy chỉ thể hiện bề ngoài, thực chất thì thường lười biếng và gian xảo, làm qua loa, gặp khó khăn thì thu mình, nên giờ vẫn chưa có lối vào. Theo nguyên tắc, chị ấy không phù hợp làm chấp sự phúc âm. Khi nghe thế, tôi mừng là đã không khư khư làm theo ý mình. Nếu không, việc dùng người không phù hợp hẳn đã gây cản trở công tác phúc âm rồi. Đây chính là sự bảo vệ của Đức Chúa Trời. Tôi vô cùng cảm tạ sự dẫn dắt của lời Đức Chúa Trời. Tôi thấy rằng nhờ thực hành lẽ thật và tiếp nhận lời khuyên của người khác, tôi có thể tránh được các vấn đề và sai lệch trong bổn phận, lòng tôi còn được bình an. Giờ tôi thấy rất hổ thẹn khi nghĩ về sự kiêu ngạo trước đây của mình. Không có sự phán xét và hành phạt của lời Đức Chúa Trời, không có sự tỉa sửa, xử lý, hành phạt và sửa dạy nghiêm khắc, thì chẳng bao giờ tôi phản tỉnh bản thân, và chẳng bao giờ biết chối bỏ bản thân và tiếp nhận lời khuyên của người khác. Giờ tôi khiêm tốn hơn, có thể thảo luận và tìm kiếm với các anh chị em khi có vấn đề. Chút thay đổi này chính là nhờ lời và công tác của Đức Chúa Trời. Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời từ đáy lòng.
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?