Giải phóng tâm linh

16/10/2020

Bởi Trịnh Hân, Hoa Kỳ

Vào tháng 10 năm 2016, vợ chồng tôi chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt khi đang ở nước ngoài. Vài tháng sau, Chị Vương, người chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời cùng tôi, đã tiến bộ nhanh chóng. Tôi nhớ, hồi đó, mọi người đều khen chị ấy có tố chất. Còn nhớ, sau một cuộc họp, tôi nghe Chị Lâm nói, “Những điều Chị Vương thông công hôm nay, về sự chấp nhận và hiểu lời của Đức Chúa Trời, được nói ra từ tâm can. Những gì chị ấy nói cũng có chút sự sáng, rất có ích cho tôi”. Thật ra, lúc đầu, nghe mọi người nói điều này, tôi cảm thấy khá ghen tị với chị ấy. Nhưng một lúc sau, tôi bắt đầu cảm thấy bất bình: Sao mọi người đều khen ngợi chị ấy mà không khen tôi? Chẳng lẽ tôi chưa chín chắn? Có gì không ổn với lời thông công của tôi ư? Dần dần, tôi không chấp nhận việc chị ấy tốt hơn tôi, và bắt đầu bí mật chống lại chị ấy. Tôi nghĩ, chị có thể thông công về lời của Đức Chúa Trời, tôi cũng vậy. Sẽ có ngày tôi vượt chị. Tôi sẽ giữ lại sự hiểu biết và tri thức mà tôi tiếp nhận từ lời của Đức Chúa Trời và chỉ chia sẻ trong các cuộc họp. Như thế, mọi người sẽ thấy sự thông công của tôi cũng khá tốt và thực tế.

Thời gian sau đó, tôi viết vào một cuốn sổ mọi điều mình nhận thức được từ lời của Đức Chúa Trời. Khi đến cuộc họp, tôi phải suy ngẫm cẩn thận, xem làm thế nào để chia sẻ khi thông công một cách rõ ràng, mạch lạc và có trật tự như Chị Vương. Nhưng vì lý do nào đó, càng cố gắng thể hiện trước mặt các anh chị em, tôi càng biến mình thành kẻ ngốc. Đến lượt tôi thông công, tâm trí tôi bỗng trống rỗng hoặc lời nói cứ lộn xộn như mớ bòng bong. Tôi không thể nói rõ những điều muốn nói. Cuộc họp kết thúc, tôi rất xấu hổ. Một ngày, sau khi về nhà, tôi nói với chồng, “Cứ nghe sự thông công của Chị Vương làm sáng tỏ lời Đức Chúa Trời trong các cuộc họp, em lại cảm thấy rất khó chịu…” Nhưng tôi chưa kịp nói xong, chồng đã lườm tôi và nói với vẻ nghiêm túc, “Sự thông công của Chị Vương có sự sáng và hữu ích cho chúng ta. Chúng ta nên tạ ơn Đức Chúa Trời vì điều này. Sự khó chịu mà em cảm thấy không phải là tâm đố kỵ sao?” Lời nói của anh ấy như cái tát vào mặt tôi. Tôi lập tức lắc đầu phủ nhận: “Không, không phải vậy. Em không thế”. Chồng tôi tiếp tục, “Các anh chị em đều thọ ích từ sự thông công của Chị Vương, nhưng em lại cảm thấy không thoải mái. Điều đó có nghĩa là em đố kỵ vì chị ấy có khả năng hơn em, phải không?” Nghe điều này làm tôi cảm thấy khó chịu hơn nữa. Lẽ nào tôi lại đố kỵ như thế? Tôi nói với anh ấy, “Đừng nói nữa. Để em bình tĩnh, em suy nghĩ chút”. Sau đó, anh ấy kể với Chị Lưu trong hội thánh về những gì xảy ra với tôi, hy vọng chị ấy sẽ giúp tôi. Nghe tin này, tôi đã trách mắng anh ấy: “Sao anh có thể nói chuyện với chị ấy mà không hỏi em trước? Nếu chị ấy kể với mọi người, họ sẽ coi em như thế nào?” Càng nghĩ, tôi càng buồn. Tôi đã lặng lẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ơi! Xin hãy hướng dẫn con. Xin hãy giúp con”.

Ngày hôm sau, tôi suy nghĩ về những gì mình đã bộc lộ trong khoảng thời gian đó. Thông thường, khi đọc lời của Đức Chúa Trời, tôi giữ sự sáng nhận được cho riêng mình, và sau đó chia sẻ trong các cuộc họp. Đây thực sự chỉ là lòng khao khát nói về những điều mà người khác không biết để các anh chị em đề cao tôi hơn. Khi thấy Chị Vương có sự sáng trong khi thông công, tôi luôn khó chịu và muốn vượt qua chị ấy. Tôi từng nghĩ mình thực sự dễ dãi với người khác và không bao giờ làm ầm ĩ về những điều nhỏ nhặt, rằng tôi là người có tấm lòng giản đơn. Nhưng bây giờ hóa ra tôi lại đố kỵ với người khác, thậm chí còn âm thầm chống lại và cạnh tranh với họ. Sao tôi lại là người như vậy? Tôi gọi điện thoại cho một chị và hỏi: “Chị có bao giờ cảm thấy đố kỵ trong những buổi họp khi lời thông công của anh chị em khác có sự sáng về lời Đức Chúa Trời không?” Chị ấy trả lời: “Không, tôi không thế. Nếu các anh chị em có sự sáng trong lời thông công, điều đó giúp ích cho tôi. Tôi rất hạnh phúc, và rất thích thú!” Nghe chị ấy nói, tôi càng cảm thấy tệ hơn. Tôi cảm thấy rõ mình thật đố kỵ. Không ai đố kỵ với chị ấy; chỉ có tôi thôi. Sống trong tình trạng như vậy, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi thưa với Ngài: “Đức Chúa Trời ơi! Con không muốn đố kỵ, nhưng mỗi khi nghe mối thông công tuyệt vời của chị ấy, con lại vô thức cảm thấy đố kỵ. Đức Chúa Trời ơi! Con không biết phải làm gì. Xin Ngài hãy dẫn dắt con từ bỏ sự đố kỵ này”.

Sau đó, Chị Lưu trong hội thánh đến gặp tôi. Chị ấy thông công về tình trạng của tôi, và đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời. “Một số người luôn sợ rằng những người khác sẽ giành mất sự chú ý của mọi người và vượt qua họ, có được sự công nhận trong khi chính họ bị thờ ơ. Điều này dẫn họ đến công kích và loại trừ những người khác. Đây không phải là một trường hợp ghen tị với những người có khả năng hơn họ sao? Hành vi như vậy chẳng phải là ích kỷ và đê tiện hay sao? Đây là loại tâm tính gì? Thật là hiểm độc! Chỉ nghĩ về bản thân, chỉ thỏa mãn những tham muốn của bản thân, không quan tâm đến bổn phận của người khác, và chỉ nghĩ về lợi ích của chính mình chứ không phải lợi ích của nhà Đức Chúa Trời – những người như thế này có tâm tính xấu và Đức Chúa Trời không có tình yêu với họ(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi nghe những lời này của Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy đây đúng là tình trạng của tôi. Sự thông công của Chị Vương về lời Đức Chúa Trời đã khai sáng, nhưng tôi không cố gắng hiểu lẽ thật hay tìm một đường lối thực hành dựa trên những gì chị ấy nói. Trái lại, tôi cảm thấy đố kỵ với chị ấy. Khi sự thông công của chính tôi không tốt, tôi không thể thể hiện mà thay vào đó lại tự sỉ nhục mình, tâm trí tôi rơi vào một vòng xoáy, tôi rất chán nản và buồn bã. Tôi vô cùng lo sợ rằng các anh chị em sẽ coi thường mình. Tôi thật ích kỷ và đáng khinh, tôi chỉ nghĩ làm sao mình nổi bật lên. Nhưng tôi không thể chịu được cảnh ai đó làm tốt hơn mình. Thế không phải là tâm đố kỵ và ghen tức sao? Không có chút nhân tính bình thường nào! Nghĩ lại, tôi cũng từng như vậy trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Khi giao tiếp với bạn bè, người thân, hàng xóm và đồng nghiệp, tôi lúc nào cũng muốn người khác nói tốt về mình. Đôi khi, một đồng nghiệp khen ngợi công việc của người khác trước mặt tôi, tôi cảm thấy không thoải mái. Để người khác khen ngợi, tôi cống hiến hết mình cho công việc. Tôi rất vui khi làm điều đó dù khó khăn hay mệt mỏi thế nào. Tôi không ý thức được, chỉ nghĩ đó như một khát khao thăng tiến. Mãi đến bây giờ tôi mới nhận ra đó là những biểu hiện của tâm tính sa-tan bại hoại. Sau đó, tôi thường đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Ngài về những khó khăn. Trong các cuộc họp, tôi tập trung vào việc làm dịu lòng mình và lắng nghe sự thông công của người khác. Khi đến lượt mình thông công, tôi không còn nghĩ làm sao để thông công tốt hơn Chị Vương. Thay vào đó, tôi bình tâm suy ngẫm lời Đức Chúa Trời và chia sẻ trong mối thông công về những hiểu biết của mình. Khi thực hành như vậy, tôi cảm thấy thoải mái và tự do hơn rất nhiều.

Sau một thời gian, tôi cảm thấy lòng đố kỵ của mình đã giảm xuống, nhưng tâm tính sa-tan bại hoại thực sự hằn sâu, và bộc lộ ra khi có hoàn cảnh thích hợp. Sau đó, trong vài cuộc họp, cứ thấy các anh chị em khác ca ngợi sự thông công của Chị Vương, tôi lại cảm thấy đố kỵ. Sau đó, tôi thấy giữa tôi và chị ấy có một khoảng cách. Tuy nhiên, sống trong tình trạng đó, tôi không dám mở lòng với người khác. Tôi sợ rằng nếu làm thế, họ sẽ coi thường mình. Vì vậy, trong nhiều cuộc họp, tôi cảm thấy rất ức chế.

Một buổi tối, Chị Lưu gọi cho tôi. Vẻ lo lắng, chị hỏi tôi gần đây có gặp khó khăn gì không. Tôi trả lời một cách mơ hồ, “Tôi quá bại hoại ư? Liệu Đức Chúa Trời có cứu rỗi một người như tôi không?” Sợ chị ấy coi thường, tôi không nói gì thêm. Sau đó, Chị Lưu đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời soi sáng tình trạng của tôi: “Khi một số người nghe nói rằng để trở thành một người trung thực, người ta phải cởi mở và phơi bày bản thân, họ nói: ‘Thật khó để có thể trung thực. Tôi có phải nói mọi thứ tôi nghĩ cho người khác không? Chẳng lẽ tương giao những điều tích cực còn chưa đủ sao? Tôi không cần nói với người khác về mặt tối hoặc hư hoại của mình, phải không?’ Nếu ngươi không nói với người khác những điều này, và không mổ xẻ bản thân, thì ngươi sẽ không bao giờ biết bản thân; ngươi sẽ không bao giờ nhận ra ngươi là loại người gì, và người khác sẽ không bao giờ có thể tin tưởng ngươi. Đây là sự thật. Nếu ngươi muốn người khác tin tưởng mình, trước tiên ngươi phải trung thực. Là một người trung thực, trước tiên, ngươi phải giãi bày lòng mình để mọi người có thể nhìn vào nó, nhìn thấy tất cả những gì ngươi đang suy nghĩ, và thoáng thấy bộ mặt thật của ngươi; ngươi không được cố ngụy trang hay ngụy tạo bản thân để trông tốt đẹp. Chỉ khi đó mọi người mới tin tưởng ngươi và xem ngươi là trung thực. Đây là thực hành cơ bản nhất, và là điều kiện tiên quyết của việc được nên một người trung thực(“Sự thực hành cơ bản nhất của việc được nên một người trung thực” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc những lời đó của Đức Chúa Trời, chị ấy thông công với tôi: “Chúng ta phải cởi mở và thông công để tìm kiếm lẽ thật, đây là một cách để giải phóng tâm linh. Đó cũng là một cách để thực hành lẽ thật và làm người trung thực. Như thế, chúng ta có thể được các anh chị em giúp đỡ. Điều này giúp hóa giải tâm tính bại hoại nhanh hơn, và cho chúng ta cảm giác giải thoát. Nếu không sẵn lòng vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ dễ rơi vào mánh khóe của Sa-tan và cuộc sống của chúng ta sẽ chịu tổn thất”. Sau khi nghe sự thông công của Chị Lưu, tôi lấy hết can đảm nói với chị ấy về điều mình đã trải qua. Sau đó, Chị Lưu đọc một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời: “Những người Đức Chúa Trời cứu rỗi là những người đã bị Sa-tan làm cho hư hoại và vì thế đã trở nên có tâm tính hư hoại. Họ không phải là những người hoàn hảo mà không chút khiếm khuyết, họ cũng không phải là người sống xa rời mọi người. Đối với một số người, ngay khi sự hư hoại của họ bị phơi bày, họ vẫn nghĩ: ‘Lại lần nữa, tôi vừa chống đối lại Đức Chúa Trời; tôi đã tin vào Ngài trong rất nhiều năm, nhưng tôi vẫn chưa thay đổi. Đức Chúa Trời chắc chắn không muốn tôi nữa!’ Đây là loại thái độ gì vậy? Họ đã mất niềm tin vào bản thân và nghĩ rằng Đức Chúa Trời không muốn họ nữa. Đây chẳng phải là một trường hợp hiểu lầm Đức Chúa Trời sao? Khi ngươi tiêu cực đến thế, sẽ dễ dàng nhất cho Sa-tan tìm thấy điểm yếu của ngươi, và một khi nó đã thành công, hậu quả là không thể tưởng tượng được. Do đó, cho dù ngươi có gặp khó khăn đến mức nào hoặc cảm thấy tiêu cực như thế nào, ngươi không bao giờ được bỏ cuộc! Trong khi đời sống của mọi người đang phát triển và trong khi họ đang được cứu rỗi, đôi khi họ đi sai đường hoặc lạc lối. Họ có lúc bộc lộ một số trạng thái và hành vi non nớt trong cuộc sống của mình, hoặc đôi khi trở nên yếu đuối và tiêu cực, nói những điều sai trái, trượt ngã, hoặc chịu thất bại. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, những điều như vậy hoàn toàn bình thường, và Ngài sẽ không quan trọng hóa lên với họ(“Bước vào sự sống là điều quan trọng nhất đối với đức tin vào Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Chị ấy chia sẻ mối thông công này với tôi: “Tất cả chúng ta đã bị Sa-tan làm bại hoại trầm trọng. Chúng ta kiêu ngạo, xảo quyệt, xấu xa và độc ác. Những tâm tính sa-tan này cố thủ sâu sắc trong tất cả chúng ta, thậm chí đã trở thành bản tính. Vì lý do này, hành vi và thái độ của chúng ta thường bộc lộ sự bại hoại. Tôi từng rất khó chịu về điều này: Tôi đã có chút hiểu biết về tâm tính bại hoại và cảm thấy ăn năn sau khi bộc lộ. Tại sao tôi lại phạm phải điều đó? Sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi cũng nhận ra, tâm tính sa-tan của tôi thực sự nghiêm trọng. Tôi hiểu rằng sự thay đổi của tâm tính không thể diễn ra sau một đêm. Mọi người không thể thay đổi sau khi mới có chút tự nhận thức. Nếu không có sự phán xét và hình phạt lâu dài của lời Đức Chúa Trời, không bị tỉa sửa và xử lý, không qua thử luyện và tinh luyện, thì không thể thật sự thay đổi. Mục đích của việc Đức Chúa Trời đến thực hiện sự phán xét và hình phạt là để làm tinh sạch và thay đổi chúng ta. Ngài biết Sa-tan đã làm chúng ta bại hoại trầm trọng thế nào. Ngài biết vóc giạc của chúng ta và những khó khăn chúng ta gặp phải khi cố gắng thay đổi tâm tính của mình, vì vậy, Ngài tha thứ và kiên nhẫn với những người theo đuổi lẽ thật. Đức Chúa Trời hy vọng chúng ta quyết tâm theo đuổi lẽ thật và hết lòng tìm cách thay đổi tâm tính của mình. Vì vậy, chúng ta phải đối xử với bản thân một cách đúng đắn. Chúng ta phải ăn uống lời Đức Chúa Trời nhiều hơn, chấp nhận sự phán xét và hình phạt, phản bội xác thịt và đưa lẽ thật vào thực hành. Rồi một ngày, tâm tính bại hoại của chúng ta chắc chắn sẽ thay đổi”.

Sau đó chúng tôi đọc một đoạn khác của lời Đức Chúa Trời: “Ngay khi động chạm đến vị trí, thể diện, hay danh tiếng, lòng mọi người đều trào dâng hy vọng, và mỗi người các ngươi luôn muốn nổi bật, nổi tiếng, và được công nhận. Mọi người đều không sẵn lòng nhượng bộ, thay vào đó, luôn muốn tranh giành – mặc dù tranh giành là đáng xấu hổ và không được phép trong nhà Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, không có tranh giành, ngươi vẫn không hài lòng. Khi ngươi thấy ai đó nổi bật, ngươi cảm thấy ghen tị, ganh ghét, và rằng điều đó thật bất công. ‘Tại sao tôi không thể nổi bật? Tại sao luôn luôn là người đó nổi bật, mà không bao giờ đến lượt tôi?’ Sau đó ngươi cảm thấy đôi chút oán giận. Ngươi cố kìm nén nó, nhưng ngươi không thể. Ngươi cầu Đức Chúa Trời và cảm thấy tốt hơn một lúc, nhưng sau đó ngay khi ngươi gặp lại tình huống kiểu này, ngươi không thể vượt qua nó. Chẳng phải điều này thể hiện một vóc giạc chưa chín chắn sao? Việc một người rơi vào những tình trạng như vậy chẳng phải là một cái bẫy sao? Đây là những xiềng xích của bản tính hư hoại của Sa-tan trói buộc con người. … Ngươi phải học cách buông bỏ và gạt những thứ này sang một bên, để tiến cử người khác và cho phép họ nổi bật. Đừng đấu tranh hoặc vội vàng tận dụng thời cơ để nổi bật hoặc đạt được sự vinh hiển. Ngươi phải học cách lùi lại, nhưng không được trì hoãn việc thực hiện bổn phận của mình. Hãy là một người làm việc trong thầm lặng, và là người không khoe khoang với người khác trong khi ngươi trung thành thực hiện bổn phận của mình. Ngươi càng buông bỏ thanh thế và địa vị của mình, và ngươi càng buông bỏ lợi ích của bản thân mình, thì ngươi sẽ càng trở nên bình yên, và càng có nhiều không gian sẽ mở ra trong lòng ngươi và tình trạng của ngươi sẽ được cải thiện. Ngươi càng đấu tranh và cạnh tranh, tình trạng của ngươi sẽ càng tối tăm hơn. Nếu ngươi không tin điều đó, hãy thử xem! Nếu ngươi muốn xoay chuyển loại tình trạng này, và không bị kiểm soát bởi những điều này, thì trước tiên ngươi phải gạt chúng sang một bên và từ bỏ chúng. Nếu không, ngươi càng đấu tranh, bóng tối sẽ càng bao vây ngươi, và ngươi sẽ càng cảm thấy ghen tị và ganh ghét, và tham muốn đạt được của ngươi sẽ chỉ trở nên càng mạnh mẽ hơn. Tham muốn đạt được của ngươi càng mạnh mẽ, thì ngươi càng có ít khả năng làm được như vậy và khi ngươi đạt được càng ít, thì sự ganh ghét của ngươi sẽ tăng lên. Khi sự ganh ghét của ngươi tăng lên, ngươi sẽ trở nên tối tăm hơn bên trong. Ngươi càng tối tăm ở bên trong, thì ngươi thực hiện bổn phận của mình càng kém đi; ngươi thực hiện bổn phận của mình càng kém, thì ngươi sẽ càng ít hữu ích. Đây là một vòng luẩn quẩn, liên kết với nhau. Nếu ngươi không bao giờ có thể thi hành tốt bổn phận của mình, thì dần dần, ngươi sẽ bị loại trừ(“Trao tấm lòng chân thật của mình cho Đức Chúa Trời và ngươi có thể có được lẽ thật” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt).

Sự thông công của chị ấy về lời Đức Chúa Trời khiến tôi nhận ra tâm đố kỵ phát sinh do tôi quá khao khát tên tuổi và địa vị, tâm tính của tôi quá kiêu ngạo. Tôi đã thấm nhuần giáo dục của ĐCSTQ với tất cả các triết lý đời sống và độc tố sa-tan từ thời thơ ấu, như là, “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Người vươn đến tầm cao, nước chảy về chốn thấp”, và “Nên người xuất chúng, rạng danh tiên tổ”. Những độc tố sa-tan này đã ăn sâu trong lòng, khiến tôi trở nên kiêu ngạo, tự phụ, ích kỷ và đáng khinh. Tôi trở nên rất tham vọng và xông xáo; dù làm gì, tôi cũng luôn muốn vượt lên người khác. Tôi đã từng như vậy trong xã hội và cả trong hội thánh. Ngay cả khi thông công và cầu nguyện trong các cuộc họp, tôi vẫn muốn giỏi hơn người khác, và chỉ vui vẻ khi được người khác khen. Ngay khi có người tỏ ra giỏi hơn, tôi không thể chấp nhận và sẽ đố kỵ. Trong sâu thẳm, tôi chống đối người đó. Khi không thể vượt qua họ, tôi sống trong sự tiêu cực và hiểu lầm, không thể đối xử đúng đắn với bản thân. Tôi thậm chí hiểu lầm Đức Chúa Trời, và nghĩ rằng mình không thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tôi thấy sự bại hoại của Sa-tan đã làm cho tôi kiêu ngạo và yếu ớt, ích kỷ và đáng khinh. Cuộc sống của tôi trở nên thống khổ vô cùng. Sau đó, tôi tìm thấy một đường lối thực hành trong lời của Đức Chúa Trời. Tôi phải học cách buông bỏ, gạt mọi thứ sang một bên và thực hành theo lời của Đức Chúa Trời. Tôi phải học cách phản bội xác thịt của mình, kìm nén bản ngã và địa vị, học hỏi thêm từ những điểm mạnh của Chị Vương và bù đắp những điểm yếu của mình. Đây là cách duy nhất để hiểu và đạt được nhiều lẽ thật hơn.

Sau đó, tôi đọc đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Các chức năng không như nhau. Có một cơ thể. Mỗi người thực hiện bổn phận của mình, mỗi người ở vị trí của mình và làm hết sức mình – vì mỗi đốm lửa có một tia sáng – và tìm kiếm sự trưởng thành trong đời sống. Như vậy Ta sẽ hài lòng(“Chương 21” của Những lời của Đấng Christ buổi ban đầu trong Lời xuất hiện trong xác thịt). Khi đọc những lời này của Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng do tố chất và ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho mỗi người là khác nhau, yêu cầu của Ngài đối với từng người cũng khác. Trên thực tế, miễn là chúng ta làm mọi việc trong khả năng để hoàn thành bổn phận, lòng Đức Chúa Trời sẽ được khuây khỏa. Chị Vương có tố chất tốt và nhanh hiểu lẽ thật. Hôm nay, Đức Chúa Trời thu xếp để chúng ta tụ họp với nhau. Mục đích của Ngài là cho chúng ta học hỏi những điểm mạnh của nhau và bù đắp những điểm yếu để hiểu được lẽ thật và cùng bước vào hiện thực của lời Đức Chúa Trời. Tôi nên xử lý đúng đắn những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Dù tố chất mà Đức Chúa Trời ban cho tôi là gì, tôi phải phục tùng sự cai trị và an bài của Ngài, cải chính động cơ và theo đuổi lẽ thật với tất cả tấm lòng. Tuy nhiên, tôi nên thông công và thực hành dù hiểu biết ít nhiều. Tôi nên làm hết sức, như vậy, Đức Chúa Trời sẽ soi sáng và hướng dẫn tôi. Thế nên, tôi đã quyết tâm trước Đức Chúa Trời: Từ bây giờ, con sẵn lòng nỗ lực theo đuổi lẽ thật, ngừng suy nghĩ hẹp hòi và đố kỵ với những người có năng lực hơn, và sống trọn hình tượng con người chân thật để hoàn thành ý Đức Chúa Trời.

Chẳng mấy chốc là đến cuộc họp tiếp theo của hội thánh. Tôi muốn mở lòng với anh chị em về việc tôi đố kỵ với Chị Vương, và những khía cạnh của tâm tính bại hoại mà tôi đã bộc lộ. Nhưng ngay khi nghĩ thế, tôi lại thấy lo sợ về việc họ sẽ coi tôi như thế nào, và Chị Vương sẽ nghĩ gì về tôi nếu biết tôi đố kỵ với chị ấy. Trong sâu thẳm, tôi cảm thấy chút miễn cưỡng khi đối mặt với tình huống đó. Tôi âm thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Tôi nói: “Đức Chúa Trời ơi! Xin cho con niềm tin và sự can đảm. Con sẵn lòng gạt bỏ sự phù phiếm và địa vị, chia sẻ cởi mở mối thông công với anh chị em, và xóa tan rào cản giữa chúng con. Xin Đức Chúa Trời dẫn đường cho con”. Sau khi cầu nguyện, tôi cảm thấy an tâm hơn nhiều. Tôi đã nói về trạng thái và tất cả những gì tôi trải qua. Sau khi nghe tôi nói, các anh chị em không coi thường tôi, mà họ thực sự ngưỡng mộ lòng can đảm của tôi khi có thể thực hành sự trung thực Họ nói kinh nghiệm của tôi khiến họ nhận ra nhờ thực hành theo lời Đức Chúa Trời, họ có thể gạt bỏ tâm tính sa-tan bại hoại của mình, được giải phóng và tự do. Họ cũng nói bây giờ họ biết phải làm gì khi gặp tình huống như vậy. Trong những lần tụ họp sau đó, tôi đã phát hiện ra nhiều điểm mạnh của Chị Vương: Khi ăn uống lời của Đức Chúa Trời, chị ấy có thể hòa nhập trạng thái của mình vào mối thông công. Khi gặp một vấn đề, chị ấy có thể chú tâm đến trước Đức Chúa Trời và tìm hiểu ý định của Ngài, và tìm một đường lối thực hành trong lời của Ngài. Sau khi nhìn thấy những điểm mạnh của chị ấy, tôi mới hiểu chị ấy không phải là đối thủ của tôi, mà là người trợ giúp tôi. Chỉ khi đó tôi mới cảm nhận được, từ tận đáy lòng, Đức Chúa Trời sắp xếp cho chúng ta làm việc cùng nhau là để chúng ta học hỏi những điểm mạnh và bù đắp những điểm yếu của nhau. Nghĩ như vậy, tôi cảm thấy hoàn toàn được giải phóng. Bây giờ, tôi luôn cảm thấy hứng thú với mỗi cuộc họp. Tôi không còn bị sự đố kỵ chi phối. Tôi có thể rút ra điểm mạnh của người khác để bù đắp điểm yếu của bản thân, sống hòa hợp với họ, và cảm thấy được giải phóng về tinh thần.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Tại sao tôi không dám cởi mở?

Bởi Tế Đan, Hoa Kỳ Vào giữa tháng Năm năm ngoái, Trần Lan, lãnh đạo của chúng tôi, đã bảo tôi viết một bản đánh giá về chị Lục. Chị ấy nói...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger