Hướng dẫn Cầu nguyện: 3 Nguyên tắc để Cầu nguyện được Chúa lắng nghe

11/03/2021

Bởi Cheng Shi

Các anh chị em:

Bình an cho các bạn trong Chúa! Cầu nguyện là một cách quan trọng để Cơ đốc nhân chúng ta thiết lập mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Đặc biệt là cầu nguyện vào buổi sáng và ban đêm. Đó là lý do tại sao học cách cầu nguyện là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều anh chị em cảm thấy bối rối: Mỗi ngày, chúng tôi cầu nguyện cả sáng lẫn tối; chúng tôi cũng cầu nguyện trước khi ăn và sau khi ăn xong cũng như khi chúng tôi họp mặt; hơn nữa, mỗi lần chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi nói rất nhiều với Chúa và cầu nguyện trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cảm thấy dường như Đức Chúa Trời không có ở đó; cảm giác dừng như chúng tôi chỉ đang nói chuyện với chính mình khi cầu nguyện và tâm linh của chúng tôi không cảm thấy bình an hay vui vẻ. Tại sao Đức Chúa Trời không lắng nghe lời những cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta nên cầu nguyện như thế nào để chúng ta có thể nhận được sự ngợi khen của Đức Chúa Trời?

Thực ra, có một vài lý do khiến Đức Chúa Trời có thể không lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Tôi sẽ chia sẻ sự hiểu biết cá nhân của tôi về điều này với mọi người.

Đức Chúa Jêsus phán: “khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy(Giăng 4:23). Lời Đức Chúa Trời đã chỉ cho chúng ta cách chúng ta nên cầu nguyện để thờ phụng Đức Chúa Trời phù hợp với những ý định của Ngài. Điều mà Đức Chúa Trời chú trọng nhất là liệu chúng ta có tấm lòng chân thành khi chúng ta ở trước Ngài hay không và liệu chúng ta có nói những lời chân thành và thành thật với Ngài hay không. Miễn là chúng ta có tấm lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời và có tấm lòng chân thành khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ có thể chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta thường không thể tĩnh lặng trước Đức Chúa Trời và dùng tấm lòng chân thật để cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Môi chúng ta mấp máy nhưng lòng chúng ta thì đang nghĩ về gia đình hoặc công việc và chứa đầy những suy nghĩ lo lắng. Đôi khi, môi chúng ta mấp máy nhưng lòng chúng ta không cảm động. Chúng ta không có một thái độ trung thực và chúng ta chỉ đơn giản là làm qua loa đại khái cũng như lặp đi lặp lại, làm một cách chiếu lệ. Chúng ta thậm chí còn thường xuyên nói một số lời lẽ trịnh trọng, khoa trương và sáo rỗng, những lời mà chỉ đơn thuần nghe có vẻ hay ho hoặc một số lời nói giảm nhẹ để lừa dối Đức Chúa Trời. Ví dụ, chúng ta yêu cha mẹ mình hơn chúng ta yêu Chúa hoặc yêu nghề nghiệp hơn yêu Chúa, tuy vậy khi cầu nguyện, chúng ta lại nói: “Lạy Chúa, con yêu Ngài! Con sẵn lòng từ bỏ mọi thứ và dâng mình cho Ngài với cả tấm lòng!” Khi gia đình chúng ta gặp những sự cố không vui nào đó, lòng chúng ta trở nên tiêu cực và chúng ta phàn nàn với Chúa. Vậy mà, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta lại cảm tạ Chúa và nói những lời ngợi khen Chúa…. Về cơ bản, khi cầu nguyện, nếu một người không chân thành và chỉ làm qua loa đại khái, dùng một số lời đao to búa lớn và sáo rỗng, những lời giả dối hoặc nếu một người ngụy tạo trước Đức Chúa Trời và chỉ nói một số lời dễ nghe, thì người đó đang lừa dối Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không lắng nghe những lời cầu nguyện không chân thành.

Thứ hai, chúng ta có cầu nguyện hợp lý với Đức Chúa Trời không?

Phần lớn thời gian, khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta đòi hỏi nhiều thứ từ Đức Chúa Trời một cách mù quáng hoặc chúng ta có đủ loại yêu cầu quá đáng đối với Đức Chúa Trời. Ví dụ: nếu chúng ta không có việc làm, thì chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời chu cấp cho chúng ta việc làm. Nếu chúng ta chưa có con, thì chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một đứa con. Nếu chúng ta bị bệnh, thì chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời chữa lành bệnh cho chúng ta. Nếu gia đình chúng ta đang gặp khó khăn, thì chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta giải quyết. Doanh nhân cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài phù hộ để họ có thể kiếm được nhiều tiền. Sinh viên cầu xin Đức Chúa Trời ban cho họ trí thông minh và sự khôn ngoan. Những người lớn tuổi cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ họ khỏi bệnh tật và tai họa để họ có thể sống bình an những năm cuối đời. Trong cuộc sống, bất kể chúng ta gặp phải khó khăn và thử thách gì, thì chúng ta cũng không bao giờ chịu đầu phục trước sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Chúng ta luôn hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ cứu rỗi chúng ta khỏi những rắc rối của mình để chúng ta không còn đau khổ nữa. Chúng ta luôn cầu xin Đức Chúa Trời che chở để chúng ta có thể được hạnh phúc và bình an. Kiểu cầu nguyện này không phải là lời cầu nguyện từ một trong những tạo vật của Đức Chúa Trời cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Thay vào đó, nó liên quan đến việc cầu xin Đức Chúa Trời nhiều điều và cầu xin Ngài làm những điều theo suy nghĩ của chúng ta. Khi con người tin vào Đức Chúa Trời, họ hy vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ thỏa mãn mọi yêu cầu và mong muốn của mình. Điều này cơ bản là đang thực hiện một thương vụ với Đức Chúa Trời và điều đó không có chút lương tâm hay lý trí nào. Những loại người này không có đức tin và tình yêu đích thực đối với Đức Chúa Trời cũng như họ không thực sự vâng lời hoặc tôn kính Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ đang dùng Đức Chúa Trời để đạt được mục tiêu của mình. Điều này chính xác như Đức Chúa Trời đã phán: “Dân nầy lấy môi miếng thờ kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta lắm(Ma-thi-ơ 15:8). Vì vậy, Đức Chúa Trời không lắng nghe những lời cầu nguyện mà con người thực hiện với những ý định không chính đáng.

Thứ ba, hội thánh của chúng ta có công tác của Đức Thánh Linh không?

Hãy nhớ lại giai đoạn đầu của Thời đại Luật pháp khi đền thờ có công tác của Đức Thánh Linh. Khi con người phạm tội, họ đã nhận được sự sửa dạy của Đức Thánh Linh. Nếu các thầy tế lễ đang hầu việc Đức Chúa Trời vi phạm luật pháp, thì lửa sẽ giáng thẳng từ trời xuống và thiêu chết họ. Mọi người đã rất sợ và họ có lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau của Thời đại Luật pháp khi Jêsus xuất hiện và làm việc, dân Do Thái đã không thể tuân giữ luật pháp, đã dùng đền thờ làm nơi đổi tiền và buôn bán gia súc. Họ đã biến đền thờ thành một ổ trộm cướp. Đền thờ đã không còn sự sửa dạy của Đức Thánh Linh nữa. Vì Đức Thánh Linh đã rời khỏi đền thờ để bảo vệ công tác của Jêsus, nên những người ở lại trong đền thờ và từ chối chấp nhận sự cứu rỗi của Jêsus đã bị công tác của Đức Chúa Trời loại bỏ, rơi vào bóng tối. Dù họ cầu nguyện trong danh Đức Giê-hô-va nhưng Đức Chúa Trời đã không lắng nghe. Thậm chí, họ đã không thể có được công tác của Đức Thánh Linh.

Hãy nhìn vào hội thánh của chúng ta ngày nay. Bài giảng của các mục sư và trưởng lão thì tẻ nhạt. Không có sự sáng mới. Các anh chị em không nhận được sự nuôi dưỡng sự sống, tâm linh của họ ngày càng trở nên khô héo và đen tối cũng như không thể cảm nhận được sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Họ thậm chí sẽ bắt đầu ham muốn xác thịt và những thú vui của cuộc sống cũng như tìm kiếm địa vị và quyền lực. Xung đột sẽ nổ ra giữa các cộng sự. Những sự vi phạm của họ sẽ thường thắng thế và họ sẽ không cảm thấy mắc nợ Chúa. Họ không làm theo lời Chúa, họ cũng không tuân giữ các điều răn của Ngài. Họ đã hoàn toàn vi phạm ý muốn của Đức Chúa Trời, trở nên những người chống đối Đức Chúa Trời…. Sự khác biệt giữa loại hội thánh này với đền thờ đã tồn tại trong giai đoạn sau của Thời đại Luật pháp là gì? Điều này hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh: “Ta cũng đã không xuống mưa cho các ngươi trong ba tháng trước mùa gặt; ta đã mưa trên thành nầy và không mưa trên thành khác. uộng nầy đã được mưa, còn ruộng kia không được nhuận tưới thì khô héo. Dường ấy, người trong hai hoặc ba thành đi đến một thành đặng uống nước, mà không tìm đến cho đỡ khát. Nhưng các ngươi không trở về cùng ta, Ðức Giê-hô-va phán vậy(A-mốt 4:7-8). Thực ra, Đức Chúa Trời đã rời khỏi hội thánh của Thời đại Ân điển. Có nhiều anh chị em cảm thấy rõ ràng rằng hội thánh không có công tác của Đức Thánh Linh nữa và Đức Chúa Trời đã giấu mặt Ngài khỏi chúng ta. Vậy làm sao tâm linh của chúng ta không trở nên khô héo? Làm sao Đức Chúa Trời có thể lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta?

Ba trường hợp nêu trên là những lý do chính khiến Chúa không lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đến trước Chúa, tìm kiếm ý định của Ngài và suy ngẫm về những vấn đề này. Chúng ta cũng phải tìm cách cầu nguyện với Chúa để Ngài sẽ lắng nghe. Đây là một lẽ thật mà chúng ta cần khẩn cấp bước vào. Giờ đây, tôi sẽ chia sẻ với mọi người ba phương pháp thực hiện để các bạn sẽ biết cách cầu nguyện phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời. Chỉ cần chúng ta có thể thực hiện chúng và thực hành mỗi ngày với tấm lòng của mình, thì tôi tin rằng Chúa sẽ lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta.

Trước tiên, chúng ta phải cầu nguyện trong tâm linh, cầu nguyện chân thành và nói những điều chân thật xuất phát từ tấm lòng mình.

Tất cả chúng ta đều biết rằng Đức Chúa Trời là thành tín. Với Đức Chúa Trời, không có sự phản bội, không có giả hình và không có dối trá. Đức Chúa Trời chân thành với mỗi một người trong chúng ta. Đức Chúa Trời cũng hy vọng rằng chúng ta sẽ chân thành và trung thực cầu nguyện với Ngài. Điều này đúng như Jêsus đã phán: “Song ngươi phải nói rằng: phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra(Ma-thi-ơ 5:37). Vì vậy, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta nên nói thật với Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta yếu đuối, thì chúng ta nên nói rằng chúng ta yếu đuối. Bất cứ suy nghĩ, ý niệm, nỗi đau, khó khăn hoặc những điều nào mà chúng ta đã làm không phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời, thì chúng ta nên mở hết lòng mình ra và nói với Đức Chúa Trời về chúng. Có một số ngôn từ và một số vấn đề mà chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận với người khác. Tuy nhiên, chúng ta không thể giấu những điều này với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải mở lòng mình ra với Đức Chúa Trời và nói với Đức Chúa Trời về những điều đó một cách trung thực. Khi Đức Chúa Trời thấy lòng chúng ta rộng mở với Ngài và rằng chúng ta không giấu Ngài bất kỳ điều gì và hơn nữa chúng ta đang nói những điều xuất phát từ tấm lòng mình cũng như chúng ta đang nói rất trung thực với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta hiểu được những ý định của Ngài và hiểu biết tất cả các khía cạnh của lẽ thật. Điều này sẽ cho chúng ta một con đường để đi.

Ngoài ra, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải tĩnh lặng trước Đức Chúa Trời. Chúng ta phải chú tâm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Chúng ta không được nửa vời hoặc có lời mà không có tâm. Khi chúng ta nói chuyện với cha mẹ mình, chúng ta có thể tôn trọng họ. Chúng ta có thái độ chân thành đối với họ. Đó chẳng phải vì họ là những người lớn tuổi và đã nuôi dưỡng chúng ta sao? Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên chúng ta, ban sự sống cho chúng ta, chu cấp cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để sống và Ngài đã ban lẽ thật cho chúng ta. Vậy chẳng phải việc chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời với tấm lòng tôn kính thậm chí còn quan trọng hơn sao? Bất kể chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời về điều gì, thì chúng ta cũng phải có tấm lòng thành kính và tìm kiếm ý định của Đức Chúa Trời cũng như thành thật nói với Ngài về những suy nghĩ, khó khăn của bản thân và chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi thời điểm của Đức Chúa Trời. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có được sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Chúa Trời, cũng như hiểu được những ý định của Ngài. Khi đó những khó khăn của chúng ta sẽ được giải quyết kịp thời.

Thứ hai, chúng ta nên đứng ở vị trí của một vật thọ tạo và không có đòi hỏi nào đối với Đức Chúa Trời; chúng ta phải cầu nguyện với một tấm lòng đầu phục Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải rõ ràng rằng chúng ta là những tạo vật và Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Đức Chúa Trời nắm giữ mọi sự vật và sự việc trong tay Ngài. Mọi thứ của chúng ta đều được kiểm soát bởi Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì chúng ta gặp phải mỗi ngày, bất kể đó là vấn đề lớn hay nhỏ, thì hết thảy chúng đều bởi sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta nên đứng vững ở vị trí của mình là những tạo vật cũng như tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời với thái độ thành kính và đầu phục trước Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên có bất kỳ đòi hỏi nào đối với Đức Chúa Trời. Ví dụ, khi chúng ta gặp khó khăn và không biết phải làm gì, thì chúng ta có thể cầu nguyện như sau: “Lạy Đức Chúa Trời! Con không hiểu lẽ thật về vấn đề này. Con không biết con nên làm mọi việc phù hợp với ý định của Ngài như thế nào. Tuy nhiên, con sẵn lòng tìm kiếm trong lời Ngài cũng như làm những việc phù hợp với những yêu cầu của Ngài và để thỏa mãn những ý định của Ngài. Xin hãy khai sáng và dẫn dắt con. A-men!” Khi lòng chúng ta có chỗ dành cho Đức Chúa Trời và khi chúng ta có thể đứng ở vị trí của một tạo vật và cầu nguyện, phủ phục, dâng sự thờ phụng cho Đấng Tạo Hóa của chúng ta, cũng như khi chúng ta có thể vâng theo công tác của Ngài và thực hiện lời Ngài, thì chỉ khi đó chúng ta mới xây dựng được một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời và có được công tác của Đức Thánh Linh. Hết thảy chúng ta đều biết Gióp là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Khi ông đã mất tất cả gia súc, con trai và con gái, đầy vết lở loét từ đầu đến chân và phải chịu đựng rất nhiều đau đớn, thì ông tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng cai trị mọi thứ và rằng nếu không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì những điều này sẽ không xảy ra với ông. Hơn nữa, ông cũng biết rằng tất cả mọi thứ mà ông có bao gồm cả mạng sống của mình là đều do Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Bất kể khi nào Đức Chúa Trời muốn lấy, thì điều đó là tự nhiên và chính đáng. Vì vậy, ông đã không phàn nàn với Đức Chúa Trời và cũng không có bất cứ đòi hỏi nào đối với Đức Chúa Trời. Kết quả là, ông đã cúi gập người thờ phụng và với một tấm lòng đầu phục ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Ông đã nói những lời này: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Gióp đã đứng vững và làm chứng cho Đức Chúa Trời. Ý thức và sự đầu phục Đức Chúa Trời của ông đã nhận được sự ngợi khen của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta cũng có thể xử sự với Đức Chúa Trời theo cách mà Gióp đã làm, nếu chúng ta có một vị trí dành cho Đức Chúa Trời trong lòng và nếu chúng ta có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời với một tấm lòng đầu phục Đức Chúa Trời bất kể chúng ta gặp sự thử luyện nào, thì Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt chúng ta và khai sáng cho chúng ta để chúng ta sẽ hiểu được lẽ thật. Tâm linh của chúng ta sẽ ngày càng nhạy bén và suy nghĩ của chúng ta ngày càng sáng suốt hơn. Khi chúng ta tỏ lộ một chút bại hoại hoặc có những tình huống xấu nào đó, thì chúng ta sẽ càng dễ dàng nhận thức được điều đó và kịp thời giải quyết điều đó. Khi đó, mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ ngày càng trở nên gần gũi hơn và cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng phát triển nhanh hơn.

Thứ ba, nếu hội thánh của chúng ta không có công tác của Đức Thánh Linh, thì chúng ta phải cầu nguyện tìm kiếm.

Chúng ta đều biết, trong giai đoạn sau của Thời đại Luật pháp, con người đã ngày càng bị tha hóa sâu sắc bởi Sa-tan. Con người đã sống trong tội lỗi và đối mặt với nguy cơ bị luật pháp kết tội và tử hình. Sau đó, Đức Chúa Trời, dưới danh nghĩa Jêsus, đã kết thúc Thời đại Luật pháp, bắt đầu Thời đại Ân điển và thực hiện công tác cứu chuộc loài người. Kể từ đó, Do Thái giáo đã hoàn toàn mất đi sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đối với hết thảy những ai đã không chấp nhận danh xưng và công tác của Chúa Jêsus, bất kể họ đã gặp phải hoàn cảnh nào cũng như bất kể họ đã cầu nguyện và kêu cầu với Giê-hô-va Đức Chúa Trời như thế nào, Đức Chúa Trời cũng sẽ không lắng nghe họ và họ sẽ không có được công tác của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, hết thảy những ai đã chấp nhận công tác mới của Jêsus và cầu nguyện trong danh Jêsus sẽ đều được hưởng sự nuôi dưỡng từ nguồn nước hằng sống của Đức Chúa Trời. Khi họ kêu cầu Chúa thì họ sẽ có thể nhìn thấy những việc làm của Đức Chúa Trời và họ sẽ có được sự đồng hành của công tác của Đức Thánh Linh.

Ngày nay, bất kể chúng ta cầu nguyện trong danh Chúa như thế nào, chúng ta cũng không cảm nhận được công tác của Đức Thánh Linh và chúng ta không thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Chúng ta không thể có được sự nuôi dưỡng cho đời sống của mình và chúng ta phạm tội nhưng không nhận được sự sửa dạy. Rất có thể rằng công tác của Đức Thánh Linh lại một lần nữa đã được dịch chuyển. Kinh Thánh có nói: “Lại nếu kẻ nào nghe lời ta mà không vâng giữ ấy chẳng phải ta xét đoán kẻ đó; vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng(Giăng 12:47-48). “Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Ðức Chúa Trời(1 Phi-e-rơ 4:17). Từ những câu này chúng ta có thể thấy rằng, trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ trở lại một lần nữa để thực hiện giai đoạn công tác phán xét. Chúa là thành tín. Những gì Ngài phán sẽ xảy ra, sẽ xảy ra. Còn chúng ta, chúng ta nên tìm kiếm và cầu nguyện, cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta đến nguồn nước của sự sống để chúng ta có thể có được sự chăm tưới cùng sự nuôi dưỡng và bước theo dấu chân của Chúa chúng ta. Tôi tin rằng chỉ cần chúng ta có tấm lòng khao khát và tìm kiếm, thì chúng ta sẽ có được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Điều này là do Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho(Ma-thi-ơ 7:7).

Hãy cảm tạ Chúa về sự dẫn dắt của Ngài. Tôi hy vọng rằng nội dung đã được chia sẻ hôm nay về cách cầu nguyện sẽ mang lại lợi ích cho mọi người. Cầu nguyện là một bước quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Đó cũng là một con đường chính yếu để qua đó chúng ta có thể có được công tác của Đức Thánh Linh. Khi chúng ta hiểu được cách cầu nguyện để được Chúa đáp lời và có một con đường thực tế để đi theo cũng như khi chúng ta thực hành điều đó thường xuyên, thì chỉ khi đó Chúa mới nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Cầu mong những lời cầu nguyện của chúng ta sớm phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời.

Mọi sự vinh hiển xin quy về Đức Chúa Trời!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger