Nghiên cứu thường nhật: 4 cách giúp ta đến gần Đức Chúa Trời hơn

11/03/2021

Bởi Xiaomo, Trung Quốc

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chỉ bằng cách đến gần Đức Chúa Trời hơn và có sự tương tác thật với Đức Chúa Trời mà chúng ta mới có thể duy trì một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời, đạt được công tác của Đức Thánh Linh, hiểu lẽ thật và bước vào sự thực tế. Vậy chính xác thì chúng ta làm thế nào để có thể duy trì mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời? Chúng ta chỉ cần nắm bắt bốn trọng điểm bên dưới, và mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ trở nên gần gũi hơn.

1. Cầu nguyện với Đức Chúa Trời bằng tấm lòng trung thực và được Đức Thánh Linh cảm thúc

Cầu nguyện là cách mà qua đó chúng ta trao đổi với Đức Chúa Trời. Thông qua cầu nguyện, lòng chúng ta khá hơn và có thể trở nên thinh lặng hơn trước Đức Chúa Trời, suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và thiết lập một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Nhưng trong cuộc sống, bởi vì chúng ta bận rộn với công việc hay chuyện nhà cửa, chúng ta có thể thường cầu nguyện chiếu lệ, và chúng ta đối xử với Đức Chúa Trời một cách đại khái bằng cách nói vài lời lẽ mông lung. Ví dụ nếu như ngay từ sáng sớm chúng ta đã bận đi làm hay bận rộn với ai khác thì chúng ta cầu nguyện vội vàng: “Lạy Đức Chúa Trời! Con phó thác công việc hôm nay của con trong tay Ngài, và con phó thác con cái cùng cha mẹ con cho Ngài. Con phó thác mọi sự trong tay Ngài, và con xin Ngài ban phúc và che chở con. Amen!” Chúng ta đối đãi với Đức Chúa Trời một cách hời hợt bằng cách nói vài lời ngẫu nhiên. Lòng chúng ta không thinh lặng, chúng ta càng không có bất kỳ sự tương tác thật nào với Đức Chúa Trời. Đôi khi, chúng ta nói một số lời nghe bùi tai, và một số lời rỗng tuếch, khoác lác với Đức Chúa Trời khi cầu nguyện, và chúng ta không nói với Đức Chúa Trời về những điều trong lòng mình. Hoặc đôi khi, lúc chúng ta cầu nguyện, chúng ta đọc thuộc lòng một số lời nhất định, và chúng ta nói những lời cũ rích không đổi ấy mỗi lần, và điều này hoàn toàn trở thành một lời cầu nguyện theo nghi lễ tôn giáo. Nhiều lời cầu nguyện như thế này được nói trong đời sống của chúng ta – những lời cầu nguyện bám lấy quy định, và những lời cầu nguyện mà chúng ta không mở lòng mình với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời khinh ghét khi chúng ta cầu nguyện mà không thật sự có ý như vậy, bởi vì dạng cầu nguyện này chỉ liên quan đến hình thức bên ngoài và lễ nghi tôn giáo, và không có sự tương tác thật với Đức Chúa Trời trong tâm hồn chúng ta. Những người cầu nguyện như thế này đều đối đãi với Đức Chúa Trời theo cách chiếu lệ và giả dối với Đức Chúa Trời. Do đó, những lời cầu nguyện như thế này không được Đức Chúa Trời nhậm lời và những người cầu nguyện theo cách này sẽ rất khó mà được Đức Thánh Linh cảm thúc. Khi họ cầu nguyện như thế này, họ không thể cảm nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời, tâm hồn họ đen tối và yếu đuối, và mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời trở nên ngày càng xa cách.

Đức Chúa Jêsus phán: “Ðức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy(Giăng 4:24). Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa dựng nên trời và đất. Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, quan sát mọi lời nói và hành động của chúng ta, mọi suy nghĩ và ý tưởng của chúng ta. Đức Chúa Trời cao trọng, rất mực tôn quý và khi chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời, và chúng ta phải đến trước Đức Chúa Trời với một tấm lòng trung thực. Do đó, khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta phải có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, nói với Đức Chúa Trời một cách chân thành và đáng tin cậy, nêu ra những trạng thái thật, những khó khăn và gian khổ của chúng ta trước Đức Chúa Trời và kể với Ngài về chúng, và chúng ta phải tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và tìm kiếm con đường thực hành, bởi chỉ theo cách này, những lời cầu nguyện của chúng ta mới tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ví dụ, chúng ta đối mặt với một số khó khăn trong cuộc sống, hay chúng ta thấy mình sống trong tình cảnh liên tục phạm tội và xưng tội, và chúng ta cảm thấy giày vò. Và do đó, chúng ta mở lòng với Đức Chúa Trời, kể với Đức Chúa Trời về những vấn đề này và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ nhìn thấy sự chân thành của chúng ta và Ngài sẽ cảm thúc chúng ta. Ngài sẽ ban cho chúng ta đức tin, hoặc Ngài sẽ khai sáng chúng ta để hiểu ý muốn của Ngài. Theo cách này, chúng ta bắt đầu hiểu được lẽ thật và có một con đường phía trước. Ví dụ, khi chúng ta thật sự nhận ra rằng những lời cầu nguyện của mình chỉ bám theo các quy định và chỉ được nói ra theo hình thức, hoặc chúng ta nói khoác lác hay rỗng tuếch, và chúng ta không có bất kỳ sự tương tác thật nào với Đức Chúa Trời, thì chúng ta có thể cầu nguyện theo cách này: “Lạy Đức Chúa Trời! Khi con cầu nguyện trước kia, con chỉ đối đãi với Ngài theo cách chiếu lệ. Mọi điều con nói đều lừa dối Ngài và con đã không hề nói một cách chân thành; con cảm thấy quá mắc nợ Ngài. Từ nay trở đi, con muốn cầu nguyện bằng tấm lòng mình. Con sẽ nói với Ngài bất cứ điều gì con nghĩ trong lòng, và con sẽ thờ phượng Ngài với lòng trung thực, và xin Ngài hướng dẫn.” Khi chúng ta mở lòng với Đức Chúa Trời như thế này từ đáy lòng mình, lòng chúng khi ấy sẽ được cảm thúc. Sau đó chúng ta thấy mình đã phản nghịch Đức Chúa Trời nhiều như thế nào, và chúng ta càng ao ước ăn năn thật lòng với Đức Chúa Trời và nói với Ngài một cách chân thành hơn nữa. Vào lúc này, chúng ta sẽ cảm thấy rằng mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời cực kỳ mật thiết, như thể chúng ta đang đối mặt với Ngài. Đây là kết quả của việc mở lòng với Đức Chúa Trời.

Việc mở lòng với Đức Chúa Trời không liên quan gì đến việc chúng ta nói bao nhiêu với Ngài, hay chúng ta có dùng những lời khoa trương hoặc ngôn ngữ hoa mỹ hay không. Miễn sao chúng ta mở lòng với Đức Chúa Trời và nói với Ngài về trạng thái thật của chúng ta, tìm kiếm sự hướng dẫn và khai sáng của Ngài thì Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe chúng ta ngay cả khi chúng ta chỉ nói vài lời đơn giản. Khi chúng ta đến gần Đức Chúa Trời thường xuyên theo cách này, dù là nhóm họp hay khi tĩnh nguyện, hoặc khi chúng ta bước đi trên đường, ngồi trên xe buýt hay ở nơi làm việc, lòng chúng ta sẽ luôn mở ra với Đức Chúa Trời một cách thầm lặng trong lời cầu nguyện. Không nhận biết điều này, lòng chúng ta có thể trở nên thinh lặng trước Đức Chúa Trời hơn nữa, chúng ta sẽ hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời nhiều hơn và khi đối mặt với những vấn đề, chúng ta sẽ biết cách thực hành lẽ thật để đáp ứng Đức Chúa Trời. Theo cách này, mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ trở nên bình thường hơn nhiều.

2. Khi đọc lời Đức Chúa Trời, hãy suy ngẫm về chúng bằng tấm lòng và anh chị em sẽ hiểu ý nghĩa thật của chúng

Chúng ta thực hành tĩnh nguyện và đọc lời Đức Chúa Trời hàng ngày. Chúng ta làm thế nào để có thể đọc lời Đức Chúa Trời theo cách vừa đạt được những kết quả tốt vừa có thể cho phép mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời trở nên mật thiết hơn? Lời Đức Chúa Trời phán: “Cách mà người ta tin Đức Chúa Trời, yêu mến Đức Chúa Trời và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là thông qua việc tiếp xúc với Thần của Đức Chúa Trời bằng cả tấm lòng, và qua đó làm đẹp lòng Ngài, và thông qua việc dùng cả tấm lòng mình để tiếp xúc với lời Đức Chúa Trời và như thế được Thần của Đức Chúa trời lay động(“Việc thiết lập một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời là rất quan trọng”). Lời Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng, khi chúng ta đọc lời Ngài, chúng ta phải suy ngẫm chúng và tìm kiếm bằng tấm lòng chúng ta, chúng ta phải đạt được sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, và chúng ta phải hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời và những gì Ngài yêu cầu ở chúng ta. Chỉ bằng cách đọc lời Đức Chúa Trời theo cách này mà những nỗ lực của chúng ta mới có kết quả và chúng ta sẽ đến gần hơn với Đức Chúa Trời. Khi đọc lời Đức Chúa Trời, nếu chúng ta chỉ nhìn lướt qua chúng mà không thật sự chú ý, nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc hiểu các con chữ và học thuyết để thể hiện bản thân và chúng ta không chú ý đến việc hiểu ý nghĩa thật của lời Đức Chúa Trời thì cho dù đọc lời Đức Chúa Trời nhiều như thế nào, chúng ta cũng sẽ không tuân theo ý muốn của Ngài, càng không có khả năng thiết lập một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời.

Do đó, khi đọc lời Đức Chúa Trời, chúng ta phải thinh lặng lòng mình và dùng con tim chúng ta để suy ngẫm tại sao Đức Chúa Trời lại phán những điều như thế, ý muốn của Đức Chúa Trời là gì và Đức Chúa Trời muốn đạt được những kết quả gì với chúng ta bằng cách phán những điều như thế. Chỉ bằng cách suy ngẫm sâu xa lời Ngài theo cách này, chúng ta mới có thể hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời và sẽ hợp lòng Đức Chúa Trời hơn, và mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ trở nên ngày càng bình thường. Ví dụ, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Jêsus phán: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu(Ma-thi-ơ 18:3). Hết thảy chúng ta đều có thể hiểu ý nghĩa bên ngoài của tuyên bố này, rằng Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta trở thành những người trung thực. Nhưng những vấn đề chẳng hạn như tầm quan trọng của việc là người trung thực, tại sao Đức Chúa Trời lại yêu những người trung thực và chính xác thì làm thế nào để trở thành người trung thực, là những vấn đề mà chúng ta nên suy ngẫm sâu sắc hơn. Thông qua cầu nguyện-đọc và suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hiểu rằng bản chất Đức Chúa Trời là trung thành, và rằng không có sự sai trái hay lừa dối nào trong bất cứ điều gì Đức Chúa Trời phán hay làm, và do đó Đức Chúa Trời yêu những người trung thực và căm ghét những kẻ giả dối. Đức Chúa Trời yêu cầu rằng chúng ta phải trở thành những người trung thực, bởi chỉ bằng cách trở thành những người trung thực phù hợp với những yêu cầu của Đức Chúa Trời mà chúng ta mới có thể được Đức Chúa Trời dẫn dắt vào vương quốc của Ngài. Như vậy chính xác thì chúng ta làm thế nào để trở thành người trung thực? Trước hết, chúng ta không được nói dối mà phải tinh sạch, cởi mở và nói những điều trong lòng chúng ta; thứ hai, chúng ta không được hành động theo cách giả dối, chúng ta phải có thể phản bội những lợi ích của riêng mình, và không lừa gạt Đức Chúa Trời lẫn con người; thứ ba, không được có sự giả dối trong lòng chúng ta, không được có động cơ hay mục đích cá nhân trong những hành động của chúng ta, mà thay vào đó chúng ta phải hành động chỉ để thực hành lẽ thật và đáp ứng Đức Chúa Trời. Sau khi đạt được sự sáng này thông qua suy ngẫm, chúng ta phản tỉnh về những hành động và hành vi của mình, và khi đó chúng ta thấy mình vẫn có nhiều biểu hiện giả dối: Khi chúng ta đối đãi với người khác, chúng ta thường không thể ngăn mình khỏi nói dối và đánh lừa nhằm đảm bảo an toàn cho lợi ích, danh tiếng và địa vị của riêng chúng ta. Khi dâng mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nói trong lời cầu nguyện rằng mình ao ước yêu kính Đức Chúa Trời và đáp ứng Đức Chúa Trời, nhưng khi những sự thử luyện xảy đến với chúng ta, chẳng hạn như con chúng ta đau bệnh hay bản thân chúng ta hoặc một thành viên trong gia đình bị mất việc làm, chúng ta ngay lập tức bắt đầu than oán Đức Chúa Trời, nhiều đến nỗi chúng ta muốn từ bỏ công việc của mình trong hội thánh; ở điều này, có thể thấy rằng chúng ta dâng mình cho Đức Chúa Trời theo cách ô uế, và theo cách mà chúng ta dùng để thỏa hiệp với Đức Chúa Trời. Chúng ta dâng mình cho Đức Chúa Trời nhằm được lợi từ Đức Chúa Trời, và không phải để đáp ứng Đức Chúa Trời một cách thuần túy. Đây chỉ là một số ví dụ về biểu hiện giả dối của chúng ta. Từ những biểu hiện này, chúng ta có thể thấy rằng mình không phải là những người trung thực thật sự. Khi chúng ta thấy rõ những thiếu sót và khiếm khuyết của mình, trong chúng ta sẽ dấy lên quyết tâm khao khát lẽ thật và chúng ta tìm kiếm để thực hành lời Đức Chúa Trời nhiều hơn trong cuộc sống của mình. Đây là kết quả đạt được bằng cách suy ngẫm lời Đức Chúa Trời.

Dĩ nhiên, không thể đạt được kết quả này bằng cách suy ngẫm lời Đức Chúa Trời một lần, mà đúng hơn là thông qua suy ngẫm lời Ngài nhiều lần. Ngoài ra, chúng ta cũng phải ý thức thực hành lời Đức Chúa Trời bất cứ khi nào chúng ta gặp phải những vấn đề. Nói ngắn gọn, miễn sao chúng ta không ngừng suy ngẫm lời Đức Chúa Trời trong lòng mình theo cách này thì chúng ta sẽ có thể đạt được sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ đạt được chút sự sáng mới, và ngày tiếp theo, chúng ta sẽ đạt được thêm chút sự sáng mới nữa và, theo thời gian, chúng ta sẽ có thể hiểu nhiều hơn về lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, con đường thực hành sẽ trở nên rõ ràng hơn, cuộc sống của chúng ta sẽ dần tiến triển, và mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ trở nên ngày càng mật thiết hơn.

3. Tìm kiếm lẽ thật và thực hành lời Đức Chúa Trời trong mọi sự

Những điều quan trọng nhất để chúng ta duy trì một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời là tìm kiếm lẽ thật khi chúng ta đối mặt với các vấn đề và thực hành phù hợp với lời Ngài. Nhưng trong cuộc sống, khi chúng ta đối mặt với những vấn đề, chúng ta thường dựa vào những trải nghiệm của riêng mình hoặc chúng ta dùng phương tiện của con người để xử lý chúng, hay chúng ta xử lý chúng theo sở thích của mình. Chúng ta rất hiếm khi thinh lặng bản thân trước Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, hoặc xử lý vấn đề phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Điều này khiến chúng ta mất nhiều cơ hội thực hành lẽ thật, và chúng ta ngày càng xa Đức Chúa Trời hơn. Lời Đức Chúa Trời phán, “Bất kể ngươi đang làm gì, vấn đề lớn hay nhỏ đến mức nào, và liệu ngươi có đang làm điều đó để thực hiện bổn phận của mình trong gia đình của Đức Chúa Trời hay vì những lý do riêng của bản thân ngươi, ngươi đều phải xem xét liệu những gì ngươi đang làm có tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời hay không, cũng như liệu đó có phải là điều mà một người có nhân tính nên làm hay không. Nếu ngươi tìm kiếm lẽ thật như thế trong mọi việc ngươi làm, thì ngươi là một người thực sự tin vào Đức Chúa Trời(“Tìm cầu ý muốn của Đức Chúa Trời vì mục đích thực hành lẽ thật”). “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta(Giăng 8:31). Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy một con đường rõ ràng. Dù chúng ta đang làm việc trong hội thánh hay đang xử lý những vấn đề mà chúng ta đã đối mặt trong cuộc đời mình, chúng ta phải luôn tìm kiếm lẽ thật và hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, xem làm thế nào để xử lý vấn đề theo cách đáp ứng những yêu cầu của Đức Chúa Trời, dùng lẽ thật để giải quyết tất cả những vấn đề mà chúng ta có thể gặp phải và duy trì mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời.

Lấy ví dụ như cách chúng ta nên tìm hiểu sự thật khi chọn bạn đời. Khi chúng ta tìm một người phối ngẫu, chúng ta luôn theo những sở thích của mình, tập trung vào diện mạo bên ngoài và tính tình của người đó, và chúng ta tìm người đàn ông cao to, giàu có, đẹp trai, hay một người phụ nữ da trắng, giàu có, xinh đẹp, tin rằng chúng ta sẽ chỉ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc nếu lấy một người như thế, và rằng chúng ta sẽ sống cuộc sống dễ chịu, thoải mái và vui vẻ về thể chất, và những người khác sẽ ghen tị với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có bao giờ tự hỏi liệu tìm một người phối ngẫu như thế có lợi cho niềm tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời và cho sự tiến bộ trong cuộc sống của chúng ta hay không? Nếu người phối ngẫu của chúng ta không tin Đức Chúa Trời và họ cố ngăn chúng ta tin Đức Chúa Trời, kết quả sẽ là gì? Kinh Thánh nói, “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin” (2 Cô-rinh-tô 6:14). Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng những nguyện vọng của các tín đồ và người ngoại đạo không hòa hợp và không phù hợp với nhau. Trong cách tiếp cận đức tin và những xu hướng xã hội, mỗi bên sẽ có những quan điểm riêng và sẽ theo đuổi những điều khác nhau: Một tín đồ sẽ muốn theo con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, trong khi một người ngoại đạo sẽ muốn theo những xu hướng tà ác của thế giới. Khi chúng ta hợp nhất với một người ngoại đạo, chúng ta nhất định sẽ bị họ ảnh hưởng, và sự tiến triển trong cuộc sống của chúng ta sẽ bị kiềm giữ. Do đó, khi chọn người phối ngẫu, chúng ta phải cân nhắc đến nhân tính và tính cách của người đó và suy xét liệu việc liên kết với họ sẽ có lợi cho niềm tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời không, cả hai có cùng bước sóng hay không, và những nguyện vọng của hai bên có phù hợp hay không. Nếu chúng ta không suy xét những điều này mà chỉ tập trung vào diện mạo bên ngoài và hoàn cảnh gia đình của người đó thì sau khi kết hôn, nỗi đau sẽ đến bởi vì cả hai không cùng bước sóng. Nếu người phối ngẫu của chúng ta cũng cố ép buộc chúng ta và ngăn chúng ta tin Đức Chúa Trời thì điều này sẽ càng làm hư hại đời sống tinh thần của chúng ta hơn nữa. Do đó có thể thấy rằng, cho dù chúng ta có thể đối mặt với vấn đề gì trong cuộc sống, chỉ bằng cách tìm kiếm lẽ thật, nắm bắt ý muốn của Đức Chúa Trời và hành động phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta mới có thể sống dưới sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời, và chỉ theo cách đó chúng ta mới có thể duy trì mối quan hệ bình thường của mình với Đức Chúa Trời.

4. Đến trước Đức Chúa Trời và phản tỉnh về bản thân mình mỗi ngày, và duy trì mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời

Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã phán: “Các ngươi khá xem xét đường lối mình(Ha-gai 1:7). Từ lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể thấy rằng phản tỉnh về bản thân mình là rất cần thiết cho lối vào sự sống của chúng ta! Thông qua sự phản tỉnh, chúng ta có thể thấy rằng mình có quá nhiều thiếu sót và rằng chúng ta quá xa với tiêu chí mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Do vậy, động lực theo đuổi lẽ thật khởi lên trong chúng ta, chúng ta quyết tâm phản bội xác thịt và chúng ta làm hết mình để thực hành phù hợp với lời Đức Chúa Trời. Theo cách này, chúng ta chú ý hành động phù hợp với những yêu cầu của Đức Chúa Trời trong những trải nghiệm thực tiễn của mình, chúng ta thực hành lời Đức Chúa Trời, và mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời trở nên ngày càng bình thường. Ví dụ, những người trong chúng ta phụng sự như các giáo sĩ Do Thái thấy rằng trong Kinh Thánh nói: “Hãy chăn bầy của Ðức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm, chẳng phải quản trị phần trách nhậm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy” (1 Phi-e-rơ 5:2-3). Do đó, chúng ta nên thực hiện tự phản tỉnh và tự hỏi mình: Chúng ta có đang quan tâm đến việc chứng thực cho lời Đức Chúa Trời và cho ý muốn của Ngài, và dẫn dắt những người khác đến trước Đức Chúa Trời, hay chúng ta đang nói những lời nghe có vẻ trịch thượng, vô nghĩa khi giảng đạo nhằm thể hiện, thuyết giáo những con chữ và học thuyết để khiến người khác tôn thờ chúng ta và cậy nhờ chúng ta? Khi những người khác đưa ra đề nghị hợp lý với chúng ta, chúng ta phản tỉnh về những vấn đề của riêng mình hay chúng ta không chịu chấp nhận đề nghị của họ, đến mức chúng ta thậm chí bao biện và bào chữa cho mình? Thông qua sự tự phản tỉnh, chúng ta có thể thấy rằng mình vẫn phản nghịch trong nhiều phạm vi của việc phụng sự Đức Chúa Trời, và rằng chúng ta vẫn sở hữu nhiều tâm tính bại hoại mà nếu muốn giải quyết chúng thì chúng ta phải kiên trì tìm kiếm lẽ thật. Theo cách này, chúng ta có thể hành xử khiêm nhường, chúng ta có thể tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời nhiều hơn trong công việc của chúng ta, và chúng ta có thể dẫn dắt những người khác phù hợp với các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không thể thường xuyên đến trước Đức Chúa Trời và phản tỉnh về bản thân mình thì chúng ta sẽ không nhận ra những sự bại hoại và thiếu sót của mình, và chúng ta sẽ vẫn tin mình là người theo đuổi lẽ thật. Chúng ta bởi thế sẽ mãn nguyện với việc dậm chân tại chỗ và sẽ không chịu thực hiện bất kỳ bước tiến nào nữa, và chúng ta sẽ trở nên ngày càng kiêu ngạo và tự nên công chính, tin rằng bản thân mình hợp lòng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trên thực tế, những hành động và hành vi của chúng ta sẽ là không thể chấp nhận đối với Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ khinh ghét chúng ta. Do đó có thể thấy rằng việc thường xuyên thực hiện tự phản tỉnh là rất quan trọng và rằng việc thực hành lẽ thật của một người được xây dựng trên nền tảng tự biết mình. Chỉ bằng cách có kiến thức về những sự bại hoại và thiếu sót của chính mình thì sự ăn năn mới có thể khởi lên, và người ta khi đó sẽ trở nên sẵn lòng theo đuổi lẽ thật và thực hành lời Đức Chúa Trời. Việc tự phản tỉnh rất có lợi cho sự tiến bộ trong cuộc sống của chúng ta, và đó là điều cốt yếu không thể thiếu để chúng ta đến gần Đức Chúa Trời hơn.

Có nhiều cách để phản tỉnh về bản thân: Chúng ta có thể phản tỉnh về bản thân mình nhờ bởi lời Đức Chúa Trời; chúng ta có thể phản tỉnh về bản thân mình qua những sai phạm mà chúng ta mắc phải trong đời sống hàng ngày; việc những người khác chỉ ra những sự thiếu sót và bại hoại của chúng ta càng là một cơ hội tuyệt vời hơn để phản tỉnh về bản thân mình; hơn nữa, khi chúng ta thấy được những sai phạm mà những người xung quanh mình mắc phải, chúng ta cũng có thể phản tỉnh về bản thân mình, xem những sai phạm của họ như một lời cảnh báo, rút ra bài học và được lợi từ đó, và cứ thế. Sự tự phản tỉnh không giới hạn vào ban ngày hay ban đêm. Vào mọi lúc và mọi nơi, chúng ta có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong lòng mình, phản tỉnh và biết về sự bại hoại của riêng mình, và chúng ta có thể tìm kiếm ý muốn và những yêu cầu của Đức Chúa Trời trong lời Ngài, và ăn năn kịp thời. Tuy nhiên, trước khi đi ngủ mỗi tối, chúng ta nên phản tỉnh và tóm tắt lại tất cả những gì mình đã làm ngày hôm đó, và rồi chúng ta sẽ có thể nắm bắt rõ hơn về những trạng thái của mình và biết mình chưa làm đúng những việc gì. Khi chúng ta bắt đầu làm điều này, sự theo đuổi của chúng ta sẽ có định hướng hơn và sẽ có lợi hơn cho việc thiết lập một mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời.

Bốn trọng điểm trên là con đường thực hành để chúng ta đến gần Đức Chúa Trời hơn. Miễn sao chúng ta đưa bốn trọng điểm này vào thực hành thì mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời sẽ trở nên mật thiết hơn, chúng ta sẽ có một con đường thực hành với những vấn đề mà chúng ta đối mặt, và Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta sự bình an và niềm vui, sẽ cho phép chúng ta sống trong những phúc lành của Ngài. Vậy thì, tại sao chúng ta không bắt đầu ngay bây giờ?

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger