Tại sao Đức Chúa Jêsus giao chìa khóa thiên quốc cho Phi-e-rơ

14/04/2021

Bởi Yang Qing

Băn khoăn khi đọc Kinh Thánh

Khi thức dậy vào sáng sớm, tôi cầu nguyện, sau đó mở Kinh Thánh Ma-thi-ơ 16:19, đoạn Đức Chúa Jêsus nói với Phi-e-rơ: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ mở ở trên trời”. Đọc đoạn Kinh Thánh này, tôi trở nên bối rối, nghĩ rằng: “Phi-e-rơ đã không làm bất kỳ việc vĩ đại nào, cũng không bức thư nào ông viết là nổi tiếng. Hơn hết, khi Đức Chúa Jêsus bị bắt và chịu sự thử luyện, Phi-e-rơ đã chối bỏ Ngài ba lần. Tại sao Chúa không giao chìa khóa thiên quốc cho các sứ đồ khác, mà chỉ trao cho Phi-e-rơ? Tôi cứ tìm kiếm mãi trong Kinh Thánh nhưng không giải quyết được sự bối rối của mình. Tôi không còn chọn lựa nào khác nên đành phải đi làm.

Tham vấn một đồng sự và tìm câu trả lời

Khi nghỉ trưa, tôi vẫn nghiền ngẫm thắc mắc của mình từ buổi sáng: “Đức Chúa Trời công chính và chắc chắn sẽ không làm điều gì sai, nhưng tại sao Đức Chúa Jêsus lại trao chìa khóa thiên quốc cho Phi-e-rơ? Trong điều này có dạng bí ẩn gì?” Tôi tham vấn một đồng sự là người đã tin Chúa nhiều năm để có thể nắm rõ vấn đề này.

Đồng sự của tôi mỉm cười và nói: “Chúa giao chìa khóa thiên quốc cho Phi-e-rơ bởi vì Chúa chọn ông. Vậy thì tại sao Phi-e-rơ lại được Chúa ưu ái?” Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của tôi, anh tiếp tục hỏi: “Chị có nhớ Phi-e-rơ đã phản ứng thế nào khi Đức Chúa Jêsus hỏi các sứ đồ Ngài là ai không?”

Tôi nói, “Si-môn Phi -e-rơ thưa rằng: Chúa là Ðấng Christ, con Ðức Chúa Trời hằng sống” (Ma-thi-ơ 16:16).

Đồng sự của tôi gật đầu và nói tiếp: “Đúng vậy. Trong mười hai sứ đồ của Đức Chúa Jêsus, chỉ Phi-e-rơ nhận được sự khai sáng của Đức Thánh Linh và nhận ra rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si đã được tiền định là sẽ đến, rằng Ngài là Đấng Christ. Khi Đức Chúa Jêsus nói rằng Ngài là bánh hằng sống và rằng con người chỉ cần ăn mình Ngài và uống máu Ngài là có được sự sống đời đời, khá nhiều người đã hình thành những ý niệm và từ bỏ không theo Chúa nữa. Chỉ Phi-e-rơ nói: ‘Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời; chúng tôi đã tin và nhận biết rằng Chúa là Ðấng thánh của Ðức Chúa Trời’ (Giăng 6:68–69). Từ hai sự kiện này, chúng ta có thể thấy rằng Phi-e-rơ có sự hiểu biết thật về Đức Chúa Jêsus từ công tác và lời Ngài, rằng ông hoàn toàn chắc chắn rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ và là đường đến sự sống đời đời. Do đó cho dù những người Pha-ri-si phán xét, lên án và tấn công Đức Chúa Jêsus như thế nào, ông cũng không bao giờ bối rối, và dù những người khác có ruồng bỏ Đức Chúa Jêsus hay không, ông cũng không bao giờ bị bó buộc và tiếp tục duy trì sự tận tâm, theo Chúa cho đến cùng. Do đó Phi-e-rơ đã trở thành người được Đức Chúa Jêsus ưu ái.”

Tôi gật đầu và nói: “Anh nói đúng. Trong mười hai sứ đồ, chỉ Phi-e-rơ nhận ra rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ. Tôi có thể thấy rằng Phi-e-rơ có những khía cạnh đáng được Chúa chấp nhận và chấp thuận.”

Phi-e-rơ yêu Chúa và được sự chấp thuận của Ngài

Đồng sự của tôi tiếp tục nói: “Đức Chúa Jêsus phán với chúng ta rằng: ‘Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết(Ma-thi-ơ 22:37–38). ‘Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người. Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta(Giăng 14:23–24). ‘Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi(Ma-thi-ơ 7:21). Từ lời Chúa, rõ ràng rằng hy vọng của Ngài là tất cả chúng ta đều có thể yêu kính Ngài hết lòng hết trí, thực hành theo lời Ngài, và giữ vững con đường của Chúa. Đây là những yêu cầu của Ngài đối với chúng ta và chúng là tiêu chuẩn để đạt được lời khen ngợi của Ngài và bước vào thiên quốc. Sự theo đuổi của Phi-e-rơ là dựa trên những lời này từ Chúa; ông đặt mục tiêu yêu kính Đức Chúa Trời và cố gắng trở thành người yêu kính Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Jêsus bị bắt trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Phi-e-rơ vội chạy đến bảo vệ Ngài, cắt tai tên đầy tớ của thầy cả thượng phẩm. Mặc dù Phi-e-rơ làm như vậy là khá thiếu suy nghĩ nhưng điều này cho thấy rằng ông đứng lên trong một khoảnh khắc nguy hiểm, cho thấy ông thật sự yêu Chúa trong lòng mình và thật sự muốn bảo vệ Ngài. Mặc dù Phi-e-rơ từng chối Chúa ba lần, ngoài việc ăn năn và khinh ghét chính mình, ông cũng dùng cơ hội đó để phản tỉnh về lý do thất bại của mình. Ông đã thấy rằng mặc dù ông có khao khát dâng đời mình cho Chúa, ông đã không có sự thực tế cho tình yêu đích thực dành cho Ngài hay dâng đời mình cho Ngài. Ông vẫn chịu những ràng buộc của sự chết và đã không dám mạo hiểm tính mạng của mình. Do đó, ông đã thiết lập mục tiêu tìm kiếm tương lai cho mình, rằng cả phần đời còn lại của mình, ông sẽ chỉ tìm kiếm để yêu kính và đáp ứng Chúa. Nhân tính và sự theo đuổi của Phi-e-rơ được Chúa khen ngợi, do đó Đức Chúa Jêsus ưu ái Phi-e-rơ và trao cho ông chìa khóa thiên quốc. Phi-e-rơ đã luôn trung thành với sự ủy nhiệm của Chúa suốt phần đời còn lại của mình – sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh và trở về trời, Phi-e-rơ đã đi khắp nơi loan truyền Phúc Âm và chăn dắt những đàn chiên. Ông đã làm chứng cho lời Chúa và ý muốn của Ngài, và dạy mọi người cách đưa lời Chúa vào thực hành. Trong công việc của mình, Phi-e-rơ hỗ trợ các anh chị em bằng những lẽ thật mà ông hiểu và sự hiểu biết thật sự của ông về Đức Chúa Trời, tán tụng và làm chứng cho Đức Chúa Trời khắp nơi và đưa các anh chị em đến trước Chúa. Và cho dù ông bị những lãnh đạo trong đức tin Do Thái săn đuổi và bị chính quyền Rô-ma bức hại như thế nào, trải qua bao nhiêu khổ sở và khó khăn, Phi-e-rơ vẫn trung thành kiên định với sự ủy thác của Đức Chúa Trời và không bao giờ quên lời chỉ dẫn của Ngài. Khi tên bạo chúa Rô-ma là Nê-rô muốn giết các Cơ Đốc nhân, Phi-e-rơ đã trốn khỏi thành Rô-ma với sự trợ giúp của những người khác. Đức Chúa Jêsus đã hiện ra với Phi-e-rơ và phán rằng Ngài sẽ bị đóng đinh lần nữa vì ông. Khi Phi-e-rơ đã hiểu ý muốn của Chúa, ông không ngần ngại quay lại, nộp mạng để bị đóng đinh ngược đầu trên cây thập tự, đạt được chứng ngôn cho sự vâng phục đến chết và tình yêu cao nhất dành cho Đức Chúa Trời. Nếu muốn bước vào thiên quốc, chúng ta phải học từ tấm gương Phi-e-rơ và là những người biết và yêu Chúa, những người thực hiện ý muốn của Cha trên trời. Đây là cách duy nhất để đạt được điều Chúa đã hứa.”

Sau khi nghe những gì đồng sự đã nói, tôi bất chợt nhận ra: “Ồ, vậy Phi-e-rơ thật sự là người đã yêu kính và vâng phục Chúa! Thảo nào Đức Chúa Jêsus giao cho ông chìa khóa thiên quốc. So sánh bản thân mình với những trải nghiệm của Phi-e-rơ, trong đức tin của tôi và những gì tôi đã dâng cho Chúa, tôi đã cứ nghĩ về cách để mình có thể vào thiên quốc và được ban thưởng. Tôi đã không nghĩ về cách đưa lời Chúa vào thực hành hay đáp ứng những yêu cầu của Ngài. Trong công việc, tôi chưa nghĩ về cách truyền đạt ý muốn của Chúa với các anh chị em, và trong quá trình rao giảng Phúc Âm, khi tôi đối mặt với những khó khăn và không thể hỗ trợ các anh chị em mình, tôi trở nên tiêu cực và yếu đuối, mất niềm tin vào Chúa. Chỉ bây giờ, khi so sánh bản thân với Phi-e-rơ, tôi mới thấy được rằng mình không thật sự là người yêu kính Chúa! Chứng ngôn của Phi-e-rơ thật sự là điều mà chúng ta nên noi theo, vậy thì nhìn chung, Phi-e-rơ đã tìm kiếm để biết và yêu kính Chúa như thế nào?”

Phi-e-rơ đã tìm kiếm để biết và yêu kính Chúa như thế nào

Nghe tôi nói như vậy, đồng sự của tôi vui vẻ bước ra khỏi bàn và nói với tôi: “Tôi đã đọc hai đoạn trên một trang web Phúc Âm về cách Phi-e-rơ đã tìm kiếm để biết và yêu kính Chúa. Điều này được giải thích khá rõ. Chúng ta hãy cùng đọc: “Phi-e-rơ đi theo Jêsus trong nhiều năm, nhìn thấy nhiều điều về Jêsus mà ông chưa từng thấy. … Trong cuộc sống, mọi hành động của Jêsus được đều Phi-e-rơ xem là tấm gương, đặc biệt là những bài giảng của Jêsus đều khắc sâu vào trong tim của ông. Ông rất chu đáo, trung thành với Jêsus, chưa bao giờ phàn nàn về Jêsus. Vì vậy, ông trở thành người đồng hành trung thành của Jêsus ở khắp mọi nơi. Sự dạy dỗ của Jêsus, lời nói dịu dàng của Jêsus, cách ăn, mặc, ở, đi lại của Jêsus, ông đều nhìn thấy rõ. Ông luôn luôn noi gương Jêsus, không bao giờ tự cho mình là đúng, mà gạt bỏ tất cả những điều cũ kỹ trong quá khứ để làm theo từng lời nói và hành động của Jêsus. Lúc đó, ông cảm thấy đất trời vạn vật đều nằm trong tay của Đấng Toàn Năng, vì vậy ông không tự lựa chọn cho riêng mình, mà rút ra những điều mà Jêsus đã làm để làm gương(“Về cuộc đời của Phi-e-rơ”).

Sau một thời gian trải nghiệm, Phi-e-rơ đã thấy nơi Jêsus nhiều việc làm của Đức Chúa Trời, ông đã thấy sự đáng mến của Đức Chúa Trời, và ông đã thấy nhiều điều thuộc hữu thể của Đức Chúa Trời nơi Jêsus. Ông cũng đã thấy rằng những lời Jêsus đã phán không thể được nói ra bởi con người, và những công việc mà Jêsus đã làm không thể được thực hiện bởi con người. Hơn nữa, trong những lời phán và hành động của Jêsus, Phi-e-rơ đã thấy nhiều sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và nhiều công việc mang bản chất thần linh. Trong những trải nghiệm của mình, ông đã không chỉ đơn thuần bắt đầu biết được chính mình, mà còn chú ý kỹ càng đến mọi hành động của Jêsus, từ đó, ông đã phát hiện ra nhiều điều mới, cụ thể là, có nhiều biểu hiện của Đức Chúa Trời thực tế trong công tác mà Đức Chúa Trời đã làm qua Jêsus, và Jêsus khác với một người bình thường ở những lời Ngài phán và những hành động Ngài làm, cũng như cách Ngài chăn dắt các hội thánh và những công tác Ngài thực hiện. Vì thế, Phi-e-rơ đã học được từ Jêsus nhiều bài học mà ông cần phải học, và vào lúc Jêsus sắp bị đóng đinh trên thập tự giá, ông đã đạt được một lượng kiến thức nhất định về Jêsus – kiến thức đã trở thành nền tảng cho lòng trung thành trọn đời của ông với Jêsus và cho sự đóng đinh ngược mà ông đã chịu đựng vì Chúa(“Chỉ những ai biết Đức Chúa Trời mới có thể làm chứng cho Đức Chúa Trời”).

Nghe vậy, tôi nói với đồng sự của mình: “À, vậy trong quá trình theo Đức Chúa Jêsus, Phi-e-rơ đã liên tục quan sát những việc làm và hành vi của Chúa, và từ những lời và hành động của Ngài mà biết Ngài.”

Đồng sự của tôi nói: “Đúng vậy. Chúng ta có thể thấy từ hai đoạn này rằng Phi-e-rơ khao khát biết Chúa và khi ông tương tác với Đức Chúa Jêsus, ông đã cân nhắc từng chi tiết nhỏ mà Jêsus nói và làm. Nơi Ngài, Phi-e-rơ đã thấy rất nhiều thần tính. Ví dụ, những lời Đức Chúa Jêsus phán là lẽ thật; chúng đầy sức mạnh và thẩm quyền và có thể cung cấp sự nuôi dưỡng cho những nhu cầu thuộc linh của con người. Những mầu nhiệm và những việc phi thường mà Đức Chúa Jêsus đã làm tỏ lộ thẩm quyền và sự toàn năng của Đức Chúa Trời, và là những điều không người nào có thể làm. Đức Chúa Jêsus đã cứu những kẻ phạm tội một cách đầy thương xót, tha mọi tội lỗi và ban những phúc lành dư đầy cho nhân loại – Ngài đầy thương xót và tình yêu đối với nhân loại. Phi-e-rơ cũng thấy từ Đức Chúa Jêsus sự quở trách và lên án những người Pha-ri-si với bảy tai họa rằng Ngài là thánh khiết và công chính, và sẽ không dung thứ cho sự xúc phạm từ con người. Khi Ngài đang hoạt động, cho dù xác thịt của Ngài chịu đựng như thế nào hay công tác của Ngài gian khổ ra sao, ngay cả khi điều đó có nghĩa là hy sinh mạng sống của mình, Đức Chúa Jêsus cũng quyết thực hiện trọn vẹn sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ đã thấy rằng bản chất của Đấng Christ là vâng phục ý muốn của Đức Chúa Cha. Phi-e-rơ đã thấy rất nhiều thần tính nơi Jêsus và đã đạt được sự hiểu biết đích thực, thực tế về Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Phi-e-rơ giữ lời Đức Chúa Jêsus trong lòng mình, thường xuyên suy ngẫm chúng và cố hiểu ý muốn của Chúa từ chúng để ông có thể đáp ứng những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Jêsus từng hỏi ông ba lần: ‘Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng?(Giăng 21:16). Phi-e-rơ thường suy ngẫm điều này và thông qua những sự phản tình của mình, ông hiểu rằng mình chỉ yêu một Đức Chúa Trời mơ hồ trên trời, chứ không phải là Đấng Christ thật. Ông nhận ra rằng điều đó không phải là thật sự yêu kính Đức Chúa Trời, và chỉ yêu Đấng Christ dưới thế mới là thật sự yêu Đức Chúa Trời. Từ đó trở đi, ông thường cầu nguyện và tìm cách đạt được tình yêu của Chúa. Cuối cùng, ông đạt được tình yêu cao nhất đối với Đức Chúa Trời và vâng phục cho đến chết, trở thành người thật sự yêu kính Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ cũng có thể chấp nhận và vâng phục sự phê bình từ Đức Chúa Jêsus, và tìm kiếm lẽ thật từ đó. Khi ông biết được rằng Jêsus sẽ bị đóng đinh vào cây thập tự và cố chặn Ngài lại, nói rằng không thể như vậy, Jêsus đã nghiêm khắc quở trách ông rằng: ‘Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta!(Ma-thi-ơ 16:23). Phi-e-rơ hiểu được từ lời quở trách mạnh mẽ của Jêsus rằng bất cứ điều gì cản trở ý muốn của Đức Chúa Trời đều là việc làm của Sa-tan và bị Đức Chúa Trời lên án. Chúng ta có thể thấy từ đây rằng điều quan trọng đối với Phi-e-rơ là hiểu Chúa từ công tác, hành động, những bài giảng, và lời quở trách của Ngài, và đây là lý do tại sao ông có sự hiểu biết thật về Chúa và hình thành lòng yêu kính Ngài thật sự.”

Tôi thật sự cảm thấy thông suốt sau khi nghe đồng sự thông công. Tôi cảm nhận trong lòng mình rằng Đức Chúa Trời thật sự dò xét lòng và trí con người. Đức Chúa Jêsus ngợi khen Phi-e-rơ và giao cho ông chìa khóa thiên quốc không phải là không có lý do. Jêsus đã ưa thích nhân tính và tố chất của Phi-e-rơ, lòng yêu lẽ thật và yêu Chúa của ông. Ngài đã biết rằng Phi-e-rơ là xứng đáng nhất với sự ủy thác và tin cậy của Ngài, đây là lý do tại sao Ngài giao phó cho ông trách nhiệm lớn lao nhất là chăn dắt đàn chiên Ngài. Nghĩ lại, tôi đã không hiểu sự chấp thuận của Đức Chúa Trời đối với Phi-e-rơ bởi ba lần Phi-e-rơ phủ nhận Ngài, nhưng giờ đây, tôi hiểu điều mà Chúa xét đến chính là bản chất của con người. Trái lại, tôi chỉ nhìn một trong những hành vi của Phi-e-rơ. Hơn nữa, Phi-e-rơ chỉ mới theo Chúa ba năm vào lúc đó, do vậy đức tin của ông chưa lớn lắm. Ở thời điểm quan trọng giữa sự sống và cái chết, sự yếu đuối của xác thịt là điều hoàn toàn có thể lường trước. Làm sao tôi có thể bắt những lỗi nhỏ như thế của người khác? Nếu đó là tôi, tôi e là mình sẽ bỏ chạy khi Jêsus bị đưa đi, ấy thế mà tôi vẫn xét đoán và phân định Phi-e-rơ. Tôi thật kiêu ngạo, ngu độn, và xuẩn ngốc! Thông qua bài thông công của đồng sự, tôi đã hiểu được rằng Phi-e-rơ mang đến niềm vui cho Đức Chúa Trời và chúng ta nên theo gương ông. Tôi ao ước rằng mình có thể thực hiện lời Chúa trong đời mình, tận tâm trong công việc và phụng sự Chúa, và trong mọi sự, tìm kiếm để biết và yêu kính Chúa, và đáp ứng ý muốn của Ngài. Chỉ theo cách này, tôi mới có thể đạt được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời và có cơ hội bước vào thiên quốc.

Sau khi hiểu toàn bộ điều này, tôi nói với đồng sự của mình: “Nhờ sự hướng dẫn của Chúa và buổi nói chuyện của chúng ta hôm nay, tôi giờ đã hiểu tại sao Đức Chúa Jêsus giao chìa khóa thiên quốc cho Phi-e-rơ. Trong việc này thật sự có một bí nhiệm! Giờ thì tôi đã biết cách tìm kiếm. Tôi tạ ơn Chúa đã hướng dẫn. Amen!”

Anh mỉm cười và nói, “Tạ ơn Chúa! Amen.”

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger