Những uế tạp trong hy sinh của tôi dành cho Đức Chúa Trời

30/01/2022

Bởi Khương Bình, Trung Quốc

Tháng 4 năm ngoái, một hôm tôi bỗng cảm thấy đau dữ dội ở bên lưng phải. Tôi nghĩ chắc là bị co cơ, nên không nghĩ nhiều đến nó, cứ tưởng dán miếng dán giảm đau là khỏi thôi. Nhưng miếng dán không có tác dụng gì cả. Cơn đau lưng ngày càng nặng hơn. Cứ như bị kim châm vậy, tôi thấy đau buốt từ ngực xuống lưng. Khi cơn đau trở nặng, cảm giác như có thứ gì cào xé xương thịt tôi vậy. Tôi đau kinh khủng, đau đến mức không tả nổi. Thậm chí đau quá khiến tôi tài nào chợp mắt nổi mấy đêm liền. Tôi cảm thấy mình không thể nào chịu nổi nữa và muốn đi khám bác sĩ, nhưng tôi vốn đã lên lịch hội họp để chia sẻ phúc âm với một số người. Nếu tôi mà đi khám thì phải hoãn buổi hội họp đó. Tôi định để mấy ngày sau, hội họp xong rồi mới đi, hơn nữa, tất cả đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Tôi chỉ cần duy trì bổn phận, có lẽ vài ngày nữa sẽ đỡ hơn thôi. Thế là tôi ráng nhịn đau để đi chia sẻ phúc âm, và xong buổi hội họp đó mới đi bệnh viện để khám. Bác sĩ khám cho tôi nhìn tôi nói một cách nghiêm trọng: “Sao chị để lâu vậy mới đến khám? Đây không phải chuyện nhỏ đâu. Đây là bệnh Zona do virus gây ra, và nó là bệnh Zona nội. Nó đã phát ra ngoài da rồi. Nếu không chữa trị ngay mà để virus đi vào tủy xương, thì có thể mất mạng đấy”. Lúc đó, tôi quá bàng hoàng, không ngờ nó lại nghiêm trọng như thế, đến mức có thể mất cả mạng. Tôi nghĩ, “Mấy năm qua, mình sốt sắng chia sẻ phúc âm và thực hiện bổn phận, sao mình có thể gặp chuyện thế này chứ? Mình còn gác lại cả gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận, đã chịu đau khổ và trả giá. Mình chưa hề phản bội Đức Chúa Trời, cả khi bị Đảng Cộng Sản bắt và tra tấn dã man, ra tù rồi, mình vẫn tiếp tục thực hiện bổn phận. Tại sao Đức Chúa Trời không bảo vệ mình?” Càng nghĩ tôi càng buồn bực. Sống mũi cay cay và cảm thấy trong lòng thật trống rỗng. Đây vốn là một bệnh mãn tính, nên cách duy nhất để kiềm chế nó là uống thuốc. Việc ở hội thánh lúc đó cũng khá bận rộn, nên tôi phải vừa duy trì thực hiện bổn phận vừa điều trị. Khi tôi đạp xe đi để đi truyền bá phúc âm, cứ mỗi lần xóc nảy trên đường là tôi lại đau đớn đến quằn quại. Có lúc tôi đau đến vã mồ hôi, có những lần cơn đau đến bất thình lình khiến tôi không thể ngồi yên. Xong bổn phận về nhà là tôi lại nằm sõng soài, cảm giác như không có chút sức lực nào và không nói chuyện nổi.

Tôi biết rằng việc này xảy ra với tôi là do Đức Chúa Trời cho phép. Tôi cầu nguyện và tìm kiếm, và kiểm điểm xem có làm gì không phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng tôi vẫn bám vào tia hy vọng mỏng manh rằng chỉ cần tôi thấy được lỗi lầm và duy trì thực hiện bổn phận, Đức Chúa Trời sẽ ra tay chữa lành bệnh cho tôi. Nhưng thoáng chốc đã hai tháng trôi qua, mà bệnh tình của tôi vẫn không khá hơn. Tôi cảm thấy rất lo lắng bồn chồn. Tôi bị bệnh cũng đã lâu lắm rồi – lỡ như bệnh không đỡ thì tôi biết làm sao đây? Thêm nữa, tôi chưa bao giờ ngừng bổn phận của mình. Tôi vẫn chia sẻ phúc âm kể cả khi bị bệnh, vậy tại sao Đức Chúa Trời không chữa lành cho tôi? Càng nghĩ tôi lại càng thấy bất công và buồn bực. Nếu tôi không khỏi bệnh, sẽ có ngày tôi không thể thực hiện bổn phận được nữa. Tôi sẽ không thể làm những việc lành, làm sao tôi được cứu rỗi đây? Tôi tự hỏi liệu những gì tôi hy sinh bao năm qua có thành vô nghĩa không. Tôi cho rằng mình nên giữ gìn sức khỏe, để xem mọi việc rồi ra sao. Sau đó tôi không còn quá để tâm vào bổn phận của mình. Trong những buổi họp nhóm, tôi chỉ hỏi qua loa về những mục tiêu phúc âm tiềm năng, và nếu không ai cần tôi giúp, tôi sẽ về nhà và nghỉ ngơi. Tôi thực sự sợ mình kiệt sức và trở bệnh nặng hơn. Thời gian đó, tôi cứ nghĩ về bệnh của mình, và lâm vào tình trạng chán nản. Tôi không đạt được ánh sáng từ lời của Đức Chúa Trời, khi họp thì thông công rất khô khan. Tôi cảm thấy xa cách với Đức Chúa Trời. Trong cơn đau, tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời! Con thực sự khốn khổ, và cảm thấy rất yếu đuối. Con không còn động lực để thực hiện bổn phận, thậm chí còn đem lòng oán giận Ngài. Xin hãy dẫn dắt con để hiểu được ý muốn của Ngài. Con muốn quy phục, kiểm điểm bản thân, và rút ra bài học”.

Tôi đọc được đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời khi tìm kiếm: “Trước tiên, khi con người bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, ai trong số họ không có mục đích, động cơ, và tham vọng riêng? Mặc dù một phần trong họ tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và đã nhìn thấy sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời vẫn chứa đựng những động cơ đó, và mục tiêu sau cùng của họ trong việc tin vào Đức Chúa Trời là nhận những phúc lành của Ngài và những điều họ muốn. … Mỗi người đều liên tục thực hiện những sự tính toán như thế trong lòng họ, và họ đưa ra những yêu cầu đối với Đức Chúa Trời, những yêu cầu mang động cơ, tham vọng, và tâm lý đổi chác của họ. Nói vậy nghĩa là, trong lòng mình, con người liên tục kiểm tra Đức Chúa Trời, liên tục đặt ra những kế hoạch về Đức Chúa Trời, liên tục tranh luận về trường hợp kết cuộc cá nhân của riêng mình với Đức Chúa Trời, và cố gắng moi ra một câu tuyên bố từ Đức Chúa Trời, xem liệu Đức Chúa Trời có thể ban cho họ điều họ muốn hay không. Cùng với việc theo đuổi Đức Chúa Trời, con người không đối đãi với Đức Chúa Trời như một Đức Chúa Trời. Con người luôn cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, không ngừng đòi hỏi ở Ngài, và thậm chí thúc ép Ngài trong mọi bước, được đằng chân lân đằng đầu. Cùng với việc cố gắng thỏa thuận với Đức Chúa Trời, con người cũng tranh luận với Ngài, và thậm chí có những người mà khi những thử luyện xảy đến với họ hay họ thấy mình trong những tình huống nhất định, thường trở nên yếu đuối, thụ động, bê trễ trong công việc, và đầy than oán về Đức Chúa Trời. Từ khi con người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã xem Đức Chúa Trời là một nguồn cung dồi dào, là một con dao gấp đa năng, và họ coi chính mình là chủ nợ lớn nhất của Đức Chúa Trời, như thể việc cố gắng lấy được những phúc lành và lời hứa từ Đức Chúa Trời là quyền và nghĩa vụ vốn có của họ, trong khi trách nhiệm của Đức Chúa Trời là bảo vệ, chăm sóc cho con người, và chu cấp cho họ. Đó là sự hiểu biết cơ bản về ‘niềm tin nơi Đức Chúa Trời’ của tất cả những ai tin Đức Chúa Trời, và đó là sự hiểu biết sâu sắc nhất của họ về khái niệm niềm tin nơi Đức Chúa Trời(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 3 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Tôi cảm thấy rất tội lỗi khi suy ngẫm những lời của Đức Chúa Trời. Trong đức tin, tôi không xem Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, mà tôi chỉ muốn phước lành từ Ngài. Từ khi trở thành một tín hữu, tôi đã coi Ngài như một con dao xếp, như một kho hàng nghĩ rằng chỉ cần tôi hiến dâng vì Đức Chúa Trời, Ngài chắc chắn sẽ cho tôi được bình an khỏe mạnh, không bao giờ gặp phải bệnh tật hay bi kịch, và tôi sẽ thoát được mọi tai ương hoạn nạn. Cuối cùng tôi sẽ được cứu rỗi, với một đích đến tuyệt đẹp. Tôi đã gác lại gia đình và sự nghiệp để thực hiện bổn phận bao năm qua, đã chịu đau khổ và hy sinh rất nhiều, chưa bao giờ chùn bước, kể cả khi bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc bắt giữ và tra tấn. Nhưng khi tôi bị bệnh, nhất là khi thấy vấn đề về sức khỏe kéo dài, tôi oán trách Đức Chúa Trời và cố tranh cãi với Ngài. Tôi đã tính toán những đau khổ mình phải chịu, nghĩ rằng mọi thứ tôi hy sinh chỉ là phí phạm, và bắt đầu lơ là bổn phận của mình. Tôi thấy bao năm đức tin của mình không phải để đạt được lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời, mà là để lấy đau khổ và vất vả của tôi đổi ân điển và phước lành của Ngài. Tôi muốn áp đặt quan điểm đổi chác của con người lên Đức Chúa Trời. Đó chẳng phải là lừa gạt và lợi dụng Đức Chúa Trời hay sao? Tôi đã quá ích kỉ và hèn hạ! Tôi nghĩ về việc Đức Chúa Trời đang cứu rỗi nhân loại. Ngài đã ban rất nhiều lời để bồi dưỡng chúng ta, Ngài còn bố trí đủ mọi hoàn cảnh để chúng ta trải nghiệm công tác của Ngài để chúng ta có thể loại bỏ sự bại hoại và được cứu rỗi. Nhưng tôi không biết là phải đền đáp tình yêu của Ngài, lại còn lợi dụng Ngài và luôn tính toán. Khi Ngài không làm những gì tôi muốn, tôi bắt đầu làm bổn phận kiểu chiếu lệ, không để tâm vào đó. Tôi không hề chân thành với Đức Chúa Trời. Tôi thực sự không có chút lương tâm hay lý trí nào! Tôi bèn đến cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời, con đã lợi dụng Ngài và lừa gạt Ngài trong đức tin của mình. Con quá ích kỷ và hèn hạ, con không phải là con người! Đức Chúa Trời, con muốn ăn năn với Ngài. Xin hãy dẫn dắt con”.

Tôi đã đọc một đoạn trong “Con đường đến từ việc thường xuyên suy ngẫm lẽ thật”: “Trong nhiều trường hợp, những sự thử luyện của Đức Chúa Trời là trọng trách mà Ngài giao cho con người. Dù trọng trách mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi có lớn lao đến đâu, thì đó là gánh nặng của trọng trách mà ngươi nên đảm nhận, bởi Đức Chúa Trời hiểu ngươi và biết ngươi sẽ có thể gánh vác được. Trọng trách mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi sẽ không vượt quá vóc giạc của ngươi hoặc vượt quá giới hạn chịu đựng của ngươi, vì vậy chắc chắn là ngươi sẽ có thể gánh vác được. Dù Đức Chúa Trời giao cho ngươi loại trọng trách nào, loại thử luyện nào, nhưng hãy nhớ một điều: việc Ngươi có hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời hay không và việc ngươi có được Đức Thánh Linh khai sáng và soi sáng khi ngươi cầu nguyện hay không, sự thử luyện này có phải là Đức Chúa Trời đang sửa dạy ngươi hoặc cảnh báo ngươi hay không, thì không thành vấn đề nếu ngươi không hiểu được. Miễn là ngươi không dừng thực hiện bổn phận mà ngươi phải thực hiện và có thể trung thành giữ lấy bổn phận của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ hài lòng và ngươi sẽ đứng vững trong lời chứng của mình. … Nếu, khi tin vào Đức Chúa Trời và theo đuổi lẽ thật, ngươi có thể nói rằng: ‘Bất kể bệnh tật hay sự việc khó chịu nào mà Đức Chúa Trời cho phép xảy đến với tôi – bất kể Đức Chúa Trời làm gì – tôi cũng phải vâng phục và giữ đúng vị trí của mình như một vật thọ tạo. Trước tiên, tôi phải đưa khía cạnh này của lẽ thật – sự vâng phục – vào thực hành, tôi thực hiện vâng phục và sống bày tỏ ra thực tế vâng phục Đức Chúa Trời. Hơn nữa, tôi không được gạt bỏ những gì Đức Chúa Trời đã ủy thác cho mình và bổn phận mà mình phải thực hiện. Ngay cả khi trút hơi thở cuối cùng, tôi cũng phải giữ lấy bổn phận của mình’. Thì đây chẳng phải là làm chứng sao? Khi ngươi có kiểu quyết tâm này và kiểu trạng thái này, thì ngươi còn có thể phàn nàn về Đức Chúa Trời không? Không, ngươi không còn(“Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt”). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được ý muốn của Ngài. Bất kể tôi có gặp phải thống khổ kiểu gì… đều là do Đức Chúa Trời cho phép, và Ngài đang giao cho tôi một gánh để vác, tôi nên tiếp nhận và vâng phục, đứng vững làm chứng. Tôi nghĩ đến Phi-e-rơ, người đã có thể vâng phục Đức Chúa Trời dù có chuyện gì xảy ra. Ông đã chịu đau khổ vì bệnh tật và sống cuộc sống cơ cực, nhưng luôn hiến dâng cho Đức Chúa Trời và không bao giờ than phiền. Tôi cần phải đặ mình vào vị trí của tạo vật như Phi-e-rơ, quy phục mọi sự Đức Chúa Trời an bài, và thật sự rút ra bài học. Thế là, tôi vừa điều trị vừa tiếp tục thực hiện bổn phận, và không còn cảm thấy bị sức khỏe kiềm chế nữa. Sau vài tháng dần hồi phục, cuối cùng bệnh tình của tôi cũng đã khỏi hẳn. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời.

Vào tháng 9. Một hôm tôi về nhà sau buổi chia sẻ phúc âm, thấy anh ấy rất lạ, có vẻ nặng nề trong lòng. Anh ấy bảo tôi là vừa đi khám định kỳ hôm trước, bác sĩ bảo anh ấy hôm sau quay lại để chụp cộng hưởng từ. Nghe đến đoạn này, lòng tôi cảm thấy rất bất an, vì đi khám bình thường thì làm gì phải chụp cộng hưởng từ. Tôi không biết có phải anh ấy mắc bệnh nặng không. Đêm đó tôi thao thức trăn trở suốt đêm. Không tài nào ngủ được. Tôi cố kiềm chế, nghĩ rằng chắc không phải chuyện gì lớn đâu. Anh ấy cũng là một tín hữu, tôi thì ra ngoài thực hiện bổn phận, nên Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ anh ấy. Hôm sau tôi đi cùng chồng đến bệnh viện. Thật sửng sốt, hóa ra anh ấy bị ung thư tuyến tụy. Nghe tin đó như tiếng sét đánh ngang tai tôi. Tôi rất bàng hoàng khi đó là ung thư, lại là ung thư tuyến tụy. Tôi nghe nói nó rất khó điều trị và phát bệnh rất nhanh. Tỉ lệ tử vong cũng cao nữa, một số người còn không qua nổi vài tháng. Anh ấy trông đầy sức sống, nhưng có khi chỉ còn sống được vài tháng nữa. Tôi cảm thấy như cả bầu trời sụp xuống. Tôi thầm nghĩ, “Mình vừa mới hồi phục mà giờ chồng mình lại mắc bệnh ung thư. Sao Đức Chúa Trời không bảo vệ chúng ta?” Hễ mỗi lần nghĩ tới bệnh ung thư của chồng tôi là tôi lại không kìm được nước mắt. Tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời trong đau đớn, xin Ngài bảo vệ lòng tôi, và dẫn dắt tôi để hiểu ý muốn của Ngài.

Sau đó tôi đọc được một đoạn trong lời của Đức Chúa Trời: “Trong niềm tin của họ vào Đức Chúa Trời, điều con người tìm kiếm là đạt được những phúc lành cho tương lai; đây là mục tiêu trong đức tin của họ. Hết thảy mọi người đều có ý định và hy vọng này, nhưng sự bại hoại trong bản tính của họ phải được giải quyết thông qua những thử luyện. Trong bất kỳ phương diện nào mà các ngươi chưa được làm cho tinh sạch, thì đây là những phương diện mà các ngươi phải được tinh luyện – đây là sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tạo ra một hoàn cảnh cho ngươi, buộc ngươi được tinh luyện ở đó hầu cho ngươi có thể biết sự bại hoại của chính mình. Sau hết, ngươi đạt tới mức mà ngươi thà chết và từ bỏ những ý đồ và khao khát của mình, quy phục quyền tối thượng và sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Vì lẽ ấy, nếu con người không có vài năm tinh luyện, nếu họ không chịu đựng một mức độ đau khổ nhất định, họ sẽ không thể giải thoát bản thân khỏi cảnh nô lệ cho sự bại hoại của xác thịt trong tư tưởng và tâm linh của họ. Trong bất kỳ phương diện nào mà ngươi vẫn chịu cảnh nô lệ cho Sa-tan, và trong bất kỳ phương diện nào mà ngươi vẫn còn những khao khát và đòi hỏi của riêng mình, thì đây là những phương diện mà ngươi phải chịu khổ. Chỉ thông qua sự đau khổ thì mới có thể học được bài học, nghĩa là có thể có được lẽ thật, và hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Trên thực tế, nhiều lẽ thật được hiểu bằng cách trải nghiệm những thử luyện đau đớn. Không ai có thể hiểu thấu ý muốn của Đức Chúa Trời, nhận ra sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời, hay nhận thức rõ tâm tính công chính của Đức Chúa Trời khi ở trong một môi trường thoải mái hoặc khi hoàn cảnh thuận lợi. Điều đó là không thể!(“Làm sao để thỏa lòng Đức Chúa Trời giữa những sự thử luyện” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi kiểm điểm bản thân dưới ánh sáng của đoạn này. Khi bản thân tôi lâm bệnh nặng, nhờ sự phán xét trong lời của Đức Chúa Trời, tôi đã nhận ra quan điểm sai lầm của mình là tôi chỉ mưu cầu phước lành, và tôi đã sẵn sàng quy phục dù có khỏe lại hay không. Tôi nghĩ mình đã từ bỏ động cơ mưu cầu phước lành, nhưng khi chồng tôi bị ung thư, tôi không khỏi oán trách và hiểu nhầm Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy vì chúng tôi tin Đức Chúa Trời nên Ngài phải bảo vệ chúng tôi. Tôi đã thấy động cơ vì phước lành của mình đã ăn sâu như thế nào. Tôi sẽ không bao giờ nhận ra nếu Đức Chúa Trời không vạch trần tôi như thế. Rồi tôi nhận ra tôi cần rút ra bài học từ bệnh tật của chồng tôi, và phải ngừng oán trách Đức Chúa Trời. Nghĩ như thế, tôi bình tâm kiểm điểm lý do tại sao tôi không khỏi oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời khi chồng tôi bị ung thư, tại sao tôi vẫn mưu cầu phước lành và ân điển.

Sau đó, tôi xem được một đoạn phim đọc lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Trong mắt của những kẻ địch lại Đấng Christ, trong tâm trí và cách họ nhìn sự việc, hẳn phải có những điều kiện để theo Đức Chúa Trời, hẳn phải có một số mục đích; nếu không, chẳng ích gì khi tin Đức Chúa Trời cả. Mục đích đầu tiên là người ta phải nhận được những lời hứa và phước lành được phán ra trong lời Đức Chúa Trời, họ phải cầm được chúng trong tay để vui hưởng; những người này hẳn là đặc biệt, những người ngoại đạo thì không được nhận những thứ này, và các tín đồ thì hẳn phải được vui hưởng chúng; nếu không, sẽ có một số thắc mắc về việc liệu Đức Chúa Trời này có phải là Đức Chúa Trời không. Chẳng phải lô-gic của những kẻ địch lại Đấng Christ chứng minh sự thật về những lời rằng ‘Những ai tin Đức Chúa Trời thì hẳn phải được vui hưởng các phước lành và ân điển của Đức Chúa Trời’ sao? (Đúng vậy.) Những lời này có phải là lẽ thật không? Những lời này không phải là lẽ thật, chúng là sự ngụy biện, chúng là lô-gic của Sa-tan, và chúng không liên quan gì đến lẽ thật. Có bao giờ Đức Chúa Trời phán rằng: ‘Nếu con người ta tin Ta, họ chắc chắn sẽ được ban phước lành; đây là lẽ thật’ không? Đức Chúa Trời chưa bao giờ phán hay làm điều này.

Khi nói đến những phước lành và nghịch cảnh, những lời nào là lẽ thật? Những lời khôn ngoan mà người ta nên giữ vững là gì? Gióp nói: ‘Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?’ (Gióp 2:10). Những lời này có phải là lẽ thật không? Đây là những lời của một con người; chúng không được nâng lên tầm cao của lẽ thật, mặc dù chúng có phần tuân theo lẽ thật. Phần nào của chúng tuân theo lẽ thật? Việc người ta được phước lành hay bị nghịch cảnh, tất cả đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, tất cả đều nằm dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời. Đây là lẽ thật. Đây có phải là điều mà những kẻ địch lại Đấng Christ tin không? (Không.) Tại sao họ không tin điều này, tại sao họ không công nhận nó? Trong tư cách những người tin Đức Chúa Trời, những kẻ địch lại Đấng Christ mong muốn được ban phước lành và tránh khỏi nghịch cảnh. Khi họ thấy ai đó được ban phước lành, được lợi, được ban ân điển, được nhận những lợi ích lớn, nhận được nhiều tiện nghi vật chất hơn, được đối xử tốt hơn về vật chất, và khá giả hơn về vật chất, thì họ tin rằng việc này là do Đức Chúa Trời làm; nếu không thì đây không phải là những hành động của Đức Chúa Trời. Hàm ý là: ‘Nếu Ngài là Đức Chúa Trời, thì Ngài chỉ có thể ban phước cho mọi người; Ngài không thể giáng thảm họa hoặc đau khổ trên họ. Chỉ khi đó thì mới có một giá trị và ý nghĩa để người ta tin Ngài. Nếu sau khi theo Ngài người ta vẫn bị nghịch cảnh vây quanh, nếu họ vẫn đau khổ, thì tại sao họ phải tin Ngài?’. Họ không thừa nhận rằng mọi thứ đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, rằng Đức Chúa Trời chỉ huy tất cả. Và tại sao họ không thừa nhận điều này? Bởi vì những kẻ địch lại Đấng Christ sợ nghịch cảnh. Họ chỉ muốn được lợi, được ưu ái, được ban phước lành; họ không muốn chấp nhận quyền tối thượng hay những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, mà chỉ muốn nhận những lợi ích từ Đức Chúa Trời. Đây là quan điểm ích kỷ và đáng khinh bỉ của họ(“Bài bàn thêm 2: Nô-ê và Áp-ra-ham đã lắng nghe lời Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài như thế nào (Phần 1)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là tổng thể về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; họ từ bỏ mọi thứ, dâng mình cho Ngài, và trung tín với Ngài, nhưng họ vẫn làm tất thảy những điều này vì chính bản thân mình. Tóm lại, tất thảy đều được thực hiện với mục đích giành được phước lành cho bản thân họ. Trong xã hội, mọi việc đều được thực hiện vì lợi ích cá nhân; việc tin vào Đức Chúa Trời được thực hiện chỉ để giành được phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: Đây là tất thảy bằng chứng thực nghiệm về bản tính bại hoại của con người(“Sự khác biệt giữa những thay đổi bên ngoài và những thay đổi trong tâm tính” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Ngài đã vạch trần quan điểm của những kẻ địch lại Đấng Christ về họa và phúc. Họ theo đuổi phước lành trong đức tin, và nghĩ rằng họ nên được ban phước lành vì đức tin của họ. Nếu không được như vậy, họ nghĩ có đức tin là vô nghĩa, thậm chí có thể phản bội Đức Chúa Trời và bỏ Ngài bất cứ lúc nào. Tôi nhận ra mình cũng có quan điểm y hệt về đức tin. Tôi tưởng rằng vì tôi đã hy sinh rất nhiều, Đức Chúa Trời nên ban cho tôi và gia đình tôi sự bình an và sức khỏe. Nên dù là tôi lâm bệnh hay chồng tôi bị ung thư, tôi đã oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Tôi còn đòi hỏi vô lý với Ngài, muốn Ngài chữa lành bệnh virus cho tôi và bệnh ung thư của chồng tôi. Lúc Đức Chúa Trời làm điều tôi không muốn, thì tôi không muốn tận tụy với bổn phận nữa. Tôi đã nhận ra quan điểm của tôi về đức tin lố bịch như thế nào. Sự thật là Đức Chúa Trời chưa bao giờ nói rằng các tín hữu sẽ không gặp chuyện xấu. Ngài cai quản vạn vật – sinh lão bệnh tử của con người đều nằm trong tay Ngài, và các tín hữu cũng không ngoại lệ. Chúng ta nhận từ Đức Chúa Trời cả phước lành cũng như tai họa. Thực hiện bổn phận là việc cơ bản nhất mà một tạo vật nên làm và không liên quan gì đến việc được ban phước lành hay không. Nhưng tôi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đến nỗi những câu “Người không vì mình trời tru đất diệt” và “Đừng bao giờ làm gì không công” là những chất độc Sa-tan mà tôi sống theo. Tôi chỉ toàn nghĩ đến tư lợi, coi Đức Chúa Trời là thứ để tôi lợi dụng. Tôi muốn moi phước lành từ Đức Chúa Trời để đổi lấy sự đau khổ và vất vả của mình. Khi Đức Chúa Trời làm gì tổn hại đến tư lợi của tôi, thì tôi đầy oán trách và hiểu nhầm Ngài, và thậm chí tranh cãi và chống đối Ngài. Tôi là loại tín hữu gì đây? Tôi là một kẻ không tin, một kẻ ích kỉ, đê tiện, hèn hạ! Tôi thật sự thấy sợ hãi khi nhận ra chuyện này. Tôi thấy trong đức tin, tôi chẳng tập trung mưu cầu lẽ thật, mà chỉ mưu cầu ân điển và phước lành. Tôi đã đi vào con đường chống đối Đức Chúa Trời. Không đời nào tôi đạt được lẽ thật bằng cách đó, và tâm tính bại hoại của tôi sẽ không thay đổi. Cuối cùng tôi sẽ bị loại bỏ! Rồi tôi hiểu ra rằng Đức Chúa Trời đã dùng hoàn cảnh đó của tôi để phán xét và vạch trần tôi. Nếu Đức Chúa Trời không vạch trần tôi như thế, tôi sẽ không bao giờ thấy được sự bại hoại và đức tin uế tạp của mình. Tôi không thể nào được làm tinh sạch và thay đổi. Tôi thành tâm cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi của Ngài.

Sau đó tôi đọc được một đoạn nữa, trong đoạn thứ 5 của “Những người được làm cho hoàn thiện phải trải qua sự tinh luyện”. “Ngươi có thể nghĩ rằng tin vào Đức Chúa Trời là chịu khổ, hoặc làm đủ thứ việc cho Ngài; ngươi có thể nghĩ rằng mục đích của việc tin vào Đức Chúa Trời là để cho xác thịt ngươi có thể được bình an, hoặc để cho mọi thứ trong cuộc đời ngươi diễn ra suôn sẻ, hoặc để cho ngươi có thể được thoải mái và thanh thản trong mọi việc. Tuy nhiên, không điều nào trong số này là mục đích mà mọi người nên gán cho niềm tin của họ nơi Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tin vì những mục đích này, thì quan điểm của ngươi là không đúng, và đơn giản là ngươi không thể được hoàn thiện. Những hành động của Đức Chúa Trời, tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan của Ngài, lời Ngài, cùng sự kỳ diệu và không thể dò lường của Ngài là tất cả những điều mọi người nên hiểu. Sau khi đã có được sự hiểu biết này rồi, ngươi nên dùng nó để rũ bỏ khỏi lòng mình tất cả những yêu cầu, hy vọng, và quan niệm cá nhân. Chỉ bằng cách loại bỏ những điều này thì ngươi mới có thể đáp ứng được những điều kiện Đức Chúa Trời đòi hỏi, và chỉ bằng cách làm điều này, ngươi mới có thể có được sự sống và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Mục đích tin vào Đức Chúa Trời là để làm thỏa lòng Ngài và để sống bày tỏ ra tâm tính mà Ngài đòi hỏi, hầu cho những hành động và sự vinh hiển của Ngài có thể được thể hiện qua nhóm người không xứng đáng này. Đây là quan điểm đúng đắn đối với việc tin vào Đức Chúa Trời, và đây cũng là mục tiêu ngươi nên tìm kiếm(“Lời xuất hiện trong xác thịt”). Những lời của Đức Chúa Trời chỉ cho tôi biết nên mưu cầu điều gì. Khi tin Đức Chúa Trời, tôi không nên theo đuổi phước lành hay bất cứ lợi ích nào, mà nên tìm kiếm để hiểu và làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, để giống như Gióp, không yêu cầu hay đòi hỏi Đức Chúa Trời gì cả. Gióp tin rằng mọi thứ mình có là được Đức Chúa Trời ban cho, nên dù Đức Chúa Trời ban cho hay lấy đi, dù ông có phước lành hay gặp bất hạnh, ông vẫn vâng phục Đức Chúa Trời vô điều kiện và tôn vinh sự công chính của Ngài. Nên khi Sa-tan thử thách Gióp, toàn bộ tài sản của ông bị tước đoạt, con cái ông vong mạng, người ông nổi đầy ung nhọt và phải ngồi trong đống tro lấy mảnh ngói mà chà lên người. Ông chưa hề oán trách Đức Chúa Trời, mà vẫn tôn vinh danh Ngài. Dù Đức Chúa Trời có làm gì, Gióp vẫn giữ vị trí của một tạo vật, quy phục và thờ phượng Ngài. Đức tin của Gióp xứng đáng được Đức Chúa Trời khen ngợi. Nhận thức này mở cho tôi một con đường thực hành. Dù chồng tôi có khỏi bệnh hay không, tôi phải quy phục Đức Chúa Trời mà không oán trách.

Sau đó tôi đọc được đoạn này trong lời Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch đầy đủ về nguồn gốc, sự ra đời, quãng đời, và kết cuộc của tất cả các sinh vật của Đức Chúa Trời, cũng như sứ mạng cuộc đời của chúng và vai trò của chúng trong toàn thể nhân loại. Không ai có thể thay đổi những điều này; đây là thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa. Sự ra đời của mọi sinh vật, chúng sống bao lâu, sứ mạng cuộc đời của chúng – tất cả những quy luật này, mỗi một quy luật riêng lẻ trong số này, đều do Đức Chúa Trời quy định, cũng giống như Đức Chúa Trời đã quy định quỹ đạo của mọi thiên thể; những thiên thể này theo quỹ đạo nào, trong bao nhiêu năm, chúng đi theo quỹ đạo như thế nào, chúng tuân theo những quy luật nào – tất cả những điều này đã được Đức Chúa Trời định đoạt từ lâu, không thay đổi trong hàng nghìn, hàng vạn năm. Điều này là do Đức Chúa Trời định đoạt, và đây là thẩm quyền của Ngài(“Chỉ bằng cách tìm kiếm lẽ thật thì con người mới có thể biết đến những việc làm của Đức Chúa Trời” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng số mệnh, tuổi thọ, và kết cục của chúng ta đều nằm trong tay Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Trời định đoạt khi nào chúng ta chết, và không ai thoát được. Nếu chưa đến lúc thì dù có bị ung thư, chúng ta vẫn sẽ không chết. Đây là thẩm quyền của Đức Chúa Trời và không ai có thể thay đổi. Hiểu ra điều đó giúp tôi thoải mái trong lòng hơn một chút. Tôi biết sức khỏe của chồng mình nằm trong tay Đức Chúa Trời, và tôi chỉ có thể vâng phục những gì Ngài an bài và thực hiện bổn phận của mình. Anh ấy được hóa trị ở bệnh viện một thời gian, và thật bất ngờ, không có tế bào ung thư trong máu anh ấy. Tất cả chỉ số đều bình thường. Một nửa khối u cũng đã biến mất. Bác sĩ nói rất hiếm thấy một ca như thế này, bệnh tình được kiểm soát rất tốt. Con trai chúng tôi nói rằng bố của bạn cùng lớp cũng bị ung thư giống vậy. Ông ấy được hóa trị một lần và không chịu nổi, mất sau vài tháng. Tôi rất biết ơn Đức Chúa Trời khi nghe vậy. Điều làm tôi vui nhất là chồng tôi chỉ là một tín hữu trên danh nghĩa, luôn chạy theo tiền bạc, nhưng sau khi bị ung thư, anh ấy đã hiểu đôi chút về sự toàn năng và quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, sau đó còn chia sẻ chứng ngôn của mình về việc Đức Chúa Trời làm với bạn bè và họ hàng. Tôi đã thấy công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời thực tế như thế nào. Trải qua thử luyện bệnh tật này, thật sự rất đau khổ cho tôi, nhưng tôi đã học được một bài học và về bản thân mình, và chỉnh đốn lại sự mưu cầu trong đức tin. Đây chính là tình yêu và phước lành của Đức Chúa Trời! Tôi nhớ đến một bài thánh ca lời Đức Chúa Trời, “Ngươi nên tìm kiếm để có tình yêu thật với Đức Chúa Trời”. “Hôm nay, để tin vào Đức Chúa Trời thực tế, ngươi phải đặt chân lên con đường đúng. Nếu tin vào Đức Chúa Trời, ngươi đừng chỉ tìm kiếm ơn phước, mà hãy yêu kính Đức Chúa Trời và biết đến Đức Chúa Trời. Bằng sự khai sáng của Ngài và bằng sự theo đuổi của cá nhân mình, ngươi có thể ăn uống lời Ngài, hình thành hiểu biết thật sự về Đức Chúa Trời, và dành cho Đức Chúa Trời một tình yêu chân thật đến từ sâu thẳm trong lòng ngươi. Nói cách khác, khi tình yêu ngươi dành cho Đức Chúa Trời là chân thật nhất và không ai có thể hủy hoại hay ngáng đường tình yêu thương của ngươi dành cho Đức Chúa Trời, thì lúc này ngươi mới đi đúng con đường của đức tin nơi Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ rằng ngươi thuộc về Đức Chúa Trời, bởi trái tim ngươi giờ đã là vật sở hữu của Đức Chúa Trời và vì thế ngươi không thể bị thứ gì khác chiếm hữu nữa(“Theo Chiên Con và hát những bài ca mới”).

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Hậu quả của tham hưởng an nhàn

Bởi Lăng Sương, Tây Ban Nha Bổn phận của tôi trong hội thánh là tạo những hiệu ứng đặc biệt. Trong quá trình sản xuất, những lúc tôi gặp...

Giải quyết sự xảo trá của tôi

Bởi Lý Tường, Philippine Bao lâu nay, tôi luôn tưởng bản thâm mình là một người trung thực, dù là trong lời nói, việc làm, cư xử đều rất...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger