Xảo trá và Nghi ngờ chỉ mang lại Khổ đau

16/09/2022

Bởi Trương Hàm, Hy Lạp

Tôi đang được đào tạo để sản xuất video trong hội thánh, rồi một ngày tháng Sáu năm 2020, lãnh đạo bảo tôi hội thánh cần người giải quyết tổng vụ, và chị ấy muốn thuyên chuyển tôi. Khi nghe tin này, tôi nghĩ công việc đó chỉ cần làm việc cần cù, trông có vẻ không đòi hỏi kỹ năng và không tốt như bổn phận hiện tại của tôi. Mặc dù vậy, việc biết được là do họ thiếu người đã an ủi tôi phần nào. Nhưng sau đó, tôi phát hiện khá nhiều người đã được chuyển sang bổn phận đó chỉ vì họ bị cách chức, và một số người cũng khá già. Lúc đó, lòng tôi đã dấy lên sự hiểu nhầm và chống đối. Nếu đó chỉ là công việc không cần kỹ năng thì ai cũng làm được. Tôi cũng nghĩ đến các anh chị em xung quanh, những người luôn được thăng chức, lúc nảo cũng có được các công việc quan trọng hơn. Vậy mà khi công tác của Đức Chúa Trời sắp hoàn thành, tôi lại có được một vị trí chẳng đáng kể gì. Liệu tôi có cơ hội được cứu rỗi không? Nhưng lúc đó, tôi không thể chấp nhận chuyện này. Tôi chỉ biết chìm trong tiêu cực. Lòng tôi đầy nghi hoặc: Thực sự thì tại sao họ lại đổi bổn phận của tôi? Đó là vì cần thiết cho công việc sao? Tôi chưa từng xử lý tổng vụ và không có những kỹ năng đó. Có lẽ lãnh đạo nghĩ tôi thiếu tố chất và không đáng để đào tạo sản xuất video, nên chị ấy đã tìm cớ để thuyên chuyển tôi. Tôi cứ cố đoán già đoán non và rất muốn biết lãnh đạo thực sự đánh giá thế nào về mình. Tôi muốn biết liệu đây là “thăng chức” hay “giáng chức”. Mấy ngày đó, tôi rất chán nản. Đặc biệt là khi nghĩ có lẽ lãnh đạo cho tôi làm công việc này là vì tôi thiếu tố chất. Tôi cảm thấy tiền đồ của mình thật tăm tối và đã rất khổ sở. Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện kêu cầu Ngài: “Đức Chúa Trời ơi, con không thể chấp nhận được tình cảnh này và lòng con đầy hiểu lầm Ngài. Con không biết làm sao để vượt qua chuyện này. Xin hãy dẫn dắt con biết mình và thoát khỏi tình trạng tiêu cực này”.

Sau khi cầu nguyện, tôi đã đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi luôn tiếp cận Đức Chúa Trời theo những quan niệm và sự tưởng tượng của con người, và dùng chúng để đo lường tất cả những gì Đức Chúa Trời làm, đo lường lời phán và công tác của Đức Chúa Trời, thì chẳng phải điều này là hạn định Đức Chúa Trời, chẳng phải là chống đối Đức Chúa Trời sao? Liệu tất cả những gì Đức Chúa Trời làm có phù hợp với những quan niệm và sự tưởng tượng của con người không? Và nếu không thì ngươi có bởi thế mà không chấp nhận hoặc vâng phục nó không? Những lúc như vậy, ngươi nên tìm kiếm lẽ thật như thế nào? Ngươi nên đi theo Đức Chúa Trời như thế nào? Điều này liên quan đến lẽ thật; nên tìm kiếm câu trả lời từ những lời của Đức Chúa Trời. Khi tin Đức Chúa Trời, con người nên giữ vị trí của một loài thọ tạo. Bất kể lúc nào, bất kể Đức Chúa Trời đang ẩn đi khỏi ngươi hay đã xuất hiện với ngươi, bất kể ngươi có thể cảm nhận được tình yêu của Đức Chúa Trời hay không, ngươi cũng phải biết trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của mình là gì – ngươi phải hiểu những lẽ thật về thực hành này. Nếu ngươi vẫn còn bám vào quan niệm của mình, nói rằng: ‘Nếu tôi có thể thấy rõ rằng vấn đề này phù hợp với lẽ thật và phù hợp với tưởng tượng của tôi, thì tôi sẽ vâng phục; nếu nó không rõ ràng với tôi và tôi không thể xác nhận rằng đây là những hành động của Đức Chúa Trời, thì trước tiên tôi sẽ đợi một thời gian, và sẽ vâng phục một khi tôi chắc chắn điều này là do Đức Chúa Trời thực hiện’, thì đây có phải là người vâng lời Đức Chúa Trời không? Không phải. … Bổn phận của một loài thọ tạo là gì? (Đứng vào vị trí của một loài thọ tạo, chấp nhận sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và vâng phục những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời). Đúng vậy. Và bây giờ khi ngươi đã tìm ra gốc rễ, chẳng phải vấn đề này dễ giải quyết sao? Đứng ở vị trí của một loài thọ tạo và vâng phục Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời của ngươi, là điều quan trọng nhất mà mọi loài thọ tạo phải tuân theo(Lời xuất hiện trong xác thịt, Quyển 2 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng là một loài thọ tạo, lý trí cơ bản nhất mà tôi nên có là quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh. Cho dù lúc đầu không hiểu, thì tôi cũng nên cầu nguyện và tìm kiếm với một tấm lòng chấp nhận và quy phục. So sánh lời Ngài với hành vi của tôi, tôi nhận ra mình có quá nhiều điều kiện để quy phục. Thông thường, trong một hoàn cảnh phù hợp với quan niệm và không đụng chạm đến lợi ích của tôi, tôi có thể quy phục và chấp nhận. Nhưng việc thay đổi bổn phận này liên quan đến tương lai và vận mệnh của tôi, nên tôi không thể quy phục được và rất muốn hỏi về chuyện đó, để xem thực sự đã có chuyện gì. Sau những năm theo đạo, tôi vẫn không có chút quy phục nào đối với Đức Chúa Trời. Chỉ mới có chút thay đổi bổn phận thôi mà đã khiến tôi rơi vào tình trạng hỗn loạn như thế, đã chống đối như thế, huống hồ là gặp phải vấn đề lớn. Tôi có chút vóc giạc nào sao? Nhận ra chuyện này, tôi thấy thật xấu hổ và nhục nhã, cảm thấy sẵn sàng quy phục và làm tròn bổn phận.

Khi thực sự bắt đầu dốc hết sức làm bổn phận đó, tôi phát hiện xử lý tổng vụ không đơn giản chỉ là làm việc chăm chỉ trong một thời gian dài như tôi tưởng. Có các nguyên tắc để bước vào từng phần trong quá trình, và tôi thực sự cảm thấy dù là công việc gì trong nhà Đức Chúa Trời thì cũng đều có các bài học để rút ra và lẽ thật để bước vào. Nhưng sau một thời gian, tôi cảm thấy mình không giỏi xử lý mọi việc như các anh chị em khác, và tôi cũng làm chậm hơn họ. Về kỹ năng và tính hiệu quả, tôi thua xa họ. Một buổi tối nọ, một lãnh đạo đã đến nói chuyện với tôi và bảo họ không cần nhiều người làm công việc đó, và có một dự án video họ cần tôi xử lý. Khi nghe thấy vậy, đầu tôi hoàn toàn trống rỗng. Tôi muốn hỏi lãnh đạo lý do cụ thể về việc thay đổi bổn phận của mình, nhưng lại cảm thấy hỏi thẳng thừng như vậy sẽ không hợp lý, nên tôi đã kìm lại những gì mình định nói. Sau chuyện đó, tôi cứ nghĩ lại cuộc nói chuyện của chúng tôi, muốn tìm hiểu lý do đằng sau việc thuyên chuyển tôi từ những gì chị ấy nói. Có phải tôi đã thực hiện bổn phận không hiệu quả và vì vậy mà họ tống khứ tôi không? Nhưng chị ấy lại nói họ cần tôi làm công tác video, nên có lẽ đó là một việc thuyên chuyển bình thường. Nhưng nếu đó chỉ là nhu cầu công việc, thì sau một thời gian, tôi có thể quay lại và không cần phải loại bỏ tôi. Chắc hẳn chị ấy nghĩ tôi thiếu tố chất và không thể làm bổn phận đó. “Việc không cần nhiều người xử lý tổng vụ” hẳn là lý do để cho tôi đi. Có lẽ chị ấy không nói tôi thiếu tố chất vì không muốn làm tôi buồn. Lúc đó, tôi đã rất buồn. Tôi chưa từng tưởng tượng sau bao năm theo đạo, tôi thậm chí còn không thể xử lý tốt công việc tổng vụ. Tôi có gì tốt chứ? Chẳng phải chỉ là rác rưởi sao? Tôi vẫn có hy vọng được cứu rỗi trong đức tin không? Tôi sẽ bị vạch trần và gạt bỏ sao? Nhưng tôi đã có quá nhiều suy nghĩ phức tạp và càng lúc càng thấy tuyệt vọng. Tôi đã không chăm chú lắng nghe khi chị ấy nói với tôi về công tác video, và khi chị ấy đưa tôi đến một cuộc họp tóm tắt công việc của họ, tôi đã không tập trung gì cả. Lúc cuối cuộc họp tôi thậm chí còn ngủ gật. Trong suốt thời gian đó, tôi đã cẩu thả và lười biếng mà không có bất kỳ gánh nặng nào. Khi ai đó hỏi về việc thuyên chuyển của tôi, tôi vờ như mình không nghe gì và không muốn trả lời. Tôi thực sự không muốn đối mặt với sự thật rằng mình đã không làm tròn được bất cứ bổn phận nào. Tôi muốn trốn đâu đó một mình và không muốn thấy ai cả. Trong một thời gian, tôi hoàn toàn lạc trong bóng tối và không nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy con đường đức tin của mình đã đến hồi kết và vô cùng đau khổ.

Có lần, tôi đã đọc được một số lời Đức Chúa Trời về quan điểm của những kẻ địch lại Đấng Christ về sự thay đổi bổn phận của họ, sau đó, tôi đã có được chút hiểu biết về tình trạng của mình. Đức Chúa Trời phán: “Trong những trường hợp bình thường, một người nên chấp nhận và quy phục những thay đổi trong bổn phận của họ. Họ cũng nên phản tỉnh về bản thân mình, nhận ra thực chất của vấn đề, và nhận ra những khuyết điểm của riêng mình. Đây là điều rất có lợi, và rất dễ để mọi người đạt được – nó không quá khó. Những thay đổi đối với bổn phận của một người không phải là một trở ngại không thể vượt qua; chúng đủ đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể suy nghĩ thấu đáo và xử sự với chúng một cách đúng đắn. Khi sự việc như thế này xảy ra với một người bình thường thì chí ít, họ có thể quy phục, cũng như được lợi từ việc phản tỉnh về bản thân mình, có được sự đánh giá chính xác hơn rằng liệu việc thực hiện bổn phận của họ có đủ tiêu chuẩn hay không. Nhưng đối với những kẻ địch lại Đấng Christ thì không phải như vậy. Họ khác với những người bình thường, cho dù điều gì xảy ra với họ. Sự khác biệt này nằm ở đâu? Họ không vâng phục, họ không chủ động hợp tác, cũng không tìm kiếm chút lẽ thật nào. Thay vào đó, họ cảm thấy khiếp sợ nó, và họ chống lại nó, phân tích nó, chiêm nghiệm nó và vắt óc suy đoán: ‘Tại sao mình lại không được phép làm bổn phận này? Tại sao mình lại bị thuyên chuyển sang một bổn phận không quan trọng? Có phải đây là phương thức để phơi bày mình và bỏ mình ra không?’. Họ tiếp tục suy đi nghĩ lại về những gì đã xảy ra trong tâm trí mình, không ngừng phân tích và suy ngẫm về nó. Khi chưa có chuyện gì xảy ra, họ hoàn toàn ổn, nhưng khi có điều gì đó xảy ra, lòng họ bắt đầu dậy sóng như thể đang ở trong vùng bão tố, và đầu họ đầy những câu hỏi. Nhìn từ bên ngoài, họ có vẻ như giỏi hơn những người khác trong việc suy xét các vấn đề, nhưng trên thực tế, những kẻ địch lại Đấng Christ tà ác hơn những người bình thường. Sự tà ác này được biểu hiện như thế nào? Những sự cân nhắc của họ thái quá, phức tạp và bí mật. Những điều không thể xảy ra với một người bình thường, một người có lương tâm và lý trí, lại là chuyện như cơm bữa đối với một kẻ địch lại Đấng Christ. Khi một sự điều chỉnh đơn giản được thực hiện đối với bổn phận của mình, người ta nên đáp lại với một thái độ vâng phục, làm như nhà Đức Chúa Trời bảo họ, và làm những gì họ có thể, và dù họ làm gì, cũng làm điều đó thật tốt trong khả năng của họ, với hết tấm lòng và hết sức lực của họ. Những điều Đức Chúa Trời đã làm là không sai chạy. Lẽ thật đơn giản như vậy có thể được người ta thực hành với một chút lương tâm và sự hợp lẽ phải, nhưng điều này nằm ngoài khả năng của những kẻ địch lại Đấng Christ. Khi nói đến sự điều chỉnh bổn phận, những kẻ địch lại Đấng Christ lập tức sẽ đưa ra những lý lẽ, ngụy biện, chống đối, và sâu trong lòng, họ không chịu chấp nhận. Chính xác thì điều gì đang ở trong lòng họ vậy? Sự hoài nghi và ngờ vực, sau đó họ thăm dò người khác bằng đủ mọi phương pháp. Họ thăm dò bằng lời nói và hành động của mình, và thậm chí ép buộc, lôi kéo mọi người nói sự thật và nói một cách trung thực thông qua các phương tiện vô đạo đức. Họ cố gắng tìm hiểu: Tại sao họ lại bị chuyển đi? Tại sao họ không được phép thực hiện bổn phận của mình? Chính xác là ai đã giật dây? Ai đã cố làm rối tung mọi thứ với họ? Trong thâm tâm, họ cứ hỏi tại sao, họ cứ cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang thực sự xảy ra, để họ có thể tìm ra người để tranh luận hoặc tính sổ. Họ không biết đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh về bản thân, để xét xem vấn đề bên trong họ, họ không tìm kiếm một lý do nơi bản thân họ, họ không cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phản tỉnh về bản thân và nói: ‘Cách mình thực hiện bổn phận có vấn đề gì? Có phải mình bất cẩn, chiếu lệ và không có nguyên tắc không? Có ảnh hưởng gì không?’ Thay vì tự hỏi mình những câu hỏi này, họ liên tục nghi ngờ Đức Chúa Trời trong lòng: ‘Tại sao bổn phận của mình lại bị phân công lại? Tại sao mình lại bị đối xử như vậy? Tại sao họ lại vô lý như vậy? Tại sao họ lại đối xử bất công với mình? Tại sao họ không nghĩ đến lòng tự trọng của mình? Tại sao họ lại tấn công và cô lập mình theo cách này?’ Tất cả những câu ‘tại sao’ này là một sự phơi bày sống động về tâm tính và tính cách bại hoại của những kẻ địch lại Đấng Christ(“Họ muốn rút lui khi không có được vị trí và hết hy vọng đạt được phước lành” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đọc lời Đức Chúa Trời, tôi thấy hành vi của mình tà ác y như những kẻ địch lại Đấng Christ. Khi bị thay đổi bổn phận, tôi có vẻ không có chút phản ứng gì, nhưng thực ra lại rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tôi cứ đoán già đoán non và tìm hiểu lý do, cũng như ý nghĩa thực sự đằng sau từng lời nói của các lãnh đạo trong cả hai lần đó. Tôi thậm chí còn nghi ngờ mình bị thuyên chuyển vì tố chất không đủ để xử lý tổng vụ, và hiểu nhầm rằng Đức Chúa Trời để tôi trải qua nhiều lần thuyên chuyển là để vạch trần việc tôi chẳng được tích sự gì, và lấy đó để gạt bỏ tôi. Tôi có bản tính thật xảo trá và tà ác! Tôi cứ cả nghĩ về việc chuyển đổi bổn phận của mình, tìm hiểu và phân tích nó, cố xác định từ lời của các lãnh đạo để xem họ thực sự nghĩ gì về tôi, và lấy đó để xác định địa vị của mình trong nhà Đức Chúa Trời là cao hay thấp, liệu tôi thực sự có chỗ trong lòng Đức Chúa Trời không, cơ hội được cứu rỗi và ban phước của tôi là bao nhiêu. Tôi đã hoài nghi, đầy nghi ngờ, chống đối và cả kiểm chứng, đây là các tâm tính địch lại Đấng Christ. Tôi nhớ Đức Chúa Trời phán: “Ta vui với những ai không hoài nghi người khác, và Ta thích những ai sẵn lòng chấp nhận lẽ thật; với hai dạng người này, Ta thể hiện sự quan tâm rất lớn, bởi trong mắt Ta, họ là những người trung thực(Làm thế nào để biết Đức Chúa Trời trên trần gian, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Những người trung thực nghĩ rất đơn giản. Họ thẳng thắn, chân thành với Đức Chúa Trời và mọi người, không nghi ngờ hay đề phòng. Họ có thể tiếp nhận lẽ thật, và tìm kiếm, suy ngẫm ý muốn của Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh Ngài sắp đặt. Đức Chúa Trời để cho họ học hỏi ngày càng nhiều, và đạt được lẽ thật. Lúc đó, tôi đã nhận ra sự xảo trá và hoài nghi của tôi đã khiến tôi quá đau buồn và khổ sở, và đẩy tôi ra xa Đức Chúa Trời hơn. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn sống bằng tâm tính xảo quyệt nữa. Những sự thay đổi bổn phận này không phù hợp với quan niệm của con, nhưng con muốn quy phục, chấp nhận, và tìm kiếm để biết ý muốn của Ngài”.

Sau đó, tôi đã tự hỏi tại sao mình lại có phản ứng mạnh như vậy đối với mỗi lần thay đổi bổn phận. Rồi tôi đọc được một số lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu được những suy nghĩ uế tạp trong đức tin của mình. “Đánh giá từ thái độ và quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ về sự thay đổi trong bổn phận của họ, vấn đề của họ nằm ở đâu? Vấn đề ở đây có phải là vấn đề lớn không? (Có). Sai lầm lớn nhất của họ là họ không nên liên kết sự thay đổi trong bổn phận với việc nhận được phước lành; đây là điều mà họ chắc chắn không nên làm. Trên thực tế, không có mối liên hệ nào giữa hai việc này, nhưng bởi vì lòng của kẻ địch lại Đấng Christ đầy khao khát được ban phước, nên bất kể họ thực hiện bổn phận gì, họ cũng kết nối và liên hệ nó với việc liệu họ có được ban phước hay không. Thế nên, họ không có khả năng thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn, và chỉ có thể bị vạch trần và bị bỏ ra; đây là lỗi của chính họ, họ đã tự mình dấn thân vào con đường tuyệt vọng này(“Họ muốn rút lui khi không có được vị trí và hết hy vọng đạt được phước lành” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). “Đó là một sự thay đổi hoàn toàn thích hợp trong bổn phận, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ nói rằng điều này được thực hiện để hành họ, rằng họ không được đối xử như một con người, rằng gia đình Đức Chúa Trời thiếu tình yêu thương, rằng họ đang bị đối xử như một cái máy, khi cần đến thì gọi họ, sau đó gạt họ sang một bên khi không cần. Chẳng phải đó là thứ lô-gic méo mó sao? Người nói những điều như vậy thì có lương tâm hay lý trí không? Họ không có nhân tính! Họ bóp méo một vấn đề hoàn toàn hợp lý; họ vặn một thực hành hoàn toàn thích hợp thành ra một điều gì đó tiêu cực – chẳng phải đây là sự tà ác của một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Liệu một kẻ tà ác như vậy có thể hiểu được lẽ thật không? Tuyệt đối không. Đây là vấn đề của một kẻ địch lại Đấng Christ; họ sẽ vặn vẹo logic về bất cứ điều gì xảy ra với họ. Tại sao họ lại suy nghĩ theo một cách vặn vẹo như vậy? Bởi vì họ cực kỳ tà ác trong bản tính, tà ác về thực chất. Bản tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ chủ yếu là tà ác, kế đến là sự hung ác của họ, và đây là những đặc điểm chính của họ. Bản tính tà ác của những kẻ địch lại Đấng Christ khiến họ không hiểu chính xác bất cứ điều gì, và thay vào đó, họ bóp méo và hiểu sai mọi thứ, họ đi đến cực đoan, họ bới lông tìm vết, và họ không thể xử lý mọi việc một cách đúng đắn hoặc tìm kiếm lẽ thật(“Họ muốn rút lui khi không có được vị trí và hết hy vọng đạt được phước lành” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi có thể thấy mình đã hành xử như một kẻ địch lại Đấng Christ, nghĩ rằng bổn phận và việc liệu tôi có được ban phước hay không có liên quan chặt chẽ với nhau. Tôi nghĩ được thăng chức và thực hiện một bổn phận mà tôi thấy là quan trọng hơn có nghĩa là có cơ hội được cứu rỗi hơn. Nhưng việc bị cách chức hay làm một bổn phận mà tôi thấy là tầm thường khiến tôi nghĩ mình có ít cơ hội được cứu rỗi hơn. Vì quan điểm sai lầm này, nên khi hội thánh thay đổi bổn phận của tôi, tôi đã rất nhạy cảm và cả nghĩ về mọi việc. Tôi không thể hành xử một cách đúng đắn, sợ nếu không cẩn thận, mình sẽ mất hết hy vọng được cứu rỗi và ban phước. Tôi đã đặt phước lành lên trên tất thảy trong đức tin, và khi đối mặt với những lần thuyên chuyển này, suy nghĩ đầu tiên của tôi là liệu đó là thăng chức hay giáng chức. Nếu đó có vẻ là một chức vụ thấp hơn, thì tôi cảm thấy mình đã bị giáng chức, rằng tôi đã bị vạch trần và gạt bỏ. Tôi đã khổ sở và xem như mình đã tiêu đời chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Tôi đã quá ham muốn phước lành! Thay đổi bổn phận của một người là việc hoàn toàn bình thường trong nhà Đức Chúa Trời. Đôi khi việc đó dựa trên vóc giạc, tố chất hay kỹ năng của một người, việc này sẽ mang lại lợi ích cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và lối vào sự sống của họ. Có khi là vì có vấn đề trong thái độ của họ đối với bổn phận và họ đang sống trong sự bại hoại, nên bằng cách thay đổi bổn phận của họ, họ có thể đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh và biết mình mà ăn năn với Ngài, và không còn đi con đường sai trái nữa. Đây là sự cứu rỗi to lớn của Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng, đó là yêu cầu công việc, và cần phải có những sự thay đổi thích hợp vào đúng thời điểm. Lãnh đạo đang làm theo nhu cầu công việc, và thấy việc xử lý tổng vụ thực sự vất vả cho tôi, nên đã cho tôi một bổn phận phù hợp với kỹ năng của mình để tôi có thể có ích. Đó là điều tốt. Nhưng bản tính tôi quá tà ác và xảo quyệt, nên tôi chỉ nghĩ đến việc được ban phước, liên hệ mọi chuyện xảy ra với việc được ban phước, và nhìn mọi sự một cách méo mó. Tôi tưởng bổn phận của mình bị thay đổi là để vạch trần và gạt bỏ tôi. Thật là ngớ ngẩn! Tôi đã có những quan niệm sai lầm và đề phòng Đức Chúa Trời. Làm sao tôi có thể học và bước vào lẽ thật bằng cách đó được chứ? Và làm sao tôi có thể làm tròn bổn phận được? Nghĩ vậy, tôi cảm thấy có chút ân hận, và căm ghét bản thân vì đã mù quáng và không mưu cầu lẽ thật. Tôi không muốn như vậy nữa. Tôi sẵn sàng buông bỏ nỗ lực đạt được phước lành của mình, để tìm kiếm lẽ thật trong bất cứ hoàn cảnh nào mà Đức Chúa Trời sắp đặt, và thực hiện bổn phận của tôi.

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn lời này nữa của Đức Chúa Trời. “Điểm mấu chốt trong việc liệu người ta có thể được cứu rỗi hay không chủ yếu nằm ở chỗ họ có lương tâm và ý thức hay không. Nếu người ta có thể giữ được lằn ranh này thì họ có lương tâm và ý thức. Những người như vậy có hy vọng được cứu rỗi. Nếu họ vượt qua lằn ranh này, họ sẽ bị vứt bỏ. Lằn ranh đỏ của các ngươi là gì? Ngươi nói: ‘Ngay cả khi Đức Chúa Trời đánh đập và mắng mỏ tôi, loại bỏ tôi và không cứu rỗi tôi, tôi vẫn sẽ không phàn nàn gì cả. Tôi sẽ như thân trâu ngựa: tôi sẽ tiếp tục phục vụ cho đến cùng, để đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời’. Tất cả đều nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng ngươi có thực sự có khả năng đạt được điều này không? Nếu ngươi thực sự có tính cách và quyết tâm như vậy, thì Ta nói thẳng với ngươi rằng: ngươi có hy vọng được cứu rỗi. Nếu ngươi không có tính cách này, nếu ngươi không có lương tâm và ý thức này, thì sự phục vụ của ngươi sẽ không kéo dài cho đến cùng. Ngươi có biết Đức Chúa Trời sẽ đối xử thế nào với ngươi không? Ngươi không biết. Ngươi có biết Đức Chúa Trời sẽ thử thách ngươi như thế nào không? Ngươi cũng không biết điều này. Nếu ngươi thiếu nền tảng, một lằn ranh đỏ, một phương cách theo đuổi đúng đắn, và đạo đức, giá trị của ngươi không phù hợp với lẽ thật, thì khi ngươi gặp phải trở ngại, thất bại hay sự thử luyện và tinh luyện, ngươi sẽ không thể đứng vững – khi đó ngươi sẽ gặp nguy hiểm. Lương tâm và ý thức đóng vai trò gì? Nếu ngươi nói: ‘Tôi đã nghe tất cả những bài giảng này, và tôi thực sự có hiểu được một chút lẽ thật. Nhưng tôi chưa đưa nó vào thực hành, tôi chưa làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không chấp thuận tôi – và nếu, cuối cùng, Đức Chúa Trời bỏ rơi tôi và không còn muốn tôi nữa, thì đây sẽ là sự công chính của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi Đức Chúa Trời có trừng phạt và rủa sả tôi, tôi cũng sẽ không rời bỏ Đức Chúa Trời. Dù đi đến đâu, tôi cũng là tạo vật của Đức Chúa Trời, tôi sẽ mãi mãi tin vào Đức Chúa Trời, và ngay cả khi phải làm việc như trâu hay ngựa, tôi vẫn sẽ không ngừng đi theo, và tôi không quan tâm kết cục của mình là gì’ – nếu đây thực sự là quyết tâm của ngươi thì tốt: ngươi sẽ có thể đứng vững. Nếu các ngươi thiếu quyết tâm này, và chưa bao giờ nghĩ về những điều này, thì chắc chắn có một vấn đề với tính cách của các ngươi, với lương tâm và ý thức của các ngươi. Đó là bởi vì, trong lòng các ngươi, các ngươi chưa bao giờ muốn làm bất cứ điều gì cho Đức Chúa Trời. Tất cả những gì ngươi từng làm là đòi hỏi phước lành từ Đức Chúa Trời. Trong tâm trí ngươi luôn tính toán xem ngươi sẽ nhận được những phước lành nào khi nỗ lực hoặc chịu gian khổ trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu tất cả những gì ngươi làm chỉ là toan tính những điều này, thì sẽ rất khó để ngươi đứng vững. Việc ngươi có thể được cứu rỗi hay không chỉ phụ thuộc vào việc ngươi có lương tâm và ý thức hay không. Nếu ngươi không có lương tâm và ý thức, ngươi không phù hợp để được cứu rỗi, vì Đức Chúa Trời không cứu rỗi ma quỷ và cầm thú. Nếu ngươi chọn bước đi con đường mưu cầu lẽ thật, nếu ngươi bước đi trên con đường của Phi-e-rơ, thì Đức Thánh Linh sẽ khai sáng ngươi và hướng dẫn ngươi hiểu lẽ thật, và sẽ tạo ra các tình huống cho ngươi khiến ngươi trải nghiệm nhiều sự thử luyện và tinh luyện để được làm cho hoàn thiện. Nếu ngươi không chọn con đường mưu cầu lẽ thật, mà bước đi con đường của Phao-lô kẻ địch lại Đấng Christ, thì xin lỗi – Đức Chúa Trời vẫn sẽ thử thách và dò xét ngươi. Nhưng không thể phủ nhận rằng ngươi sẽ không chịu nổi sự dò xét của Đức Chúa Trời; khi điều gì đó xảy ra với ngươi, ngươi sẽ phàn nàn về Đức Chúa Trời, và khi ngươi bị thử thách, ngươi sẽ phản bội Đức Chúa Trời. Lúc đó, lương tâm và ý thức của ngươi sẽ không có ích gì, và ngươi sẽ bị vứt bỏ. Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người không có lương tâm hay ý thức; đây là tiêu chuẩn tối thiểu(Phần 3, Lời xuất hiện trong xác thịt – Quyển 2). Đọc lời Đức Chúa Trời thực sự khiến tôi phải suy nghĩ. Sau khi bị đổi bổn phận, tôi cảm thấy mình hầu như không có hy vọng được cứu rỗi nào. Tôi đã chống đối Đức Chúa Trời và phàn nàn. Tôi cẩu thả và tiêu cực trong bổn phận, và lấy đó để trút sự bất mãn của mình. Tôi thực sự thiếu nhân tính và lý trí, thậm chí không có được chút lương tâm cơ bản nhất. Tôi giống hệt những người không thực hiện bổn phận nữa sau khi hy vọng nhận được phước lành của họ tan biến. Nếu không nhờ sự dẫn dắt kịp thời của Đức Chúa Trời, cho phép tôi hiểu được động cơ và ham muốn phước lành của mình, thấy được bộ mặt Sa-tan xấu xí của mình sau khi mất hy vọng cho tương lai, thì tôi không tưởng tượng được mình sẽ sa lầy như thế nào nữa. Chắc chắn tôi sẽ bị tước tư cách thực hiện bổn phận và bị Đức Chúa Trời gạt bỏ. Nghĩ đến khả năng đó tôi thấy rất sợ. Tôi cũng nhận ra Sự theo đuổi chủ quan của con người trong đức tin đáng phê phán như thế nào. Những người thực sự tìm kiếm Đức Chúa Trời là những người có đức tin đích thực và không đòi hỏi phước lành trong đức tin hay bổn phận. Họ hạnh phúc khi được phục vụ, dù là không có được kết quả và đích đến tốt đẹp. Cần phải có loại tính cách đó để chịu đựng sự thử thách của mọi loại hoàn cảnh. Tôi cũng tìm thấy một con đường thực hành từ lời Đức Chúa Trời. Tôi cần quy phục, dù cho có thực hiện bổn phận nào đi nữa và tập trung mưu cầu lẽ thật, làm tinh sạch cũng như thay đổi những suy nghĩ uế tạp trong đức tin của tôi.

Có lần, khi tĩnh nguyện, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi chút hiểu biết thực tế về tiêu chuẩn để được cứu rỗi của Đức Chúa Trời. “Một số người không biết rõ ý nghĩa của việc được cứu rỗi. Một số người tin rằng họ càng tin Đức Chúa Trời lâu năm thì họ càng có nhiều khả năng được cứu rỗi. Một số người nghĩ rằng họ càng hiểu nhiều học thuyết thuộc linh thì họ càng có nhiều khả năng được cứu rỗi, hoặc một số người nghĩ rằng các lãnh đạo và người làm công chắc chắn sẽ được cứu rỗi. Những điều này đều là quan niệm và sự tưởng tượng của con người. Điểm cốt yếu của điều này là người ta phải hiểu được sự cứu rỗi có nghĩa là gì. Được cứu rỗi trước hết có nghĩa là được giải thoát khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, được giải thoát khỏi tội lỗi, thực sự hướng về Đức Chúa Trời và vâng phục Đức Chúa Trời. Ngươi phải sở hữu những gì để thoát khỏi tội lỗi và sự ảnh hưởng của Sa-tan? Lẽ thật. Nếu con người hy vọng đạt được lẽ thật, họ phải được trang bị nhiều lời Đức Chúa Trời, họ phải có thể trải nghiệm và thực hành chúng, để họ có thể hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế của lẽ thật. Chỉ khi đó họ mới có thể được cứu rỗi. Việc một người có thể được cứu rỗi hay không không liên quan đến việc người đó đã tin Đức Chúa Trời bao lâu, họ có bao nhiêu kiến thức, họ chịu khổ bao nhiêu, hoặc liệu họ có sở hữu những ân tứ hay điểm mạnh không. Điều duy nhất có quan hệ trực tiếp đến sự cứu rỗi là liệu một người có thể đạt được lẽ thật hay không. Vậy hôm nay, ngươi đã thực sự hiểu được bao nhiêu lẽ thật? Và bao nhiêu lời Đức Chúa Trời đã trở thành sự sống của ngươi? Trong tất cả các yêu cầu của Đức Chúa Trời, ngươi đã đạt được sự bước vào những yêu cầu nào? Trong những năm tin Đức Chúa Trời, ngươi đã đạt được bao nhiêu sự bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời? Nếu ngươi không biết, hoặc nếu ngươi chưa đạt được sự bước vào bất kỳ thực tế nào của lời Đức Chúa Trời, thì nói thẳng ra, ngươi không có hy vọng được cứu rỗi. Ngươi không thể được cứu rỗi(“Trân quý lời Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin nơi Đức Chúa Trời” trong Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra một người có được cứu rỗi hay không chẳng liên quan gì đến bổn phận của họ cả, mà là liệu họ có đạt được lẽ thật, loại bỏ tội lỗi và tâm tính Sa-tan của mình hay không, và liệu họ có thực sự quy phục Đức Chúa Trời không. Việc đạt được lẽ thật phụ thuộc vào việc mưu cầu của một người và con đường mà họ đi. Đức Chúa Trời rất công chính, không bao giờ thiên vị. Dù tố chất hay bổn phận của một người có thế nào, chỉ cần họ mưu cầu lẽ thật và tập trung vào việc thay đổi tâm tính, thì họ có thể dần học được lẽ thật, loại bỏ sự bại hoại và được cứu rỗi. Tôi đã nghĩ đến hai lãnh đạo mình từng biết trước kia. Họ có vẻ hăm hở mưu cầu, và mối thông công của họ trong các cuộc họp rất rõ ràng, vì vậy, tôi nghĩ họ chắc chắn sẽ được cứu rỗi. Tôi đã bợ đỡ và nể trọng họ. Ngạc nhiên thay, sau đó họ đã bị vạch trần vì đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ có vẻ hăng hái trong bổn phận và mối thông công của họ rất hay, nhưng đó đều là giáo điều, một hình ảnh sai lạc để đánh lừa người khác. Thực tế, họ đã chạy theo danh vọng và địa vị, thiết lập đế chế của riêng mình mà không làm bất kỳ công tác thực tế nào. Kết quả là, công tác của nhà Đức Chúa Trời đã bị gián đoạn nghiêm trọng và họ đã bị gạt bỏ. Tôi cũng nghĩ đến nhiều anh chị em thực hiện những bổn phận bình thường không có gì ấn tượng, nhưng họ lại tập trung mưu cầu lẽ thật. Họ có thể hiện chút bại hoại khi vấn đề nảy sinh, nhưng họ có thể phản tỉnh và biết mình, thực hành lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của họ. Họ đang thay đổi tâm tính sống. Còn tôi, tôi là một tín hữu nhiều năm mà lại không thực sự mưu cầu lẽ thật, nên vẫn không bước vào thực tế của lẽ thật được. Mới chỉ đối mặt với chút thay đổi bổn phận, tôi đã có sự hiểu lầm và bất bình lớn như vậy mà không có chút quy phục nào. Tôi không thể thoát khỏi sự tiêu cực của mình. Nếu không tập trung mưu cầu và thực hành lẽ thật, khi công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, chắc chắn tôi sẽ trắng tay và bị gạt bỏ.

Việc trải qua những lần thay đổi bổn phận này đã cho tôi chút hiểu biết về tâm tính tà ác, xảo quyệt của mình. Tôi cũng nhận ra quan điểm về đức tin và động cơ để đạt được phước lành của mình đã không thay đổi, và nhận ra một người có được cứu rỗi hay không chẳng liên quan gì đến bổn phận của họ cả. Quan trọng là họ có thể mưu cầu lẽ thật hay không, tâm tính sống của họ có thay đổi không và họ có quy phục Đức Chúa Trời không.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Xảo quyệt làm hại tôi thế nào

Bởi Đơn Nhất, Nhật Bản Có lần nọ, khi tổng kết công tác, một lãnh đạo hội thánh bảo công tác phúc âm của chúng em không được tốt lắm trong...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger